Chương 144: Chương 14

Viên thuyền trưởng xứ Provence nằm duỗi người trên ghế dài dưới nắng. Ngồi ở mũi thuyền Angélique đang vất vả với mái tóc. Nàng quyết định ngồi đầu gió cho tóc trôi dài sau lưng như những cuộn tơ vàng óng ả, mặt ngẩng lên đón lấy ánh nắng chói chang.

Panassave vẫn ngồi lim dim đôi mắt ngắm nàng. Rồi ông mỉm cười nhắc lại:

- Ha! tại sao tôi đi biển? Bởi vì đối với một người con của Marseille, không gì thú hơn là lãng du trong một chiếc gáo dừa thế này giữa biển trời xanh ngắt - cùng một cô gái xinh đẹp tóc bay trong gió…

Một chiếc tàu Ả rập xuất hiện phía xa.

- Kéo cờ các hiệp sĩ Malte!

Chú bé Mutcho đến đuôi tàu tháo một là cờ đỏ có một chữ thập trắng ở giữa. Mọi người trên con thuyền đểu mở to mắt lo lắng nhìn xem con tàu Ả rập sẽ phản ứng thế nào.

- Chúng đi thẳng rồi - Panassave nói, rồi lại nằm xuống… Tôi còn có một lá cờ Pháp, với huy hiệu của công tước Tuscany, một lá cờ nữa để dọa bọn Tây Ban Nha, và một lá cờ tựa như một giấy thông hành đối với người Marốc. Là cờ cuối cùng này rất quý, không mấy người có. Tôi để dành cho trường hợp xấu nhất. Bà thấy đấy, dù có bọn Berber hay không, chúng ta vẫn chuẩn bị sẵn sàng.

Trong thuyền không có cabin hay chỗ nghỉ cho thủy thủ. Chú bé Mutcho treo hai chiếc võng, căng một tấm giấy dầu để che cho Angélique ban đêm khỏi bị ướt vì nước biển tạt vào. Gió chuyển hướng và lặng hẳn nhưng liền sau đó lại nổi lên từ phía khác. Các thủy thủ chăm chú cuốn mép buồm trước khi trời tối hẳn.

- Ta có thắp đèn bão không? - Angélique hỏi

- Để người ta nhìn thấy à?

- Ai?

- Biết đâu đấy! - Thuyền trưởng nói, vung tay về phía chân trời bao la.

Angélique lắng nghe tiếng biển rì rầm. Một lát sau trăng lên, vạch một dải bạc trên mặt nước đến tận hai mép thuyền.

- Ta hát một bài chứ? Melchior Panassave nói, nhấc chiếc ghita

Angélique lắng nghe điệu balad xứ Naples lướt trên mặt nước êm ả. Nàng chợt nghĩ ra rằng hình như trên Địa Trung Hải này mọi người đều hát. Bọn tù quên đi nỗi khổ đau, các thủy thủ quên đi những hiểm nguy đang chờ họ. Từ ngàn xưa giọng hát đầy âm sắc và sâu lắng, vẫn là nét đặc thù của những người phương nam này. Phải chăng con người có giọng hát vàng như người ta vẫn gọi đã lừng danh khắp biển trời vì giọng hát của mình? Nàng nghĩ thầm.

Bỗng dưng lòng tràn đầy hi vọng, nàng thừa lúc Panassave dừng hát, hỏi xem ông có nghe nói đến một người ở Địa Trung Hải có một giọng hát hay, quyến rũ vô cùng không. Viên thuyền trưởng suy nghĩ một lúc và kể ra những tên người nổi tiếng vì giọng hát của mình, từ Bosphorus đến bờ Biển Tây Ban Nha, kể cả đảo Corse và bờ biển nước Ý. Nhưng chẳng ai giống người hát rong ở Langue d’Oc.

Nàng ngủ thiếp đi trong nỗi phân vân.

