Chương 176: Vượng phu mệnh - Nam Đảo Anh Đào

Vệ phụ gắp một miếng thịt, nghe Ngô thị nói như vậy thì bỏ thịt vào bát, gật đầu nói đã biết.

Trước đó, Nghiên Mực còn đang cầm thìa ăn, không hé răng cũng không lên tiếng, bỗng nhiên có động tĩnh, hắn liếc ánh mắt nhỏ về phía Vệ Thành, hỏi “ Cha đi ra ngoài thì ai dạy con đọc sách? ”

"Cứ ôn tập với nương, chờ phụ thân trở về lại dạy tiếp."

Nghe thấy vậy, mặt bánh bao nhăn lại: "Còn nói đọc sách quý ở cần..."

Vệ Thành đau đầu, bảo hắn có ý m gì thì nói tiếp đi, nói cho xong.

" Cha làm trì hoãn việc đọc sách của con, có bồi thường gì khônb?

Vệ Thành hỏi hắn muốn bồi thường gì, hắn nói muốn ngủ với nương: "Cha đi ra ngoài con muốn ngủ với nương. ”

"Con đã ba tuổi rưỡi rồi, nên tự ngủ một mình."

"Con còn nhỏ."

"Có thể nói ra lời này chứng tỏ không nhỏ..." Có đưa trẻ ba tuổi rưỡi nhà nào có thể hố cả cha ruột không? Hắn vì đạt được mục đích mà xoay một vòng lớn, Vệ Thành chưa từng thấy qua đứa trẻ nào tinh quái như vậy.

Nghiên Mực cực kỳ ủy khuất, cầm thìa chọc chọc trong chén, vừa chọc vừa nhỏ giọng lầu bầu, nói cha hắn chiếm hầm cầu không thả phân.

Người khác có thể không nghe rõ, nhưng Khương Mật và Ngô bà tử ngồi bên cạnh hắn lại nghe rõ.

Khương Mật nắm lấy khuôn mặt mập mạp của hắn, hắn đáng thương hỏi: "Nương làm gì vậy? ”

" Con học ở đâu những lời này? Sao nương lại biến thành hầm cầu? ”

Nghiên Mực ngẩn người, nghĩ lại hình như mình nói sai, chuẩn bị cứu trận, nhưng nương lại buông tay, xoay người ủy khuất. Nàng che mặt, mấy người lớn liếc mắt một cái đã nhìn ra nàng đây là đang giả khóc, Nghiên Mực lại gấp gáp đến phát hoả, không ngừng gọi nương, vừa gọi vừa nhận sai.

Khương Mật vẫn không để ý tới hắn, cái miệng nhỏ của hắn chẹp một cái, nghẹn ngào khóc thút thít.

"Được rồi, đừng chọc nhi tử khóc nữa..." Ngô thị liếc mắt nhìn Khương Mật một cái, sau đó lấy khăn tay ra lau nước mắt cho Nghiên Mức, bảo hắn đừng khóc, nói nương chỉ giả khóc lừa gạt người khác thôi, "Cháu trai ngoan à, con để tâm chút đi, đừng học mấy loại lời như này nữa. ”

Nghiên Mực mở to hai mắt mờ mịt nhìn bà nội, ra vẻ không hiểu.

Ngô thị lau sạch nước mắt cho hắn, nói người đàng hoàng thì không nói lời như này, bảo hắn đừng học bậy của người khác.

"À."

"À cái gì vậy? Đã nhớ chưa? ”

"Con nhớ kỹ."

......

Hai ngày sau, Vệ Thành khởi hành theo ngự giá, lúc đến ôn tuyền hành cung thời tiết rất tốt, ngày hôm sau lại có tuyết rơi, qua một đêm, Càn Nguyên Đế ngâm mình trong suối nước nóng hổi bốc hơi, khắp trời đất tràn ngập một màu tuyết trắng xoá. Cảnh đẹp như vậy khiến hoàng đế nổi lên hứng thud, hắn gọi thái giám tổng quản, truyền lời xuống, lệnh cho quan Hàn Lâm đi theo làm mấy bài thơ từ văn chương.

Càn Nguyên Đế ngâm thoải mái, đi lên, thay quần áo xong, đã có thi từ văn chương dâng lên.

