Họ đi rất lâu trên hòn đảo hoang vắng, cuối cùng họ nhìn thấy trên một mũi đất cái tháp màu sẫm của một tòa lâu đài.
- Lạy Chúa - trung úy Millerand thì thầm - Chúng ta có thể đến đó xin vị lãnh chúa vùng này cho trú chân ít lâu.
Chàng gần như kiệt sức sau một đêm ngâm mình trong nước biển giá buốt, chống chọi với mệt nhọc, chu
t rút và thất vọng. Cuối cùng, vào lúc bình minh, sóng bể đã đẩy chàng vào bờ, bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, chàng tìm vài thứ ốcăn cho đỡ đói. Rồi chàng lê chân vào sâu trong đất liền tìm người cứu giúp. Đúng lúc ấy có tiếng phụ nữ kêu cứu. Chàng vội chạy ngay đến nơi Angélique đang giằng co với Nicolas.
Nỗi căm giận khi tìm thấy tên cầm đầu cuộc bạo loạn đã giết chết bao nhiêu chiến hữu của mình khiến chàng có đủ sức mạnh để trả thù cho họ. Song sau khi hạ được địch thủ chàng mới thấy mình mẩy đau như dần vì những cú đấm của Nicolas, và giờ đây chàng hầu như kiệt sức.
Angélique cũng sắp ngất xỉu vì khát.
Thấy tòa lâu đài, hai người như sống lại, họ cố cất bước đi nhanh. Quang cảnh hoang vu, tĩnh mịch bỗng như mang một sắc thái mới. Ở bãi biển xa xa họ thấy thấp thoáng những bóng người. Đến chỗ ngoặt đầu tiên, họ gặp một bầy dê đang lặng lẽ gặm cỏ.
Millerand nhìn chúng, cau mày. Chàng kéo Angélique đến sau một mỏm đá và ra hiệu cho nàng nằm xuống.
- Chuyện gì thế?
- Tôi không biết. Nhưng mấy con dê kia nom khả nghi lắm.
- Chúng làm sao?
- Tôi chắc người ta đeo đèn con quanh cổ và thả chúng lang thang trên bờ.
- Ông nói thế nghĩa là thế nào?
Chàng đặt một ngón tay lên môi trong khi bò về phía bờ vách đá. Quan sát một lúc, chàng ra hiệu cho Angélique bò đến.
- Tôi nói không sai - chàng thì thầm - Xem kìa!
Phía dưới, ngay cạnh lâu đài, một dòng nước lớn đang đổ ra biển. Giữa các mỏm đá lềnh bềnh các mảnh vỡ của một chiếc tàu bị đắm: cột buồm mái chèo, buồm, mảnh lan can thiếp vàng, thùng và ván gỗ, mà sóng biển đang xô đẩy qua lại, đây đó có những xác chết. Vài xác khác đã đặt lên các mỏm đá, trang phục màu đỏ in bóng trong những vũng nước, thủy triều đổ lại. Trên bãi cát nơi các con chim biển đang kêu lanh lảnh, đàn ông, đàn bà đang dùng câu liêm lôi lên bờ những gì còn sót lại. Những người khác đang đẩy các xác chết xuống nước. Số còn lại đang bơi những thuyền con ra chỗ xác con tàu bị va vào các mỏm đá ở cửa sông.
- Họ là bọn chuyên bẫy tàu - Millerand thì thào - Lũ quạ biển. Họ buộc đèn bão vào cổ những con dê vào ban đêm, tàu bè đi lạc nhìn thấy tưởng là đèn đuốc trên bến cảng và lái vào đó để rồi va vào các mỏm đá.
- Thì ra bọn nổi loạn ẩn náu định vào đây?
- Đáng đời chúng nó - Nhưng ngài Vivonne sẽ nói gì đây khi ngài biết tin chiếc kì hạm của ngài bị mất. Chiếc Royal già nua đáng thương!
- Ông định làm gì?
Chàng chưa kịp đáp thì đã thấy đằng sau xuất hiện mười người đàn ông da sạm nắng.
Bọn chúng trói quặt tay họ ra đằng sau và dẫn họ đến gặp Xinho[1] Paolo de Visconti, vị lãnh chúa vùng này, tại cái tháp dựng trên các mỏm đá núi lửa.
