Cơn bão khủng khiếp kéo dài suốt hai ngày liền và đến sáng ngày thứ ba mới lắng dịu, nhưng con thuyền vẫn chồm chồm trên mặt nước, cột buồm không còn nữa và bánh lái vỡ vụn ra từng mảnh. Do một phép màu nào đó tất cả mọi người trên thuyền vẫn nguyên vẹn, nhưng khi ánh bình minh vừa ló họ liền đưa mắt nhìn khắp mặt biển tìm kiếm con tàu có thể cứu họ khỏi cảnh hiểm nghèo. Biển hoàn toàn hoang vắng, mãi đến chiều tối một con tàu Malte mới xuất hiện ở tận chân trời và đáp lại tín hiệu kêu cứu của họ.
Đó là một trong những tàu chiến của các Hiệp sĩ xứ Malte. Những người Hy Lạp lâm nạn được đưa lên tàu, được ủ chăn cho ăn uống và sưởi ấm bằng rượu Asti thơm nức. Một lát sau Angélique được giới thiệu với thuyền trưởng, Nam tước Wolf một hiệp sĩ người Đức trạc năm mươi tuổi Von Nessenood người to lớn, tóc vàng hoe, tóc mai đã điể
m sương có ba vết nhăn mờ chạy ngang vùng trán sạm nắng. Ông nổi tiếng là một thủy thủ và một chiến binh cự phách.
De Roguier, phụ tá của ông, một hiệp sĩ Pháp khoảng ba mươi tuổi, là một chàng trai dáng ngây thơ, Angélique gây cho chàng một ấn tượng khá sâu sắc. Nàng cho họ biết chức tước, danh vụ của mình và thuật lại những gian truân của mình.
Khi tàu cập bến Valetta nàng được một Hiệp sĩ tên là Rochebrune ân cần tiếp đón như một khách quý. Ông là một ông già dễ chịu tuy sống ở Malte những vẫn còn giữ tất cả những phong tục tập quán mà ông đã quen trong những năm tháng sống tại cung điện Versailles.
Ngôi nhà mà ông khiêm tốn gọi là quán trọ thực tế là một trong tám tòa lâu đài tráng lệ mà ông gìn giữ như một kho báu, mỗi tòa tượng trưng cho một trong tám cái chấm tròn trên huy hiệu Dòng tu Malte.
Angélique được tiếp đãi xa hoa và cung kính đến nỗi nàng không vội vã ra đi vì ít ra tại Malte nàng cũng được yên ổn trong sự che chở của pháo lũy Cơ đốc giáo cuối cùng Địa ung Hải.
Tại “quán trọ” của công tước de Rochebrune qua một người đồng hương và đồng thời là một người quen biết cũ trong những ngày ở Versailles nàng được biết công tước Vivonne cho tìm nàng khắp nơi. Hạm đội Pháp đã cập bến Valetta hai tuần lễ, trong thời gian đó cứ sau buổi chơi bài hai người lại đàm đạo với nhau về sự hoành hành cướp bóc của bọn hải tặc.
Cái tin chiếc Royal bị đắm trên bờ biển Sardinia khiến Vivonne gần như suy sụp. Riêng cách là đô đốc hải quân của Đức vua cái tin đó cũng đủ là một đòn giáng mạnh xuống đầu chàng. Hơn nữa vì đang yêu Angélique điều mà chàng tin là có thực - nên chàng không sao khuây khỏa được khi nghĩ đến cái chết khủng khiếp mà chắc nàng phải bó tay cam chịu. Đầu tiên là con, bây giờ đến mẹ… chàng chỉ độc mang đến tai họa cho họ thôi. Chàng đang tuyệt vọng thì nhận được tin của ung úy Millerand, vẫn còn bị Nam tước Paolo de Visconti cầm tù. ung úy xin chàng số tiền nhỏ một nghìn đồng để chuộc mình. Bức thư xác nhận tàu Royal bị đánh cướp và đồng thời cho biết tin tức về nữ hầu tước Plessis. Theo trung úy Millerand nàng vẫn bình yên vô sự, đã thoát khỏi tay Paolo de Visconti và chắc chắn đã đến Crète trên một chiếc thuyền buồm. Được tin đó công tước Vivonne vô cùng phấn chấn và sau khi các tàu gale đã sửa chữa xong chàng quyết định đến đảo Crète, hi vọng tìm thấy Angélique ở đó. Chỉ mấy ngày sau khi chàng lên đường nàng đã đến Malte trong tấm áo choàng của Rescator, nay đã bạc màu vì nước biển.