Khi nàng tỉnh giấc mặt trời đã lên cao. Biển lặng. Con thuyền chậm rãi lướt sóng, thuyền trưởng ngủ gà ngủ gật ở tay lái. Người thủy thủ già nằm dài trên sàn nhai thuốc. Angélique nhìn thấy Flipot cuộn tròn, cố quên đi những ưu phiền trong giấc ngủ và chú Mutcho cũng đang ngủ say, chiếc sơ mi màu đỏ không cài cúc phơi trần bộ ngực sạm nắng. Nhưng nàng chẳng nhìn thấy Savary đâu cả.

Angélique chồm dậy và lay người viên thuyền trưởng:

- Ông làm gì thầy Savary thế? Ông đã cho lão lên bờ đêm qua rồi phải không?

- Nếu cô cứ tiếp tục làm ầm lên như thế, cô gái bé bỏng ơi, thì tôi cũng sẽ cho cô lên bờ nốt.

- Ôi, sao ông có thể làm một việc bỉ ổi như thế! Chỉ vì lão không có đồng nào! Tôi đã bảo là tôi sẽ giả tiền cho lão kia mà.

- Thôi, thôi, làm gì mà cứ sồn sồn lên thế. Cô đúng là một con sư tử. Tại sao cô lại nghĩ rằng một chiếc thuyền có thể cập bến giữa đêm hôm rồi lại ra khơi mà không có kẻ xuống người lên, không có các nhà chức trách đến khám thuyền được? Họa là cô ngủ say như chết mới không nghe thấy.

- Thế thì lão ở đâu? - Angélique thét lên - Hay là lão rơi xuống biển rồi?

- Ờ nhỉ, lạ thật đấy! - Thuyền trưởng đưa mắt nhìn quanh

Mặt nước xanh ngắt lấp lánh đến tận chân trời.

- Lão đây - một giọng khàn khàn cất lên, như thể giọng của một thần biển.

Từ dưới hầm chứa hàng thò ra một khuôn mặt đen thui như thợ mỏ, và nhà học giả già nua chui ra khỏi hầm. Lão đưa một tay lau khuôn mặt đầy bụi rồi chăm chú nhìn một vật nhỏ màu đen trong tay kia.

Thuyền trưởng rũ ra cười.

- Bố già ơi, đừng nhọc sức làm gì. Lão không đập vỡ nổi cái hạt thông đấy đâu. Nó cứng hơn cả mắt cây sồi đấy.

- Chất kì lạ thật - nhà thông thái nói - hơi giống quặng chì.

Một con sóng làm lão mất thăng bằng, và cái vật lão đang cầm tay rơi xuống sàn.

Melchior Panassave giận điên cả người:

- Lão phải cẩn thận chứ, nếu cái đó mà rơi xuống biển thì tôi phải đền một nghìn livre đấy!

- Ông cứ làm như quặng chì là vàng chả bằng - Lão dược sư nói, vẻ mặt trầm tư.

Thuyền trưởng xin lỗi vì lời nói khinh suất của mình

- Chẳng qua là một cách nói thôi. Mang quặng thì chẳng có gì là sai trái cả, có điều tôi muốn lão cứ lờ đi như chẳng nhìn thấy gì. Thế lão làm gì dưới hầm chở hàng thế?

- Lão không muốn chai lọ của lão bị vỡ, nên lão cố tìm một chỗ an toàn. À, ông có chút nước ngọt nào không, cho tôi một ít để rửa ráy.

- Tôi chẳng thừa nước ngọt đâu cho lão làm chuyện ấy. Chẳng nước lã và xà phòng nào có thể làm cho lão sạch được. Lão thì cần phải có nước chanh vắt hay dấm mà những thứ đó thì tôi không sẵn. Phải đợi đến lúc lên bờ vậy.

- Chất kì lạ thật! - Nhà thông thái nhắc lại, rồi đi tìm một góc ngồi xuống, đành phải bằng lòng với bộ mặt thợ mỏ của mình.

Angélique ngồi một chỗ tương đối thoải mái, trên một chiếc buồm gấp lại ở cuối thuyền, nơi khuất gió. Nàng miễn cưỡng nhai trệu trạo ít thịt lợn muối và bánh quy khô với ớt ngọt mà Panassave mời hành khách. Trong khi nàng trầm ngâm suy nghĩ về cái “hạt thông”, những kí ức cũ sống lại trong trí óc nàng. Một người thông kim bác cổ như Savary mà vẫn không biết rằng “hạt thông” không phải là chì thô mà là bạc, người ta đã hong khói lưu huỳnh cho xỉn đi. Chính bá tước Peyrac cũng đã dùng kiểu ngụy trang này để đưa lậu bạc từ các mỏ ở Tây Ban Nha và Anh đi khắp nơi. Nàng nghe nói là nhiều tay buôn lậu ở Địa Trung Hải cũng làm như thế.