Ai cũng biết hoàng thượng nhìn thấy cảnh tuyết nê hứng thú, thi từ trình lên đều là một kiểu vịnh cảnh, ngập tràn cảnh đẹp núi cao phủ đầy tuyết trắng. Vệ Thành biết viết thơ, nhưng tự biết mình không am hiểu, thường có chút khô khan, thiếu linh tính. Chàng không cần phải chọc vào điểm yếu của bản thân, mà là làm một bài viết, chỉ mấy trăm chữ, bắt đầu từ cảnh tuyết trong suối nước nóng ờ hành cung, viết về mùa đông quê hầu nhưu không có tuyết rơi, lúc đọc được thơ vịnh cảnh tuyết của tiền nhân thì rất hâm mộ, mong có một ngày được tận mắt nhìn thấy cảnh trời đất một mảnh trắng xóa. Sau khi tới kinh thành đã được thoả mong ước, lúc đầu rất hưng phấn, nhưng khi đẩy cửa ra ngoài, lại thấy cảnh nhà giàu thì kết bạn đi ngắm tuyết, nhà nghèo mặc áo bông rách cắn răng chịu đựng mùa đông, người trồng trọt vừa mong mùa đông lạnh một chút, sâu bệnh bị đóng băng chết hết, lại sợ hôm nay quá lạnh, người không chịu nổi...

Càn Nguyên Đế vốn đang cao hứng, đọc được bài này thì có cảm giác chơi không nổi nữa.

Hắn đọc nó nhiều lần trước khi đặt bài viết xuống.

Nhìn ý cười trên mặt Hoàng đế biến mất, thái giám tổng quản trong lòng run rẩy, kêu hoàng thượng.

Càn Nguyên Đế bưng trà nóng lên uống một ngụm, phân phó nói: "Thưởng cho mấy người viết thơ.”

“...... Vệ biên tu thì sao? ”

"Gọi hắn tới đây, trẫm có chuyện muốn hỏi."

Thái giám tổng quản khom người lui ra, phân phó cấp dưới chuẩn bị ban thưởng theo lệ thường, tự mình đưa đến cho mấy vị quan Hàn Lâm kia, thuận tiện truyền khẩu dụ bảo Vệ Thành tới diện thánh.

Thái giám tổng quản biết, Hoàng Thượng rất chú ý vị này, sau này rất có thể được đề bạt trọng dụng. Nhưng mà vị Vệ biên tu này cũng quá là có năng lực đi, một bài văn thôi mag cũng có thể dập tắt triệt để hứng thú của hoàng thượng. Lúc đọc mấy bài thơ kia thì hoàng thượng còn vui vẻ, vừa đọc đến bài của Vệ Thành thì mi tâm nhíu lại.

"Vệ đại nhân ngài... Đến trước mặt Hoàng thượng nên cẩn thận nói chuyện. ”

Vệ Thành chuẩn bị vào điện, đột nhiên nhận được câu nhắc nhở này, chàng gật đầu, đi vào.

Thấy Vệ Thành cúi đầu quỳ không dám đứng lên, Càn Nguyên Đế nâng tay lên: "Đứng lên đi, đứng nói chuyện. ”

"Tạ hoàng thượng."

Vệ Thành đứng lên nhưng lại không lên tiếng, Càn Nguyên Đế hỏi: "Biết vì sao trẫm muốn gặp ngươi không ? ”

"Vi thần không biết."

Càn Nguyên Đế nở nụ cười "Trẫm tò mò, muốn biết ngươi có bao nhiêu lá gan, không sợ bài viết này trình lên làm mất hứng thú của trẫm? Không sợ trẫm hỏi tội ngươi? ”

Vệ Thành cúi đầu, ánh mắt dừng ngay trước ngự án, trả lời: "Hoàng thượng sẽ không. ”

"Vì sao không?"

"Bởi vì hoàng thương quan tâm tới lê dân bách tính, là minh quân."

Càn Nguyên Đế nhìn chằm chằm Vệ Thành trong chốc lát, nói đến cái khác, hỏi chàng mùa đông ở phía nam là thế nào, có phải rất khác với phía bắc hay không?

" Hồi hoàng thượng, cảnh thì khác, nhưng người tương tự."

"Giải quyết thế nào?"

"Địa hình, phong tục nam bắc chênh lệch rất lớn, trên đường đến kinh ứng khảo năm đó vi thần đã phát hiện ra, phía bắc bằng phẳng ít sông lớn, phía nam nhiều núi nhiều sông. Phía bắc lạnh thì khổ sở, phía nam nóng lên gian nan. Chênh lệch lớn như vậy nhưng vì sao thần lại nói người tương tự? Cũng đơn giản, chỗ nào cũng thế, gia đình phú quý sống thoải mái dễ chịu, còn nhà nghèo thì chỉ biết chịu đựng mà thôi. Giống như vi thần, được trời ban cho làm quan ở Hàn Lâm viên, hưởng bổng lộc lương thực hàng năm, cuộc sống tốt hơn trước rất nhiều, nhưng khi vào đông vẫn sợ tuyết rơi dày. Tuyết đọng khó dọn, đường đất trơn trượt khó đi, ở ngoài trời cả người đều có thể bị đông cứng, nhưng vào phòng thì quần áo giày dép tất cả đều ướt... Vi thần còn như thế, nói gì đến dân chúng bần hàn. Cảnh tuyết đẹp thì đẹp, nhưng nhà nghèo không thể thưởng thức được. ”