Angélique bật cười khi nghe kể lại cái trò ú tim oái oăm kia. Vivonne, bọn nô lệ, sự xuất hiện và cái chết của Nicolas, tất cả giờ đây đối với nàng hình như đã lùi vào dĩ vãng xa xăm. Có thật nàng đã trải qua tất cả những chặng đường đó? Đối với nàng cuộc sống trôi nhanh quá. Và giờ đây nhiều thể nghiệm khủng khiếp hơn gần đây hơn đã lưu lại dấu vết trên người nàng.
Một tuần sau khi đến Malte, trong khi tha thẩn trong thành phố nàng tình cờ gặp Don José de Almada, chàng và quan khâm sai de la Marche cũng vừa đến đảo này.
Hai lần bị đắm tàu, ba lần bị bắt, Angélique đã quá quen với bao nỗi thăng trầm nên nàng không hề đỏ mặt khi gặp lại một người đàn ông đã nhìn thấy nàng trần truồng trên bục đấu giá. Còn Don José thì cũng lịch lãm nên chẳng hề lúng túng. Họ gặp nhau tay bắt mặt mừng và lập tức kể cho nhau nghe những bước đường lưu lạc như hai người bạn cũ. Quả vậy, chàng trai Tây Ban Nha khắc khổ này gần đây cũng nói năng thoải mái hơn trong niềm vui sướng thấy lại Angélique vẫn còn sống nguyên vẹn và đã thoát ra khỏi móng vuốt của bọn cướp biển.
- Thưa bà - chàng nói - tôi mong bà đừng quá giận chúng tôi vì đã bỏ mặc bà ở lại với bọn mua nô lệ tham lam và ích kỷ tại Candia. Xưa nay chưa từng có một cuộc bán đấu giá nào như thế, và cũng sẽ chẳng bao giờ có. Thật là loạn hết chỗ nói. Tôi đã cố gắng hết sức mình.
Angélique nói nàng đánh giá rất cao những cố gắng của chàng, và ngay sau đó khi được tự do nàng đã nhớ lại sự can thiệp với lòng biết ơn vô hạn.
- Cầu chúa phù hộ cho bà đừng rơi vào tay Rescator lần nữa! chàng thở dài - Bà chịu trách nhiệm về cái đòn khủng khiếp nhất giáng vào hắn trong toàn bộ sự nghiệp của hắn. Không nói đến vụ hỏa hoạn hắn đã mất đi ngay cái đêm ấy một người nô lệ hắn đã mua với giá ba mươi lăm ngàn đồng… Đúng là bà đã chơi với hắn một đòn chí tử, thưa bà Hầu tước, phải cẩn thận đấy!
Chàng đã kể lại những sự việc xảy ra vào cái đêm kinh khủng ấy. Đám cháy đã lan ra các nhà gỗ cũ kỹ ở xóm Thổ Nhĩ Kỳ. Tại bến cảng nhiều tàu đã bị cháy hoặc hư hỏng nặng. Hầu tước d’Escrainville bị lên cơn động kinh khi nhìn thấy chiếc Hermes biến đi trước mắt hắn. ái lại Rescator đã bằng cách nào đó cứu được con tàu của hắn.