Đến trưa, khi Panassave lui về chiếc ghế dài của mình để nghỉ trưa một lát, Angélique đến ngồi cạnh ông.

- Ông Panassave này - nàng thì thầm

- Gì thế, thưa phu nhân xinh đẹp?

- Xin phép hỏi ông một câu hỏi. Ông mang bạc cho Rescator phải không?

Lúc đó thuyền trưởng đang giở một chiếc mùi xoa to để che mặt cho khỏi nắng. Ông ngồi bật dậy, vẻ mặt không còn niềm nở nữa.

- Tôi không nghe rõ cô nói gì - ông trả lời cộc lốc - Xì xầm bàn tán chẳng hay ho gì đâu. Rescator là một tên cướp cơ đốc giáo, liên minh với bọn Thổ và Berber, có nghĩa hắn là một tên liều mạng. Tôi chưa hề gặp hắn và chẳng muốn gặp hắn. Còn cái thứ mà tôi chở trong hầm là chì.

- Ở xứ tôi đám thợ mỏ gọi đó là maffe. Ông thì gọi là cùng một loại thôi, bạc ngụy trang. Cha tôi trước kia vẫn dùng la chở nó đến bờ biển, rồi tải bằng thuyền ra nước ngoài dưới dạng những bánh mỏng không có dấu của nhà Vua. Tôi biết là tôi không nhầm. Ông nghe đây, ông Panassave ạ, tôi sẽ kể hết với ông.

Nàng nói nàng đi tìm một người nàng yêu trước đây có làm nghề mỏ.

- Thế cô nghĩ rằng ông ta vẫn làm nghề đó sao?

- Vâng.

- Trong nghề buôn bán ông có bao giờ nghe nói đến một người rất thông thái, thọt chân, mặt đầy sẹo không?

Panassave lắc đầu. Rồi ông hỏi :

- Tên ông ấy là gì?

- Tôi không biết. Chắc ông ấy đã đổi tên.

- Không tên à? A, người ta bảo tình yêu là mù quáng, thế mà đúng. Và tình yêu chọn bừa đối tượng.

Ông suy nghĩ rất lung, nét mặt bớt căng thẳng, nhưng đôi mắt vẫn cảnh giác.

- Hãy nghe tôi đây, cô gái bé bỏng - cuối cùng ông nói tiếp - tôi không muốn tranh luận về sở thích của cô, cũng không hỏi cô tại sao cô vẫn cứ đeo đuổi mối tình kia, khi trên thế gian này có bao nhiêu chàng thanh niên điển trai đáng quý, những người không hề hổ thẹn về tên của Chúa và cái tên mà bố mẹ đặt cho vào ngày lễ rửa tội. Không, tôi không có quyền thuyết giáo cho cô. Cô không còn bé nhỏ gì nữa. Cô phải biết cô đang làm gì và muốn gì. Nhưng tôi cũng không muốn đánh lừa cô. Chuyện chở “hạt thông” trước nay người ta vẫn làm ở Địa Trung Hải này và sẽ tiếp tục làm trong tương lai. Người yêu của cô không phải là người đầu tiên làm việc đó. Cô có muốn tôi kể cho cô nghe một chuyện không? Bố tôi ngày trước cũng chở “hạt thông”. Bố tôi xưa kia cũng là một “Rescator”, nghe nói như vậy, nhưng cỡ nhỏ thôi, không phải cỡ bự như Rescator chính cống.

Ông cụ đúng là một con cá mập. Cụ từ Nam Mỹ đến, theo chỗ người ta kể, Vua Tây Ban Nha sai cụ đến để ăn cắp vàng bạc của người Inca[4]. Sau đó cụ quay ra làm việc khác. Vừa xuất hiện ở Địa Trung Hải cụ lập tức nuốt sạch các con cá nhỏ. Mọi người phải làm việc cho cụ nếu không sẽ bị khuynh gia bại sản. Cụ hoàn toàn giữ độc quyền, có thể nói như vậy.