Y là người Genoa, cao lớn như một đấu sĩ, vạm vỡ đến mức tưởng chừng như chiếc áo chẽn xa tanh y đang mặc có thể rách toạc bất cứ lúc nào. Qua nụ cười nhăn nhở và nét mặt hung ác của y, người ta dễ dàng nhận ra y là một tên cướp. Mà quả không sai. Y làm đầu lĩnh của bọn cướp đảo Corse cũng tàn bạo như y.
Thấy hai tù nhân y hớn hở ra mặt. Số chiến lợi phẩm trên chiếc gale cũ kĩ và một dúm nô lệ hình như quá ít ỏi đối với y.
- Một sĩ quan của Đức Vua nước Pháp! - Y hét lên - Chắc là gia đình ông rất yêu quí ông, gia đình ông chắc nhiều tiền lắm? Dio mio, che bello ragazzo![2] - hắn thở dài đưa bàn tay bẩn thỉu đeo một chiếc nhẫn to tướng xoa cằm Angélique." align="justify">Trung úy Millerand đứng thẳng người:
- Phu nhân Plessis-Bellières - chàng nói như để giới thiệu nàng.
- Một phụ nữ! Madonna! Ma granda che carina! Che bella ragazza[3]. Tôi thích những người trẻ tuổi, còn một phụ nữ như thế này thì rất hiếm!
Qua y, trung úy Millerand được biết cơn bão đã đưa họ đến bờ biển Corse, một vùng đất hoang vu bị bỏ rơi, đặt dưới quyền cai trị của Genoa.
Vì kính trọng địa vị của hai người, y mời họ dùng cơm tối. Cách tiếp khách của y vừa xa hoa vừa quê mùa. Các khăn trải bàn viền đăng ten quả là những tác phẩm thủ công kì mỹ, nhưng trên bàn lại không có đĩa, mà chỉ có mấy chiếc thìa dùng để xẻ thức ăn. Họ bốc thức ăn trên mt chiếc đĩa bạc mang nhãn hiệu của một nhà kim hoàn nổi tiếng ở Venise.
Đầu tiên Visconti thết khách món lợn sữa quay có điểm ít thì là và hạt dẻ. Rồi bọn gia nhân bưng tiếp ra một nồi cháo loãng nấu với nghệ, lổn nhổn các mẩu bánh ngọt và pho mát.
Mặc dù vẫn hơi nghi ngại, Angélique ăn rất khỏe. Chủ nhà vừa rót vào ly nạm bạc của nàng một thứ rượu thơm sẫm màu vừa chăm chú nhìn nàng. Uống xong ly rượu nàng bỗng cảm thấy máu dồn lên mặt. Nàng đưa mắt lo sợ nhìn Millerand. Chàng hiểu ý và nói đỡ cho nàng.
- Phu nhân Plessis quá mệt rồi. Ông có thể cho phu nhân nghỉ ngơi một chút ở nơi yên tĩnh không?
- Mệt à? Bà đây là người yêu của ông?
Chàng sĩ quan trẻ tuổi đỏ bừng cả mặt:
- Không.
- A! Thế thì tốt. Tôi đã thấy dễ thở hơn rồi - gã người Genoa vừa nói, vừa đưa tay xoa ngực - Nãy giờ tôi không muốn làm ông lúng túng. Nhưng bây giờ mọi chuyện đều ổn cả - Y quay lại phía Angélique - Bà mệt à? Tôi hiểu rồi. Tôi ngốc quá. Tôi sẽ đưa bà đến… tiếng Pháp nói thế nào nhỉ… phòng bà.
Ngay ở đỉnh tháp có một căn phòng thông gió. Trong phòng kê một cái giường có giải khăn thêu và phủ bằng khăn gấm. Có rất nhiều gương Venise, đồng hồ Pháp và áo giáp Thổ Nhĩ Kì. Angélique thấy nó chẳng khác gì cái kho của bọn trộm cắp ở Tháp Nesle.
Cô hầu người Corse cứ một mực mời nàng đi tắm và đưa cho nàng một chiếc váy khá đẹp lấy ra từ tủ quần áo. Chắc hẳn những thứ này cũng là đồ hôi được của những du khách quá liều lĩnh.
Angélique khoan khoái dầm mình trong bồn nước ấm và duỗi dài đôi chân ê ẩm, rát bỏng vì nắng và nước biển. Nhưng nàng khăng khăng đòi mặc lại quần áo của mình, mặc dù nó đã bị rách và ố. Nàng cẩn thận buộc lại thắt lưng đầy chặt tiền vàng. Bộ trang phục đàn ông và số tiền sẽ giúp ích cho nàng phần nào.
