Chương 27: Chuẩn

Sau khi uống rượu, Trương Nguyệt Lộc không lập tức trở về nhà, mà còn ghé qua Ngọc Châu Phong, lúc về đến nhà đã là giờ Ngọ.

Ngọc Kinh Thành nằm trên đỉnh Ngọc Hư Phong, Ngọc Châu Phong là đỉnh núi liền kề với Ngọc Hư Phong. Giữa hai đỉnh núi này có ba mươi sáu đài lơ lửng, các đài được nối liền với nhau bằng những cây cầu treo bằng dây xích sắt.

Nếu muốn từ Ngọc Hư Phong sang Ngọc Châu Phong, những ai có tu vi cao thì đều có thể ngự phong mà đi, tu vi kém hơn thì phải đi qua cầu. Chỉ là trên đỉnh Côn Lôn gió núi lạnh buốt, nếu không có tu vi thì sẽ bị lạnh đến môi tím tái, mặt mày trắng bệch. Xích sắt thì đung đưa không ngừng, rất khó để đi qua.

Trương Nguyệt Lộc vẫn nhớ lần đầu tiên mình qua cầu treo, xích sắt dưới chân cứ lay động trong gió, phía dưới cầu là vực thẳm vạn trượng, nhìn xuống chỉ thấy mây mù lơ lửng quanh eo núi.

Lúc đó Trương Nguyệt Lộc sợ hãi đến mất hồn, bị người khác cười nhạo, vì vậy nàng coi việc đi qua cầu dây như là cách rèn luyện tinh thần, phải đối mặt với khó khăn.

Ban đầu, Trương Nguyệt Lộc di chuyển từng bước chậm chạp trên cầu treo vì sợ hãi. Đến giờ, nàng đã có thể tự tin bước lên dây sắt dùng làm lan can mà đi qua cầu, trong lòng không chút gợn sóng.

Trên Ngọc Châu Phong, vẫn có người cư trú, chủ yếu là các đạo nhân khổ tu. Vì vậy, Ngọc Châu Phong vẫn giữ được dáng vẻ nguyên sơ, chỉ có lác đác vài động phủ, không có trận pháp, gió lạnh rít gào, khác hẳn với nơi đầy cung điện như Ngọc Hư Phong.

Trương Nguyệt Lộc ban đầu vốn định thăm một bằng hữu, nhưng đến trước cửa thì đột nhiên cảm thấy không còn hứng thú gặp gỡ nữa, nên nàng lại quay về Ngọc Hư Phong. Đúng là "hứng lên thì đi, hết hứng thì về".

Cha mẹ của Trương Nguyệt Lộc không ở Ngọc Kinh. Trong nhà, ngoài nàng ra, thì chỉ có một đôi vợ chồng đạo dân lớn tuổi chăm lo sinh hoạt hàng ngày cho nàng.

Đôi vợ chồng này không phải là nô bộc danh môn thế gia trong thế tục, mà là người giúp việc được thuê. Đạo môn nghiêm cấm việc ngược đãi người làm, nếu phát hiện sẽ bị trừng phạt nặng. Trước đây đã có một vị đạo sĩ tam phẩm lạm dụng người làm, kết quả bị buộc phải từ chức, giáng từ tam phẩm U Dật đạo sĩ xuống tứ phẩm Tế Tửu đạo sĩ.

Thông thường, các đệ tử đạo môn xuất thân từ danh môn thế gia đều có thân bộc từ gia tộc đi theo, nhưng Trương Nguyệt Lộc không phải là đệ tử thế gia. Nàng mang họ Trương, nhưng không phải là dòng dõi chính của Trương gia, chỉ là một nhánh xa xôi, vì vậy đạo môn thuê người để giúp nàng xử lý sinh hoạt. Bởi vì công việc của Trương Nguyệt Lộc tại Bắc Thần Đường và phó đường chủ Thiên Cương Đường không phải là việc nhàn hạ, không có thời gian để xử lý các việc vặt.

Hai vợ chồng này trước đây làm việc cho Bắc Thần Đường, sau khi Trương Nguyệt Lộc từ Bắc Thần Đường chuyển sang Thiên Cương Đường, họ cũng theo nàng sang Thiên Cương Đường, mỗi người mỗi tháng nhận ba quan tiền từ Thiên Cương Đường.