Nhưng không ai chê trách ông cụ cả. Công việc làm ăn trên Địa Trung Hải bây giờ suôn sẻ hơn xưa. Mua bán đổi chác dễ dàng hơn và các hoạt động sôi nổi hơn. Xưa kia khó khăn lắm mới kiếm được một ít bạc trên thị trường. Nó phải lưu thông với số lượng nhỏ, và mọi người phải thắt lưng buộc bụng. Khi một thương nhân muốn buôn lụa hay một thứ hàng phương đông nào khác, anh ta phải vay tiền ngân hàng với lãi suất khủng khiếp. Bây giờ thì có nhiều bạc rồi. Thế nó ở đâu ra? Việc gì phải biết cội nguồn? Điều quan trọng là có nó.

Đương nhiên không phải mọi người đều muốn thế. Nhất là những kẻ tích trữ tiền mà không muốn cho vay, trừ phi với số lãi gấp năm lần, hay bọn tiểu bá vương. Vua Tây Ban Nha chẳng hạn, cho rằng toàn bộ của cải của Tân thế giới là của ông ta. Và còn có nhiều kẻ tham lam khác như công tước Tuscany và tổng trấn Venise và các hiệp sĩ xứ Malte. Họ phải chấp nhận tình tình đó.

- Nói cách khác Rescator là ân nhân của ông?

Thuyền trưởng sa sầm nét mặt.

- Hắn không phải là ân nhân của tôi. Tôi không muốn dính gì đến tên cướp biển khốn kiếp ấy.

- Thế nhưng ông vẫn chở bạc, mà hắn là độc quyền.

- Này, cô gái bé bỏng ơi, tôi cho cô một lời khuyên nhé. Ở đây cô không cần biết rõ mọi chuyện. Chẳng ai căn vặn kĩ như cô đâu. Anh không cần biết sợi dây xích mà anh là một mắt xích, bắt đầu hay kết thúc ở đâu. Thông thường tôi nhận hàng của Cadiz hay một nơi nào đó - nói chung là ở Tây Ban Nha - và tôi phải chở đến các thuộc địa ở vùng Levant[5], không nhất thiết đến cùng một địa điểm. Tôi dỡ hàng và nhận tiền sònghẳng, tiền mặt hay giấy ủy nhiệm, mà tôi có thể đưa đến bất cứ nơi nào ở Địa Trung Hải - tại Messina, Genoa, ngay cả Algérie, nếu tôi có ý định đi đến đó. Thế là xong. Melchior, hãy trở lại Canebière[6].

Nói đến đấy thuyền trưởng trải rộng chiếc khăn để chứng tỏ rằng ông đã nói hết những gì ông định nói.

Angélique lắc đầu. Không cần biết sợi dây xích, mà anh là một mắt xích, bắt đầu hay kết thúc ở đâu. Nàng không thể tuân theo các luật lệ ở vùng này, nơi đang có bao nhiêu mâu thuẫn về quyền lợi và nàng phải quên ân nhân của nàng và cố quên mọi chuyện. Nàng quyết không buông cái đầu mối, mà sẽ theo nó đến tận cùng.

Vậy mà thỉnh thoảng sợi dây mong manh này hình như tuột khỏi tay nàng và tan vào bầu trời xanh ngắt. Biển chuyển động uể oải, ánh nắng mặt trời ấm áp, tất cả biến hiện thực thành huyễn tưởng. Nàng dễ dàng hiểu được tại sao các thần thoại của người xưa lại hình thành trên các bờ biển vùng này.

Các người hãy cứ cho rằng bản thân ta cũng tin vào một chuyện thần thoại… một chuyện thần kỳ nào đó về một vị anh hùng giờ đây không còn trên cõi trần này nữa… tìm cách phát hiện con đường người ấy đã đi tại nơi mà chẳng ai muốn tìm hiểu tận chân tơ kẽ tóc và mọi ảo ảnh đều hòa hợp thành một giấc mơ vĩ đại chẳng bao giờ đạt đến…

Nàng choàng dậy khỏi giấc mơ và nói:

- Cám ơn ông, ông Panassave. Ông đã kể cho tôi nhiều điều rất lý thú.