Nàng có cảm giác là chiếc giường lắc lư như con tàu trong cơn bão đang rút đi chút sức lực còn sót lại của nàng. Các khuôn mặt của Nicolas, của bọn tội phạm, của Paolo cứ lượn đi lượn lại nhìn nàng thèm khát hay tình tứ. Cuối cùng nàng thiếp đi trong một giấc ngủ chập chờn.
Tiếng gõ vào cửa số làm nàng tỉnh giấc. Một giọng gọi khẽ: “Bà chủ! Bà chủ! Con đây. Hầu tước phu nhân, mở cửa cho con”!
Nàng giụi trán. Một luồng gió lạnh buốt thổi vào phòng.
- Con đây, Flipot đây!
Nàng đứng dậy và lần ra cửa. Bên ngoài, nàng thấy chú thị đồng xách một chiếc đèn dầu.
- Thưa hầu tước phu nhân, bà có khỏe không ? - Chú hỏi, cười toác đến tận mang tai.
- Nhưng mà… nhưng mà làm sao... rồi dần dần nàng hiểu ra - Nhưng mày từ đâu đến?
Nàng đặt tay lên hai vai nó và hôn nó:
- Con ơi, ta rất vui mừng gặp lại con! Ta cứ tưởng con bị bọn tù giết rồi, hoặc bị chết đuối.
- Không đâu, Calembredaine nhận ra con khi chúng ta còn ở trên gale - “Nó là người của ta” - Y nói. Con xin y tha cho ông thầy thuốc nữa, vì ông không thể làm hại họ. Họ nhốt chúng con trong một buồng kho, nhưng ông Savary nhặt được chìa khóa. Trời tối om và đúng vào giữa lúc bão đang gầm rú. Bọn nô lệ đang kêu thét trong hầm, và những tên không bị xích thì bò lổm ngổm khắp nơi. Khi chúng con phát hiện bà vẫn chưa xuống thuyền, ông Savary và con tìm cách thả chiếc xuồng thoi xuống, ông già cũng biết chút ít nghề đi biển! Thế nhưng ông vẫn để chúng con sa vào tay bọn đánh cá của Paolo. Nhưng chúng con vẫn còn nguyên lành, và họ cho chúng con ăn. Khi chúng con biết bà cũng được cứu thoát, chúng con mừng hết sức.
- Đúng thế, con ạ, đã đành là chúng ta vẫn sống sót, nhưng hãy nhìn cái cảnh hỗn tạp này. Chúng ta đang nằm trong tay một băng cướp khét tiếng.
- Chính vì thế mà con đến đây tìm bà. Sắp có một chiếc tầu ra khơi. Phải, một thương nhân bị Paolo giam giữ, ông ta tìm cách trốn. Ông ta sẵn lòng đợi chúng ta một tiếng, nhưng chúng ta phải nhanh lên.
Angélique quyết định ngay. Mọi thứ nàng có nàng đều mang theo người. Nàng đảo mắt nhìn quanh căn phòng, thấy một chiếc dao găm, nàng bèn luồn vào ống tay áo, nghĩ rằng có lúc sẽ cần đến nó.
- Ta làm sao lọt ra khỏi lâu đài? - Nàng thì thầm
- Thì cứ thử xem. Bọn chúng đang chè chén suốt đêm ăn mừng thắng lợi.
Chúng tìm được bốn, năm thùng vang trên tàu. Giờ thì chúng say bí tỉ.
- Thế còn Paolo?
- Con chằng nhìn thấy hắn đâu. Chắc cũng đang say vùi ở một xó xỉnh nào đó.
Angélique hỏi thăm trung úy Millerand. Flipot cho biết chàng đã bị giam ở trong hầm tối và chỉ còn biết phó thác số mệnh cho Thượng đế.
Hai người bò xuống từng bậc thang. Gió lùa suýt thổi tắt ngọn đèn dầu. Ở bậc cuối cùng, tên Genoa đang loạng choạng chuẩn bị bước lên. Nhìn thấy hai người hắn mỉm cười, một nụ cười chẳng báo hiệu điều gì tốt lành:
- A Signora che coa c’e? Bà đến tìm tôi đấy ư? Thế thì còn gì bằng!