Trương Nguyệt Lộc không cao ngạo, nàng có thể cùng uống rượu với Tề Huyền Tố, nên tất nhiên cũng không hống hách với người làm. Vì vậy, ba người sống chung rất hòa hợp, đôi vợ chồng già không có con cái, nên vẫn luôn coi Trương Nguyệt Lộc như hậu bối mà chăm sóc.

Trương Nguyệt Lộc vừa định đi ngủ một lát, bà Hà đã đến, ngửi thấy mùi rượu trên người Trương Nguyệt Lộc, không nhịn được nói: “Cô nương, cô uống rượu?”

Trương Nguyệt Lộc làm động tác lắc lư chén rượu, mỉm cười nói: “Một chút thôi.” (Biên: dễ thương ghê, eo nhèo )

“Trời đất, làm gì có cô nương nhà ai tối muộn lại ra ngoài uống rượu.” Bà Hà vẫn giữ tư tưởng của người xưa, “Nếu chuyện này truyền ra ngoài, danh tiếng của cô sẽ thế nào?”

Trương Nguyệt Lộc không để tâm: "Ta là đạo sĩ tứ phẩm của đạo môn, không phải tiểu thư khuê các, uống chút rượu có là gì, chỉ là ở Ngọc Kinh không có tửu lâu, nếu không ta còn muốn thử xem sao."

Bà Hà vội vàng can: "Cô càng nói càng quá, mau dừng lại thôi."

Trong lúc nói chuyện, bà Hà giúp Trương Nguyệt Lộc cởi áo ngoài để đem giặt, tẩy đi mùi rượu.

Trương Nguyệt Lộc thay một bộ trung y, lại khoác thêm một chiếc áo khoác mỏng bằng lụa trắng.

Bà Hà ôm bộ y phục của Trương Nguyệt Lộc nói: "À, đúng rồi, chiều nay cô không có ở nhà, có một vị chủ sự tứ phẩm mang đến một cuốn sổ, nói là danh sách người được tuyển chọn đợt đầu tiên. Ta để trên bàn trong thư phòng của cô rồi. Ông ấy còn nói danh sách đợt hai chậm nhất sẽ gửi đến trước rằm tháng tám."

Trương Nguyệt Lộc “ồ” một tiếng rồi đi về phía thư phòng.

Thư phòng của Trương Nguyệt Lộc không lớn, bốn bức tường đều khác biệt. Một mặt là giá sách chất đầy sách, một mặt là tủ trưng bày đồ cổ như đồng hồ tự động, kính viễn vọng, mô hình tàu sắt. Mặt tường hướng đông có cửa sổ, đối diện cửa là án thư ( tức cái bàn ), trên đó có giá kiếm, để ngang một thanh kiếm cổ.

Trên bàn, ngoài những đồ dùng văn phòng như bút, nghiên mực, còn có một cuốn sổ dày, chính là danh sách mà bà Hà đã nói.

Trương Nguyệt Lộc ngồi xuống sau án thư, cầm cuốn sổ lên và lật xem.

Ánh mắt nàng bỗng nhiên dừng lại, nhìn thấy một cái tên.

Tề Huyền Tố.

Liệu có phải cùng một người không? Hay chỉ là trùng tên?

Trương Nguyệt Lộc lật theo mục lục đến trang hồ sơ của Tề Huyền Tố.

Mẫu giấy công văn tiêu chuẩn của đạo môn, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới.

Tên: Tề Huyền Tố. Ghi chú: Tự là Thiên Uyên.

Tuổi: Hai mươi tư. Ghi chú: Dựa vào ngày được nhận nuôi tại Vạn Tượng Đạo Cung Dưỡng Anh Đường.

Phẩm cấp: Đạo sĩ thất phẩm. Ghi chú: Đánh giá ba năm gần đây, trung thượng, trung thượng, trung thượng.

Xuất thân: Vạn Tượng Đạo Cung khóa Giáp năm Bính Tý. Ghi chú: Thành tích tốt nghiệp xuất sắc.

Sư thừa: Tề Hạo Nhiên. Ghi chú: Đạo sĩ Tế Tửu tứ phẩm, đã qua đời do tai nạn.

Nhiệm chức: Không. Ghi chú: Du phương đạo nhân.

Địa chỉ: Hải Thiềm Phường, đường Trường Chân, ngõ Thạch Bi số mười tám. Ghi chú: Không thường trú, đa phần ở ngoài du lịch.

Truyền thừa: Tán nhân.