Sau đó Savary đã lân la suốt ngày ở nhà tế bần Auvergne hoặc nhà tế bần Castile để khai thác hai Hiệp sĩ các chi tiết nhỏ nhất về toàn bộ sự vụ cháy tàu. Làm thế nào Rescator lại dập tắt được lửa? Hắn dùng phương tiện gì? Hắn phải mất bao nhiêu thời gian? Don José chẳng biết gì. Nhưng quan khâm sai có nghe nói đến một chất loãng của người Ai Cập. Chất này khi gặp nóng thì biến thành hơi. Ai cũng biết người Ai Cập rất thông thạo môn khoa học kỳ lạ gọi là hóa học. Sau khi cứu tàu của mình, Rescator đã cố giúp các tàu khác dập lửa, nhưng chỉ được phần nào thôi vì ngọn lửa lan nhanh kinh khủng.
- Tôi không hề ngạc nhiên - Savary cười khúc khích, đôi mắt sáng lên sau cặp kính - ngọn lửa Hy Lạp…
Lão nói nhiều quá đến nỗi hai Hiệp sĩ đâm ra nghi ngờ. “Hay cụ là một trong những người nô lệ đã gây nên vụ cháy tai hại đó? Chúng tôi cũng mất một gale…?
Savary thận trọng đứng dậy cáo từ ra về. Lão đến tìm Angélique để bàn tính với nàng. Lão nên đi đâu bây giờ? Lão có nên trở về Paris và viết một tham luận cho Viện hàn lâm khoa học về những thí nghiệm của mình với chất maumie không? Hay đi tìm Rescator để học cái bí mật của hắn về cách dập tắt lửa? Hay tiếp tục cuộc hành trình phiêu lưu nguy hiểm để kiếm thêm chất maumie tận ngọn nguồn của nó tại Ba tư? Bây giờ lão như một kẻ thất tình, vì không còn cái lọ maumie quý giá để ôm ấp nâng niu nữa.
Thế còn Plessis-Bellières phu nhân? Nàng sẽ đi đâu? Nàng cũng chẳng biết nữa. Nhưng với một giọng nói cứ thủ thỉ bên tai nàng: “ãy trở về với gia đình. Xin Đức Vua tha thứ và cầu xin Ngài rủ lòng thương. Rồi…”. Nhưng nàng không chấp nhận phương án đó, bất giác nàng nhìn ra biển với một niềm hy vọng mới.
Mặt trời đã xế bóng và từ hàng trăm tháp nhà thờ của thành phố vang lên tiếng chuông cầu nguyện Đức bà, Angélique đóng cửa sổ lại. Nàng cần yên tĩnh để suy nghĩ.
Chiếc áo choàng của Rescator nằm vắt ngang trên giường nàng. Mặc dù nó đã bạc màu nàng vẫn không muốn vứt nó vì nàng coi đó như một chiến lợi phẩm. Nàng nằm dài trên giường và vục mặt vào nếp chiếc áo choàng nhung. Gió biển và sóng nước không xóa hết mùi nước hoa trên áo. Nàng hít mùi hương và nhớ lại cái dáng người mặc trang phục đen oai nghiêm đang cúi xuống bên nàng. Nàng nghe lại giọng nói trầm trầm, và bỗng dưng nàng như sống lại cái giờ phút thần tiên ở Candia giữa khói hương và thuốc lá mịt mù, giữa hương vị cà phê và tiếng đàn ghita réo rắt. Và từ trong kẽ hở của chiếc mặt nạ đen cặp mắt rực lửa đang dõi theo từng động tác nhỏ của nàng.
Angélique nằm rên rỉ áp chặt chiếc áo đã bạc màu vào người, xoay hết đầu sang bên này lại sang bên kia, và bị ám ảnh bởi cảm giác là đã đánh mất một cái mà nàng không thể gọi tên hay mô tả.
Hồi chuông ngân nga lắng dần. Bây giờ chỉ còn vài ba tiếng như một bè trầm làm nền cho bản hòa tấu du dương, bỗng Angélique nhận ra có tiếng gõ cửa hình như đã từ lâu, bị át bởi hồi chuông nhà thờ dóng dả.