Thuyền trưởng, bằng một cử chỉ rất lịch thiệp từ chối lời cảm tạ của nàng, rồi nằm dài trên ghế.

- Vớ vẩn - ông khiêm tốn nói - tôi mới chỉ có một ít kinh nghiệm thôi.

Chiếc xuồng thoi đang được hạ xuống mạn chiến thuyền. Các thủy thủ mang súng hỏa mai ngồi vào vị trí trong xuồng dưới quyền chỉ huy của tên thuyền phó. Một bên mắt hắn bịt mảnh vải đen.

- Mutcho, hạ bớt buồm. Scaino, sẵn sàng cầm bánh lái khi nào có lệnh. Bố già nom có vẻ lù khù mà cũng thông minh đáo để. Bố cứ tha thẩn cạnh chỗ tôi để chúng nom thấy. Bố quay lưng lại phía chúng. Thế. Đây là chìa khóa mở hòm đạn. Lấy ra vài viên. Tôi sắp sửa quay lưng lại để chúng không nhìn thấy. Đại bác đã lắp đạn rồi, nhưng ta cứ để sẵn đây. Đừng giở tấm bạt che vội, tôi chắc là chúng chưa nhìn thấy.

Cánh buồm phồng lên và chiếc Joliette trôi theo chiều gió.

Chiếc xuồng thoi bơi về phía họ biến mất sau ngọn sóng để rồi lại xuất hiện gần hơn.

Melchior Panassave lại hét qua ống phóng thanh:

- Tôi không cho phép xuống thuyền chúng tôi.

Chiều xuống, họ nhìn thấy một ngọn núi tuyết phủ lấp lánh ánh tà dương.

- Vesuve - Savary nói.

Chú bé Mutcho nãy giờ vẫn thu mình trên một cuộn dây cáp cạnh cột buồm, kêu to lên là có một chiếc thuyền xuất hiện. Họ theo dõi nó đến gần: một chiếc thuyền hai cột buồm nom rất oai vệ.

- Cờ gì?

- Cờ Pháp - Mutcho vui mừng reo lên.

- Hãy kéo cờ dòng tu Malte lên - Panassave ra lệnh.

- Tại sao không kéo cờ vương quốc Pháp, họ là đồng bào ta kia mà? - Angélique hỏi.

- Vì tôi nghi ngờ đồng bào của tôi khi tôi thấy họ trên một chiến thuyền Tây Ban Nha.

Chiếc thuyền này đang định cắt ngang đường đi của chiếc Joliette cỏn con. Cờ hiệu bay phấp phới ở các dây kéo buồm.

Melchior cố nén một câu chửi thề:

- Tôi nói có sai đâu! Chúng nó đang ở lãnh hải Naples và Pháp thì dại gì chống lại Dòng tu Malte. Chắc là chúng giở trò gì đây. Ta cứ đợi xem.

Chiếc chiến thuyền đi chậm lại. Rồi Angélique ngạc nhiên nhìn thấy họ hạ lá cờ Pháp xuống và kéo một lá cờ lạ lên.

- Cờ của đại công tước Tuscany - Savary nói - có nghĩa là người Pháp trên tàu nhưng đã mua lại quyền buôn bán tại Messina, Palermo và Naples.

- Họ chưa làm gì chúng ta cả các con ạ - thuyền trưởng thì thầm - chuẩn bị sẵn sàng nếu họ cứ đòi khám thuyền.

Họ nhìn thấy một người đàn ông mặc áo choàng dài màu đỏ và đội mũ cắm lông đang đứng ở phía đuôi tàu theo dõi họ qua một cái ống nhòm. Khi y đặt ống nhòm xuống, Angélique thấy y đeo mặt nạ.

- Đó là một dấu hiệu xấu - Panassave càu nhàu. Khi họ nói chuyện mà đeo mặt nạ thì họ chẳng phải là giáo dân tốt.