Tu vi: Giai đoạn Côn Lôn của Tiên Thiên nhân. Ghi chú: Nội đan cảnh giới của tán nhân.

Thuộc: Chính Nhất Đạo. Ghi chú: Chưa từng thụ lục.

Đạo lữ: Không. Ghi chú: Chưa xuất gia, có thể tự do cưới hỏi.

Con cái đệ tử: Không. Ghi chú: Không có tư cách thu nhận đệ tử.

Ghi chép xử phạt: Không.

Ghi chép công trạng: Không.

Đánh giá tổng hợp: Ất. Ghi chú:Tổng cộng chia làm bốn loại.

Ý kiến chủ sự: Đề nghị tuyển dụng.

Ý kiến phó đường chủ: Để trống.

Đây là ý kiến ban đầu, ccuối cùng vẫn phải xem xét cuộc phỏng vấn vào ngày mười sáu tháng tám. Nhưng nếu bị Trương Nguyệt Lộc từ chối, thì cuộc phỏng vấn vào ngày mười sáu tháng tám sẽ bị hủy.

Cái gọi là phỏng vấn, "miến" đồng nghĩa với "diện", ban đầu có nghĩa là khảo sát kỹ lưỡng, sau dần biến thành nghĩa phỏng vấn, kiểm tra trực tiếp.

Trương Nguyệt Lộc nhìn vào trang hồ sơ, trên mặt nở một nụ cười nhạt.

Quả là nhân sinh không hẹn mà gặp.

Nàng lấy từ bút ống một cây bút đỏ, viết vào phần "Ý kiến của Phó Đường chủ" một chữ "Chuẩn".

……

"Hắt xì!"

Vừa tỉnh dậy, Tề Huyền Tố liền hắt hơi một cái, trong lòng cảm thấy kỳ quái. Sau khi đã đạt đến cảnh giới Tiên Thiên nhân,bệnh tật thường không thể xâm hại, sao lại cảm lạnh được? Hay là đã để lại di chứng từ lúc ở Phượng Đài huyện?

Không lẽ có người đang nhắc đến mình?

Chẳng lẽ là Thất Nương?

Tề Huyền Tố nghĩ đến đây, liền lấy chiếc đồng hồ bỏ túi cũ kỹ của Thất Nương ra xem giờ.

Giờ Ngọ ba khắc.

Thời gian không còn sớm nữa.

Tề Huyền Tố dự định dành cả buổi chiều để dọn dẹp trong ngoài tiểu viện này.

Đây không phải là việc nhỏ, chỉ tính riêng lớp lá rụng dày đặc trong vườn, lớp dưới cùng gần như đã thành bùn, cũng đã tốn không ít thời gian.

Còn về kẻ thù.

Thẩm Ngọc Tắc đã chết, người chết như đèn tắt, người nhà họ Thẩm nhiều lắm cũng chỉ tìm cách báo thù cho hắn, sẽ không bận tâm đến những việc khác của hắn.

Kết luận của Bắc Thần Đường là Thẩm Ngọc Tắc chết dưới tay Thanh Bình Hội, chỉ cần Tề Huyền Tố không lộ ra mối quan hệ với Thanh Bình Hội, thì sẽ không ai có thể truy ra hắn với vụ án của Thẩm Ngọc Tắc. Ai bảo Thẩm Ngọc Tắc kết thù khắp nơi, kẻ thù nhiều không kể xiết, mà trọng lượng của hắn vẫn chưa đủ để khiến nhà họ Thẩm huy động toàn bộ lực lượng để truy tìm hung thủ.

Tề Huyền Tố không muốn trở về chủ yếu là vì động cảnh thương tình. Chỉ có cái nghèo mới khiến người ta không có quyền được buồn. Nói cho ngoa, chỉ riêng sống sót, đã phải dốc hết sức lực rồi. Dù lời này có chút sáo rỗng, nhưng cũng không sai.

Một buổi chiều nhàn nhã, một buổi chiều đầy nắng.

Tề Huyền Tố xắn tay áo, dọn dẹp sân vườn.

Trương Nguyệt Lộc thì ngồi sau bàn làm việc, tiếp tục lật xem từng hồ sơ một cách vô cùng nhàm chán.

Ngoại trừ Tề Huyền Tố, không ai trong danh sách có thể thu hút sự chú ý của Trương Nguyệt Lộc. Thực ra, Tề Huyền Tố thu hút sự chú ý của Trương Nguyệt Lộc là vì họ đã gặp nhau.