Chỉ còn mấy bậc nữa là xuống chân cầu thang Angélique chợt hiểu ngay tình thế lúc đó. Bên trên Paolo là một cái giàn đỡ bốn ngọn nến to mắc qua ròng rọc trên trần nhà, đầu dây buộc vào tường cầu thang. Chỉ một loáng Angélique đã rút dao và cắt đứt sợi dây.
Nàng chẳng biết hệ thống đèn treo thô kệch ấy có rơi vào đầu tên Genoa không, vì tất cả đèn đóm đều phụt tắt. Nhưng nàng nghe hắn thét lên, và đoán rằng nếu hắn không chết thì ít ra cũng ở trong một tình thế rất gay go.
Lợi dụng bóng tối hỗn độn, Angélique và Flipot chuồn ra cổng, băng qua sân một cách dễ dàng. Flipot tìm thấy lối mòn dẫn đến điểm hẹn. Những đám mây cuồn cuộn che lấp cả trăng rằm.
- Đường này - Flipot nói.
Họ vừa trườn ra khỏi bụi cây thì nghe tiếng sóng vỗ vào đá cuội trên bãi biển. Sau đó họ đến một vụng nhỏ và thấy có nhiều bóng người lảng vảng quanh một chiếc thuyền.
- Thế ra chính bà là người muốn làm mồi cho cá ngoài khơi đảo Corsica và Sardinia? - Một giọng Marseille hỏi.
- Vâng, chính tôi - Angélique đáp - Đây, có chút gọi là.
- Ta sẽ bàn chuyện ấy sau. Hãy xuống thuyền đã.
ách đó mấy bước, Savary nom giống như một thần biển đang lầm rầm trong đêm tối lộng gió:
- Lòng tham sẽ mang đến bất hạnh cho người, hỡi thần Moloch lòng tham vô đáy, con bạch tuộc khổng lồ, con đỉa xấu xa sống bám vào của cải kẻ khác. Ta đã hiến cho người tất cả, thế mà người nỡ từ chối ta.
- Tôi sẽ trả tiền cho ông ta - Angélique nói
- Chà, đông quá - thuyền trưởng càu nhàu.
Đoạn ông đi lấy cái bánh lái và vờ như không trông thấy ông lão đang vất vả trèo xuống thuyền với chiếc túi, cái ô và mớ chai lọ lỉnh kỉnh.
Mặt trăng, từ thuở xa xưa vẫn là đồng minh của những kẻ chạy trốn và buôn lậu, đã ẩn mình sau đám mây. Chiếc thuyền có đủ thời gian vượt qua các mỏm đá, mà bọn lính canh Genoa đang gác ở đó chẳng phát hiện ra. Khi trăng lại ló ra sau đám mây thì ngọn hải đăng trên đỉnh hầm cũng mờ dần.
Viên thuyền trưởng xứ Provence thở phào nhẹ nhõm.
- Xong! ông nói - Bây giờ có thể hát hò đôi chút. Giữ tay lái, Mutcho.
Ông lấy từ trong tủ ra một chiếc đàn ghita, rồi cẩn thận so dây. Chẳng mấy chốc khắp Địa Trung Hải vang lên giọng nam trầm của ông.
- Có phải chính bà là vị mệnh phụ ở Marseille muốn đi thăm hậu cung của Quốc vương Thổ Nhĩ Kì không? Hừm, đúng là chẳng ai ngăn nổi bà.
Trời đã sáng và Angélique nhận ngay ra thuyền trưởng của tàu Joliette, đúng người thuyền trưởng hồi ở Marseille đã can ngăn nàng đừng lao vào chuyến đi nguy hiểm này. Ông tên là Melchior Panassave, trạc bốn mươi tuổi, khuôn mặt sạm nắng, đầu đội một chiếc mũ trùm kiểu Naples có sọc đỏ và quần đen. Ông nhay nhay dọc tẩu một hồi, ngoác mồm cười một mình, rồi quay sang phía
- Một khi người đàn bà đã quyết làm điều gì - ông nhận xét - thì có trời mà ngăn được.
Người thủy thủ già, móm mém tên là Scaciano, một con người ít nói, biểu thị sự đồng tình bằng một tia nước thuốc lào.
Nhóm thủy thủ có cả một chú bé người Hi lạp tên là Mutcho.
