Chương 24: Trọng sinh
Tại Ngọc Loan điện ở Trường Phúc cung của Thục phi, Lạc Dung quận chúa - Diêu Khả Hân sau khi cùng Thục phi dùng bữa tối, ngồi trò chuyện với bà một lúc thì liền trở về nghỉ ngơi. Tắm rửa, thay y phục thoải mái, Khả Hân ngồi trước gương để cho tỳ nữ thân cận của mình là Xuân Đào chải đầu và bôi tinh dầu dưỡng tóc sau đó xoa bóp nhẹ nhàng cho nàng.
Khả Hân vừa nhắm hờ mắt tận hưởng vừa khẽ hỏi:" Hỏi được ra chuyện gì chưa?" Xuân Đào vẫn không ngừng động tác đáp:" Dạ rồi ạ, hồi sáng nô tỳ có hỏi chuyện được một số cung nữ " dừng một chút Xuân Đào cẩn thận kể lại:" Vị Đoan Nguyệt quận chúa này là nhị tiểu thư của phủ An Quốc hầu tên gọi là Hạ Kiều Ân, ngoại tổ phụ (ông ngoại) là tể tướng đương triều tỷ tỷ của nàng đại tiểu thư hầu phủ chính là Thái tử phi ngoài ra nàng còn có một người ca ca tuổi còn trẻ đã được phong là Uy Vũ tướng quân. Nàng ấy ở kinh thành cũng được xem la một tài nữ"
Khả Hân nghe vậy thờ ơ nói:" Gia thế lại lớn như vậy sao?" Xuân Đào đỡ Khả Hân lên giường vừa đi vừa nói:"Tuy là nói nhiều vậy nhưng nghe người ta nói Đoan Nguyệt quận chúa được cưng chiều, bao bọc tuy tính tình hiền lành, đoan trang nhưng lại quá độ nhút nhát, e dè" Khả Hân nằm ngả người trên giường, đắp chăn lên rồi nói:" ta biết rồi ngươi lui ra trước, đi nghỉ luôn đi đêm nay để hai thị nữ khác trực đêm là được"xuân đã vâng một tiếng rồi liền vén rèm che xuống, tắt bớt nến mới đi ra ngoài.
Sau khi Xuân Đào ra ngoài, Khả Hân nằm trên giường trầm ngâm suy nghĩ sở dĩ nàng đột nhiên hỏi về Kiều Ân là vì ngày hôm nay Thục phi có đề cập đến hôn sự của Tiêu Kỳ với Hoàng thượng và tỏ ý người bà muốn chọn làm con dâu là Đoan Nguyệt quận chúa, hoàng thượng nghe vậy cũng gật đầu có chút tán thành nhưng phải để hỏi trước hai người họ nên Hoàng thượng khuyên bảo bà cứ từ từ chờ, Thục phi cũng vui vẻ đồng ý.
Chính vì chuyện này khiến cho tâm trạng của Khả Hân trở nên lo lắng không yên. Thật ra Diêu Khả Hân là người đã trải qua một kiếp người hay nói cách khác nàng ấy chính là đã trọng sinh. Ở kiếp trước, Diêu Khả Hân 4 tuổi được Thục phi đón vào cung nuôi dưỡng, chăm sóc, bà luôn ân cần coi Khả Hân như con ruột lúc đó Tiêu Kỳ vẫn còn là Tam hoàng tử hơn Khả Hân 2 tuổi hắn luôn quan tâm, nuông chiều đến nàng.
Hai người họ giống như những cặp đôi thanh mai trúc mã bình thường, cùng nhau vui đùa, cùng nhau trưởng thành. Đến năm Khả Hân 14 tuổi, phụ thân nàng muốn đón nàng trở về, Thục phi nhìn nàng ấy lớn lên từng ngày nên có chút luyến tiếc nhưng vẫn đồng ý cho Khả Hân trở về, bà sai người chuẩn bị ít y phục, trang sức mới cho nàng nói là để chuẩn bị cho lễ cập kê, hoàng thượng cũng vui vẻ sắc phong cho nàng ấy là Diêu Huyện chủ.
Ngày nàng ấy rời cung, một thanh niên tiêu soái cưỡi một con hắc mã đến gần cửa xe Khả Hân đưa cho nàng ấy một miếng ngọc bội nói:" cầm lấy miếng ngọc bội, sau này muội có khó khăn gì đến tìm ta" Khả Hân vén mành xe ngựa lên không nói gì chỉ mỉm cười nhẹ nhàng nhận lấy miếng ngọc bội.
Thời gian trôi qua, thấm thoát đã 3 năm, Tiêu Kỳ đã trở thành một vị Cảnh Vương uy nghi lẫy lừng cũng đã ra ngoài lớp phủ, đất phong của kiêu kỳ cũng là nơi đất đai phì nhiêu khung cảnh hữu tình, dân cư đông đúc, náo nhiệt. Vài tháng sau khi khi phong vương lập phủ Hoàng thượng còn ban hôn cho Tiêu Kỳ và nhị tiểu thư hầu phủ Hạ Kiều Ân.
Về phần Khả Hân, nàng ấy sau lễ cập kê không bao lâu đã được gả cho một thứ sinh là học trò của phụ thân nàng ấy tên là Lâm Huyên, ban đầu hắn ta cũng yêu thương, nuông chiều Khả Hân. Nhưng được hơn 2 năm, Diêu gia gặp biến cố, tình hình trong nhà trở nên khó khăn, Diêu đại nhân lâm bệnh nặng không lâu sau thì cưỡi hạc về trời,Diêu phu nhân vì quá đau lòng mà thần trí không còn minh mẫn, Khả Hân đau lòng khóc suốt mấy ngày.
Lúc nàng suy nghĩ bình tĩnh lại cảm thấy mình vẫn còn một người phu quân yêu thương, bên cạnh bầu bạn khiến nàng không còn cảm giác cô đơn và lạc lõng. Nhưng ông trời lại trêu ngươi, trong một lần tình cờ nàng đi ra ngoài phát hiện phu quân của nàng đi vào một ngõ nhỏ trông có vẻ lén lút vì tò mò và nàng quyết định đi theo hắn vào trong cái ngõ nhỏ đó.
CHÚ THÍCH: Đất phong: là những vùng đất được vua ban phong cho các vương tôn quý tộc . Quyền cai quản đất phong có thể được thừa kế hoặc mở rộng thông qua ban thưởng, hôn nhân. Các lợi ích từ đất phong có thể là quyền cai trị trực tiếp lãnh địa, thu thuế, các lợi tức từ các quyền khai thác như săn bắn hoặc đánh cá, độc quyền trong thương mại và các trang trại cho thuê.