Khi Trương Nguyệt Lộc đang cân nhắc liệu có nên ngủ một lát, một hồ sơ khác lại thu hút sự chú ý của nàng. Không giống như hồ sơ đơn giản của Tề Huyền Tố, hồ sơ này dài tới hai trang.

Hồ sơ của Hứa Khấu:

Tên: Hứa Khấu. Ghi chú: Biệt hiệu Tiểu Diêm La.

Tuổi: Ba mươi.

Phẩm cấp: Đạo sĩ lục phẩm. Ghi chú: Ba năm gần đây đánh giá, trung hạ, thượng, hạ.

Xuất thân: Thanh Loan Vệ. Ghi chú: Xuất thân từ gia đình quân hộ Thanh Loan Vệ thế tập.

Sư thừa: Không. Ghi chú: Từng làm Bách Hộ Thanh Loan Vệ.

Chức vụ: Nguyên đạo sĩ của đạo phủ Ký Châu. Ghi chú: Được đạo phủ Ký Châu tiến cử.

Địa chỉ: Không rõ. Ghi chú: Người Ký Châu phủ Bắc Hải.

Truyền thừa: Võ phu.

Tu vi: Giai đoạn Ngọc Hư của Tiên Thiên nhân. Ghi chú: Cảnh giới huyết nhục diễn sinh của võ phu.

Thuộc: Thái Bình Đạo.

Đạo lữ: Có một vợ. Ghi chú: Không phải người trong đạo môn, đã qua đời.

Con cái đệ tử: Không. Ghi chú: Không có tư cách thu nhận đệ tử.

Ghi chép hình phạt: Từng vì tra tấn tù nhân đến chết, bị giáng xuống lục phẩm đạo sĩ. Vì không nghe lệnh, bị ghi lỗi một lần. Vì hành động liều lĩnh, khiến yêu nghiệt trốn thoát, bị ghi lỗi lớn một lần. Bị giáng xuống thất phẩm đạo sĩ vì đánh nhau và dùng binh khí với đồng môn, khiến đồng môn tàn phế. Bị giáng xuống bát phẩm đạo sĩ vì lăng mạ cấp trên. Ghi chú: Đây là phiên bản tóm tắt của hồ sơ, chi tiết cần xem xét các tài liệu liên quan.

Ghi chép công trạng: Bắt giữ một đầu mục Thanh Bình Hội, được ghi công "Huyền tự công" một lần, thăng lên ngũ phẩm đạo sĩ. Phá án tà đạo truyền giáo ở phủ Bắc Hải, được ghi công "Hoàng tự công" một lần, thăng lên thất phẩm đạo sĩ. Giết bốn yêu nhân tà đạo giai đoạn Côn Lôn, được ghi công "Hoàng tự công" một lần, thăng lên lục phẩm đạo sĩ. Ghi chú: Đây là phiên bản tóm tắt của hồ sơ, chi tiết cần tra cứu các văn bản liên quan.

Đánh giá tổng hợp: Bính. Ghi chú: Tổng cộng chia làm bốn loại.

Ý kiến chủ sự: Đề nghị thận trọng sử dụng.

Ý kiến phó đường chủ: Để trống.

Trong nội bộ đạo môn, ngoài các kỳ kiểm tra và thăng cấp đặc biệt hàng năm, còn có hệ thống công trạng và kỷ luật.

Hệ thống kỷ luật bao gồm ghi lỗi, ghi lỗi lớn, giáng cấp, khai trừ đạo tịch. Ví dụ, đạo sĩ tam phẩm gây ra bê bối ngược đãi người làm đã bị giáng cấp.

Hệ thống công trạng chia làm bốn cấp: Thiên, Địa, Huyền, Hoàng. Thiên là cao nhất, Hoàng là thấp nhất.

Công và tội đều có thể tích lũy, công nhỏ tích lũy thành công lớn có thể thăng cấp, tội nhỏ tích lũy thành tội lớn sẽ bị giáng cấp.

Trương Nguyệt Lộc xoay cây bút đỏ trong tay, trầm ngâm nói: “Là một kẻ khó bảo, cũng là một con dao hai lưỡi.”

Cuối cùng, Trương Nguyệt Lộc viết vào phần "Ý kiến của Phó Đường chủ" một chữ "Chuẩn" đỏ chót.