- Cứ vào - Nàng kêu to và đứng dậy.
Một thị đồng mặc áo lễ màu đen hiện ra ở khuôn cửa.
- Thưa bà con xin lỗi đã quấy rầy giấc ngủ của bà. Nhưng có một người Ả rập dưới nhà xin gặp bà. Ông ta bảo ông ta là Mohamed Raki, do chồng bà sai đến đây.
Khi ý thức được đầy đủ cái điều chú thị đồng nói, nàng bắt đầu hành động như một cái máy. Không nói một lời, nàng đi băng qua gian phòng, lướt xuống các bậc thang cẩm thạch như một bóng ma vượt qua phòng đợi. Dưới những cột nhà kiểu Venise một người đàn ông đang đứng đợi. Gã có nước da tai tái, ăn mặc như một nông dân Pháp thời trung cổ, và có chòm râu thưa. Gã cúi rạp chào nàng. Nàng đứng lặng nhìn gã, hai bàn tay đan vào nhau, đôi mắt hức.
- Tên ông là Mohamed Raki?
- Tôi xin đến hầu bà.
- Ông có hiểu tiếng Pháp không?
- Tôi được học tiếng Pháp do một nhà quý tộc người Pháp dạy. ước đây tôi đã theo hầu ông ấy một thời gian dài.
- Bá tước Joffrey de Peyrac?
Một nụ cười thoáng nở trên môi người Ả Rập. Gã chưa hề gặp một người nào có cái tên lạ lùng như thế.
- Thôi được rồi, thế….
Mohamed Raki giơ tay lên ra hiệu cho nàng im lặng. Người đàn ông mà trước kia gã theo hầu tên là Jafar el Khaldun.
- Đó là cái tên A rập của ông ấy - gã nói - Tôi vẫn biết ông ấy dòng dõi quý tộc nhưng tôi không biết chức tước của ông, vì ông ấy chẳng bao giờ nói cho ai biết. Cách đây bốn năm, khi ông ấy sai tôi đến gặp một mục sư dòng Lazar ở Marseille và nhờ ông mục sư này tìm kiếm một bà Peyrac nào đó, tôi đã cẩn thận quên đi cái tên kia để gia ơn cho người mà tôi coi như một người bạn hơn là một ông chủ.
Angélique buông một tiếng thở dài. Hai đầu gối nàng run run. Nàng ra hiệu cho người A rập theo nàng vào phòng khách. Rồi nàng ngồi phịch xuống đi văng. Người kia ngồi xổm trước mặt nàng vẻ khúm núm.
- Ông hãy kể đầu đuôi đi… - Nàng hổn hển nói.
Mohamed Raki nhắm mắt lại và bằng một giọng nói đều đều như đọc bài, y kể.
Ông ấy là người gầy gò cao lớn nom giống người Tây Ban Nha. Mặt ông ấy bị sẹo chằng chịt nom rất ghê. Ở má bên trái như thế này này - Gã vạch một chữ V trên má mình - một vết sẹo nữa chạy từ thái dương qua mắt. Hẳn là thánh Allah đã phù hộ cho ông ấy khỏi bị m và dành cho ông ấy một số phận vẻ vang. Tóc ông ấy đen và dày như bờm con sư tử. Đôi mắt đen của ông ấy có thể đâm xuyên qua người bạn như mắt một con chim ưng. Ông ấy khỏe và nhanh nhẹn lắm, ông ấy là một tay kiếm cừ khôi và có thể thuần hóa cả những con ngựa hung dữ nhất. Nhưng điều vĩ đại hơn cả là sự hiểu biết và đầu óc nhạy bén của ông ấy, khiến các giáo sư ở Fez, trường đại học Hồi giáo cũng phải kính nể.
Angélique cảm thấy trong người nàng dòng máu đã trở về chảy trong huyết quản.