- Vậy là ta đã ngồi yên trên thuyền cả rồi, thưa bà - thuyền trưởng nói - Hàng họ nhiều quá, chẳng còn bao nhiêu chỗ cho khách. Vả lại tôi đâu có nghĩ là phải chở một bà khách thế này.
- Tại sao ông không coi tôi chỉ như một cậu bé? Ông không phải là người đầu tiên nhầm tôi là một công tử đâu nhé.
- Suy cho cùng có lẽ đó là cách tốt nhất. Nhưng việc gì phải đóng kịch, khi ở đây chỉ có chúng ta với nhau thôi.
- Ông mà làm thế, ông sẽ quen đi, và nhỡ ra bị bọn đạo tặc chặn giữa đường…
- Cô thứ lỗi cho tôi nhé, đúng là cô ngây thơ quá đấy, cô gái đáng thương ạ. Chỉ cần nhìn gương mặt xinh xắn của cô, thì dù cô có mặc quần áo con gái hay con trai, chúng cũng sẽ thịt cô ngay. Cứ thử hỏi Mezzo-Morte, Đô đốc hạm đội Algiers mà xem. Ha ha! Ông nháy mắt với người thủy thủ già trầm lặng.
Angélique nhún vai:
- Thật là phi lý, lúc nào cũng cứ cho rằng trước sau rồi chúng ta cũng sẽ rơi vào tay bọn Berber hay vua Thổ.
- Thưa bà, à xin lỗi, thưa ông, chẳng phải tôi tưởng tượng đâu. Chính tôi đã mười lần bị chúng bắt, trong đó năm lần bị bán trao tay gần như tức khắc, còn những lần khác tôi bị giam, tổng cộng là mười ba năm. Chúng bắt tôi làm nô lệ trong các vườn nho trên bờ biển Bosphorus, trong các hiệu bánh mì của một tên tổng trấn Thổ hay một tên có biệt thự ở gần Constantinople. Cô có thể tưởng tượng là tôi đã làm thợ nướng bánh mì không? Thật là một c hình đối với một người quen đi biển như tôi. Tệ nhất là phải cán những cái bánh đa mỏng như chiếc mùi xoa rồi cho vào lò. Dĩ nhiên là rồi đâu cũng vào đó, nhưng điều làm tôi khó chịu nhất là lũ hoạn quan cầm kiếm lúc nào cũng kè kè bên tôi vì sợ tôi liếc mắt đưa tình với cô gái đằng sau bức rèm ở hậu cung.
Trời đã quang. Những áng mây trắng ngấn bạc lơ lửng trôi ngang trời, gió rít lên làm sủi bọt các ngọn sóng.
- Thật là may, vừa ra khỏi bờ thì bão tan - Panassave nói tiếp, rít một hơi tẩu - Từ đây đến Sicile chắc chắn sẽ thuận buồm xuôi gió.
- Nếu không có bọn Berber - Savary xen vào - đang đợi ở hai bên cánh gà.
- Có điều tôi không hiểu nổi - Angélique nói - là làm sao ông vẫn can đảm đi biển trở lại sau bao nhiêu rủi ro. Cái gì đã khiến ông làm tôi thắc mắc quá.
- Ha! Bà đã bắt đầu hiểu ra rồi đấy. Đó là một dấu hiệu tốt. Có gì lạ đâu, nghề của tôi mà, thưa bà. Những bó con con bọc giấy bạc hà bà nhìn thấy kia kìa, toàn là rễ cỏ và lưu li. Tôi mang đến vùng Levant đổi lấy chè Xiêm. Cỏ đổi cỏ, kiểu như thế.
- Nhưng chè không thuộc họ mía hay thì là - Savary nói một cách hùng hồn - Đó là của một cây giống như trúc đào. Uống vào nó làm cho trí thanh khiết, mắt sáng, nó là một biệt dược chữa bệnh đầy hơi.
- Tôi thì tôi cũng thích chè! - Panassave nói với vẻ ranh mãnh - Nhưng tôi thích cà phê Thổ hơn. Tôi bán chè của tôi cho các hiệp sĩ xứ Malte, và họ bán lại cho các bộ tộc Barbary - người Algérie, Tunisie và Maroc. Rõ ràng họ là những tay uống chè rất sành. Tôi cũng sẽ mang về một ít san hô, và một ít ngọc trai Ấn Độ giấu trong thắt lưng. Thế đấy!