Một người đàn ông có bộ mặt như một tên đao phủ, chắc là thuyền phó, đang đưa cho người ở đuôi thuyền một chiếc loa.

- Thuyền của các ông chở gì? - Y nói bằng tiếng ý

- Chì từ Tây ban Nha đi Malte - Panassave đáp bằng thứ tiếng trên.

- Chỉ có thế thôi à? - Y hỏi bằng tiếng Pháp với một giọng ngạo mạn.

- Có một ít dược thảo - Panassave trả lời cũng bằng tiếng Pháp

Những người đứng nghiêng người trên lan can chiếc chiến thuyền cười phá lên, Panassave nháy mắt ra hiệu.

- Nghĩ ra cái chuyện dược thảo hay thật đấy. Nó sẽ làm chúng lộn ruột

Rồi sau khi trao đổi với thuyền phó, người đội mũ lại cầm loa lên :

- Hạ buồm xuống và chuẩn bị để kiểm tra, chúng tôi sẽ xem xét vận đơn của các ông.

Panassave đỏ mặt:

- Tại sao hắn lại cho mình cái quyền được hành tội người khác? Phải chuẩn bị đón tiếp hắn.

Tiếng cười khinh miệt đáp lại.

- Cự ly thế này là được rồi - Thuyền trưởng nói khẽ - cầm bánh lái, bố già.

Ông giật mạnh tấm bạt che khẩu đại bác, kéo một mồi nổ kẹp giữa hai hàm răng ra, châm lửa và gí vào nòng súng.

- Cố giữ vững các con ơi! Chúa sẽ phù hộ chúng ta. Khẩu đại bác gầm lên, phát đạn làm chiếc thuyền rung lên và hất mọi người xuống sàn.

- Trượt rồi, mẹ kiếp!- Panassave chửi thề.

Ông dò dẫm trong làn khói mù mịt, cố nạp đạn lần nữa.

Quả đạn chỉ té vào bọn kia, và sau khi khói tan, chúng vẫn không làm sao. Chúng chửi rủa và nạp đạn súng hỏa mai.

Chiếc Joliette vẫn trôi, trở thành miếng mồi ngon cho tàu địch.

- Scaino, đưa bánh lái đây, còn bố già, cố mà lái nh

Một loạt đạn hỏa mai làm tóe nước quanh họ. Thuyền trưởng thét lên và giữ chặt lấy cánh tay phải.

- Ôi! Ông bị thương rồi! - Angélique rú lên và lao về phía ông ta

- Quân khốn khiếp! Ta sẽ bắt chúng nó đền tội. Bố ơi! bố có biết bắn đại bác không?

- Tôi đã từng làm pháo thủ cho Soliman Pasha.

- Tốt lắm! Bịt nòng lại và chuẩn bị mồi nổ. Mutcho cầm lái đây.

Chiếc xuồng chỉ còn cách họ khoảng một trăm mét nhưng rất khó bắn trúng vì mũi nó hướng về phía họ. Sóng to gió lớn khiến cho cả hai con thuyền bập bềnh trên mặt biển.

- Đầu hàng đi, lũ rồ! - Tên có băng đen ở mắt thét lên.

Melchior Panassave, tay vẫn nắm chặt cánh tay bị thương, quay lại nhìn các chiến hữu của mình. Tất cả đều lắc đầu.

Ông lập tức gầm lên: “Một thuyền trưởng xứ Provence không bao giờ đầu hàng!”. Rồi đưa ngón tay lên ra hiệu cho Savary, ông thì thầm: “bắn đi!”.

Tiếng nổ thứ hai rung chuyển chiếc thuyền. Khi làn khói tan, mái chèo và ván thuyền lềnh bềnh trên mặt nước, có dăm bảy người bám theo.

- Hoan hô! Thuyền trưởng khẽ nói - Nào, dong tất cả buồm lên! Cố chạy thoát.

Nhưng một tiếng ầm làm rung chuyển chiếc Joliette. Angélique có cảm giác như cái mép thuyền nàng bám vào tan ra như bơ nóng. Nước lạnh buốt tràn ngập hai bàn chân nàng. Rồi nàng cảm thấy vị mằn mặn trong mồm.