- Chồng tôi có từ bỏ đạo Cơ đốc của ông ấy không? - Nàng lo sợ hỏi, mặc dù cùng lúc ấy nàng tự hỏi liệu điều ấy có ý nghĩa gì đối với nàng không.
Mohamed Raki lắc đầu:
- Rất ít khi - gã nói - một người theo đạo Cơ đốc đến trú ngụ tại Marốc lại không theo đạo của chúng tôi. Nhưng Jafar el Khaldun đến Marốc không phải như một người nô lệ, mà là với tư cách là bạn của vị thánh và ẩn sĩ kính yêu Abdel Mekhrat. Ông ấy đã trao đổi thư từ với vị này từ bao nhiêu năm về những sự tìm tòi trong lĩnh vực luyện đan, mà cả hai người đều quan tâm nghiên cứu. Abdel Mekhrat hết lòng che chở ông ấy và cấm không ai được phép đụng đến dù chỉ một sợi tóc của ông ấy. Hai người cùng đi Sudan tìm vàng. Đúng vào thời gian ấy tôi xin vào hầu hạ ông chủ người Pháp. Cả hai đều làm việc cho con trai Quốc Vương Tafilalet.
Nói đến đây người Ả Rập dừng lại, lông mày hơi nhíu lại như cố nhớ ra một điều gì quan trọng.
- Lúc nào ông ấy cũng có một người da đen trung thành đi theo, tên hắn là Cuaxi Ba.
Angélique đưa hai tay lên mặt. Còn hơn cả sự miêu tả cực kỳ chính xác của Raki về chồng nàng, cái tên của người đầy tớ trung thành mà Raki vừa nhắc đến đã lột bỏ tấm mạng che cuối cùng giữa hai người, và bộc lộ sự thật sờ sờ không chối cãi được. Giờ đây con đường nàng đã đi theo với bao nhiêu khổ đau và buồn thảm nay đã hiện rõ trước mắt nàng. Nàng đã đi đến cổng rồi. Việc chồng nàng trở về với cuộc sống đã hoàn toàn được xác minh, và cái điều từ trước tới giờ chỉ là một ảo ảnh nay trở thành một hình người rõ ràng, mà chẳng bao lâu nữa nàng sẽ có thể áp chặt vào lòng.
- Ông ấy bây giờ ở đâu? - nàng van vỉ - bao giờ ông ấy mới đến với tôi? Tại sao ông không đưa ông ấy đến đây?
Mohamed Raki mỉm cười khoan dung trước sự sốt sắng của nàng. Đã hai năm rồi Raki đã thôi việc không làm cho Jafar el Khaldun nữa. Gã đã lấy vợ và mở một cửa hiệu nhỏ. Nhưng gã vẫn thường được tin ông chủ cũ. Ông ấy rất hay đi đây đó và đã an cư tại Bône, một thành phố trên bờ biển châu Phi và tiếp tục các công trình nghiên cứu khoa học.
- Thế thì tôi chỉ còn có việc là đi Bône - Angélique nói.
- Chỉ thế thôi, thưa bà - hắn nói - chỉ trừ khi có việc gì buộc chồng bà phải ra đi một thời gian ngắn bà sẽ tìm thấy ông ấy chả khó khăn gì. Bởi vì bất kỳ ai cũng có thể cho bà biết ông ấy ở đâu. Ông ấy lừng danh khắp Barbary mà.
Nàng sắp sửa quỳ xuống mà tạ ơn chúa thì một tiếng gậy khua khiến nàng ngước mắt nhìn. Savary đang đứng, gõ nhẹ mũi ô vào bức tranh khảm treo trên tường.
Nhìn thấy lão, Mohamed Raki đứng lên chào, nói rất vui mừng được gặp con người xuất sắc mà chú hắn vẫn hay nhắc đến.
- Chồng tôi vẫn còn sống - Angélique nói giọng xúc động - ông Raki vừa mới quả quyết với tôi. Chồng tôi hiện nay ở Bône và tôi sẽ đến đó với chồng tôi.
Ông lão quan sát rất kỹ chàng trai. Lão ghếch mục kỉnh lên nhìn anh ta rồi nói:
- Lạ thật, tôi không nghĩ cháu của Mektub lại là người Berber.
Chàng trai tỏ vẻ ngạc nhiên vừa vui thích trước cặp mắt tinh đời của lão. Đúng là mẹ gã tức là chị của Ali Mektub là một người Ả Rập, nhưng bố gã lại là một người Berber ở dãy núi Dabilia mà gã thì rất là giống bố.
- Sao chú anh không đến cùng với anh? - Savary hỏi
- Chúng tôi đang trên đường đi Candia thì trên tàu người ta bảo có một phụ nữ Pháp vừa mới trốn thoát và hiện đang ở Malte. C tiếp tục đi Candia, vì ông vội lo thu xếp công việc làm ăn nhưng tôi chuyển sang một tàu khác và đến đây - gã nhìn Savary nửa tự đắc, nửa mỉa mai - Thưa cụ, ở Địa ung Hải tin tức loan đi rất nhanh mà.
Rồi gã lần trong túi áo rút ra một cái túi con lấy ra lá thư mà Angélique viết cho chồng.
- Có phải cụ đã trao bức thư này cho chú tôi không?
Savary sửa lại cặp kính rồi đọc lá thứ.
- Đúng rồi. Sao thư không đến tay người nhận?
Mặt chàng trai thoáng buồn, bằng một giọng nói ai oán gã trách Savary đã không tin gã. Chẳng lẽ cụ không biết rằng Bône là một khu định cư người Tây Ban Nha dưới quyền của những người Cơ đốc giáo hay sao? Làm thế nào hai người Marốc khốn khổ, con của Mohamed lại có thể vào cái thành phố của những người Công giáo cuồng tín nhất này mà không có cớ mất đầu?
- Nhưng anh đã đến Malte được kia mà? - Savary nhận xét.
Chàng trai Ả Rập giải thích rằng trước hết Malte không thuộc Tây Ban Nha, thứ hai là gã đã cải trang làm một người hầu của Hoàng thân Amed Sidi, hiện đang đi đến Malte để triều đình xin chuộc lại Hoàng thân Lai Loum, em trai của Vua Aden vừa bị các Hiệp sĩ bắt.
Savary chấp nhận lời giải thích đó.
- Tôi không có quyền nghi ngờ hay sao? - lão nói với Angélique . Rồi lão chỉ tay vào anh chàng Berber nói:
- Anh có bằng chứng gì để quả quyết anh là Mohamed Raki, nguyên là người hầu của người đàn ông mà chúng tôi đang đi tìm không?
Mặt chàng trai sa sầm xuống. Gã nhắm mắt lại tỏ vẻ bất bình. Sau đó gã dịu giọng:
- Chủ tôi rất quý tôi. Ông ấy đã cho tôi cái nà
Cũng từ trong cái túi kia, gã lấy ra một viên đá quý bịt bạc, Angélique nhận ngay ra: con chim ruồi Topaz!
Nó không phải đắt tiền lắm nhưng Joffrey de Peyrac rất quý nó vì đó là vật gia bảo. Ông vẫn gọi nó là một cái bùa may. ước kia nàng vẫn thấy ông đeo nó ở một chiếc dây chuyền bạc trên chiếc áo chẽn nhung. Sau này ông đã đưa cho cha Antoine ở Marseille xem để làm bằng.
Nàng cầm lấy viên đá quý từ tay người Moor rồi nhắm nghiền mắt lại.
Savary lặng yên nhìn nàng:
- Bà sẽ định làm gì? - Lão hỏi
- Tôi sẽ đến Bône, bằng bất cứ giá nào.
Không dễ dàng gì thuyết phục các Hiệp sĩ Malte nhận chở bà Hầu tước trẻ trên một trong những chiếc gale của họ và cho nàng cập bến ở Bône. Công tước Rochebrune, khâm sai de la Marche, de Roguier và cả Don José de Almada đều cố thuyết phục nàng đừng lao vào cuộc phiêu lưu điên rồ đó. Họ nói một người phụ nữ Cơ đốc giáo không thể đến Barbary mà không gặp muôn vàn nguy hiểm. Ở đó, một người đàn bà chẳng hơn gì một tên nô lệ, phải gánh vác trăm ngàn công việc nặng nhọc và may mắn lắm cũng chỉ trở thành một cung nữ suốt đời bị giam cầm trong hậu cung. Chỉ có đàn bà Do thái là được tự do đi lại, thế nhưng họ cũng không được phép đi ra ngoài khu dành cho người Do Thái.
- Nhưng tôi đi Bône cơ mà - nàng vẫn khăng khăng - đó là một khu định cư của người Công giáo.
- Thế thì còn tệ hơn - họ nói trong những khu định cư dọc bờ biển châu Phi, bọn Tây Ban Nha như những con bọ chét đã chui vào để chọc tức lũ sư tử Berber. Một đại mệnh phụ nước Pháp khốn khổ có cả một đội quân đồn trú người Andalusia hung dữ bảo vệ? Bà sẽ làm được gì ở cái nơi quạnh quẽ ấy, một trong những nơi bị Thượng đế ruồng bỏ nhiều nhất? Bà muốn lâm vào những cảnh rắc rối hơn những gì bà vừa may mắn thoát khỏi ư?
Cuối cùng Angélique đến gặp chính vị giáo chủ dòng tu, Hoàng thân Nicolas Cotoner, một người Pháp gốc . Nàng kể cho ngài nghe về cuộc tình bi thảm của mình, và do đâu nàng biết được là chồng nàng vẫn còn sống, sau mười năm biệt vô âm tín.
Ngài chăm chú lắng nghe. Sau khi nàng kể xong, ngài ngồi im hồi lâu rồi mới thở dài. Nhiều tình tiết trong câu chuyện khó mà tin được, đặc biệt là việc một người Công giáo quyền quý như chồng nàng lại đến lập nghiệp tại một nơi nghèo khốn như Bône.
- Con bảo là chồng con vẫn bình yên vô sự khi đi qua những nơi như thế ư?
- Vâng, người ta bảo con thế.
- Thế thì y hẳn là một tên phản Chúa. Chắc là y đang sống như một tên Hồi giáo trong một hậu cung với năm mươi tì thiếp. Gặp y chỉ mang lại tai họa, không những cho cuộc sống mà cho cả linh hồn con.
- Con cũng chẳng biết chồng con có nghèo khổ hay phản Chúa không? - Nàng nói, lòng đau đớn xót xa - Con chỉ biết có mỗi một điều trước Thượng đế ông ấy là chồng con và con muốn gặp ông ấy.
Nét mặt giáo chủ dịu lại:
- Hạnh phúc thay cho người đàn ông nào có được người vợ chung thủy như thế.
Nhưng rồi ngài lại phân vân:
- Ôi con gái của ta, sắc đẹp và tuổi trẻ của con làm ta ái ngại quá. Không có gì là không thể xảy đến với con tại Địa ung Hải này, một thời là một cái ao nhà của Cơ đốc giáo, nhưng nay đã lọt vào tay bọn Hồi giáo. Thật là đau lòng với các Hiệp sĩ Jerusalem chúng tôi khi nhìn thấy lực lượng chúng tôi buộc phải triệt thoái khắp nơi. Chúng tôi không chỉ giành lại các vùng đất linh thiêng mà cả Constantinople, Byzantium cổ kính, nơi Cơ đốc giáo đã hình thành dưới những mái vòm Santa Sophia nay là một nhà thờ Hồi giáo - ngài im lặng chìm đắm trong những suy tư huyền bí.