Chương 13: Ra ngoại thành

Để chuẩn bị cho việc ra chợ bán cá, Quốc dự tính bán một lần kiếm một món lớn, vậy nên hắn dành thêm nguyên một ngày để ngồi bờ sông câu cá.

Đáng tiếc hắn chỉ thu được cá nhỏ là chính, cá lớn thì kiếm được 4 con cá rô, cho dù hắn có ngồi lâu thả dây câu sâu đến cỡ nào, ngồi lâu bao nhiêu thì cũng không câu được con cá trám vài cân như hôm đầu tiên.

Và nguyên nhân đã được hệ thống tiết lộ.

“Chất lượng của chiếc cần câu giảm dần theo từng lần câu được cá. Cứ mỗi lần câu được 10kg sẽ giảm chất lượng một bậc. ”

Quả nhiên không có thứ gì tồn tại bất biến, cho dù đó có là sản phầm đến từ tương lai. Mùi vị mà viên bi tiết ra sẽ bị nhạt dần theo thời gian cho đến khi không còn câu được nữa.

Nói đi cũng phải nó lại, con sông này không có nhiều cá lớn như Quốc đã nghĩ, nếu hắn ở ngoài biển thì thu hoạch sẽ tốt hơn, còn ở sông thì có nhiều dưỡng chất từ đất đá và dòng chảy mạnh mùi vị của viên bi sẽ không còn được chuẩn.

Hắn câu được như vậy đã là không tồi, nên nhớ ông Bình cả đời còn chưa câu được cá trám cơ mà.

“Vậy chiếc cần câu này sẽ là đồ bỏ đi sao?”

Hệ thống: “Do bạn lạm dụng chiếc cần câu trong thời gian ngắn nên chất lượng câu giảm dần! Bạn hãy để cần câu nghỉ ngơi 15 ngày rồi tiếp tục sử dụng, hiệu quả sẽ lại như ban đầu.”

Đọc xong thông tin, Quốc chỉ còn biết thở dài:

“Xem ra kế hoạch sống dựa vào cần câu không khả thi nữa rồi.”

Ngẫm lại cũng hợp lý, câu cá chỉ là thú vui giải trí, dăm bữa nửa tháng đi câu một lần, còn hắn lại định dùng cần câu để kiếm sống. Đó chính là sự khác biệt.

Ít người sống bằng nghề câu cá, nếu nói đánh bắt cá bằng lưới thì còn nghe lọt tai.

Cố gắng lê lết câu đủ 10 cân, con bé cỡ nào cũng xúc hết.

Sau một ngày ngồi ỳ ở ngoài sông, hôm nay Quốc đã mượn thêm một chiếc xô bên nhà ông Bình gánh hai xô ra ngoài chợ bán.

Về địa điểm bán cá thì hắn có hai sự lựa chọn.

Thứ nhất sẽ đi về phía khu chợ gần ủy bản xã và trường học. nơi này đi khoảng 3-4 cây số từ trong thôn. Người mua thức ăn thường tập trung vào sáng sớm và vãng người vào tầm trưa, Ai chậm chân thì có khả năng bị ế hàng.

Địa điểm thứ hai nằm ở hướng hoàn toàn ngược lại, đi 7-8 cây số là đến ngoại vi của thành phố. Tại đây có các con buôn mua hàng từ quê vào nội thành buôn bán. Đường đi xa hơn nhưng chuyện làm ăn lại dễ dàng, tiền trao cháo múc không cần phải kỳ kèo như ở chợ quê.

Đi bộ 7-8 cây số cũng phải mất hơn 1h đồng hồ nếu đi nhanh, còn thiếu niên như Quốc vừa gánh vừa đi thì chắc 2-3 tiếng, vì cứ đi được một lúc là nghỉ.

Bước giữa trời nắng, mồ hôi gã tuôn ra như tắm. Lúc này hắn cảm thấy kiếm được đồng tiền từ lao động chân tay, không phải dễ như hắn tưởng tượng. Nhìn người đi bộ với người đi xe đạp đã là một sự khác biệt, người đi xe đạp với xe máy cũng không phải có thể so sánh ngang hàng.

Còn nhưng người đi xe hơi như bố của hắn thì xa xôi không với tới được.

Sau khi đôi vai đã mỏi nhừ, hắn đổi biết bao tư thế gánh xô từ vai trái tới vai phải đến nỗi cứ chạm một cái là cảm thấy uể oải muốn buông tay.

Khi đến ngoại thành thì cũng đã gần đến giờ ăn trưa.

Gã hỏi người dân xung quanh thì biết được nơi có thể thu mua cá cho hắn, đôi vai thúc dục đôi chân bước nhanh hơn. Chẳng bao lâu sau, Quốc đi đến một nhà kho ở ngoài trời, một bên là bãi rửa xe một bên là cửa hàng bán linh kiện máy móc.

Những chiếc xe máy chở hàng mang theo từng khối nước chứa đầy đồ hải sản đi vào trong nhà kho, nhìn lũ cá lũ tôm lớn ùn ùn được đổ xuống bể nước, Quốc nhận thấy đó là nơi mình cần tìm, hắn nhanh chóng gánh hai xô vào nhà kho.

Vừa đặt gánh xuống, xoa bóp vai một chút cho đỡ mỏi, thì có một giọng nói vang lên.

“Ê cu đến đây làm gì?”

Đó là một thanh niên cao mặt vuông, để chỏm râu dưới cằm, mặc quần áo rất gọn gàng, trên tay cầm viếc bút với quyển sổ ghi chép. Anh ta chính là người quản lý xuất nhập đồ thủy sản.

“Anh ơi, em có 10 cân cá sông, chỗ mình có mua không ạ?”

Anh quản lý nói

“Cá sông thì vào trong góc tìm ông Tài.”

Vừa nói xong hắn lập tức bỏ lơ Quốc bước nhanh tới chỗ cổng ra vào, nơi mọi người đang gỡ mấy thùng cá xuống xe.

“ Cá basa 86 kg!”

“Tùng ơi… dồn bể ba sang bể 5 đi, còn lấy chỗ cho lô mới.”

Tiếng người hô lớn khiến nhà kho trở nên nhộn nhịp không kém. Quá trình vớt cá chuyển từ bể này sang bể khác cực kỳ đơn giản, mỗi bể để có giăng tấm lưới ở dưới, khi cẩn chuyển thì kéo lưới lên, trên sàn nhà có thanh trượt ngang và một chiếc cẩu có thể dùng tay hoặc dùng máy kéo.

Mỗi tội khi chuyển cá từ bế chứa từ chỗ này sang chỗ khác đều làm nhà kho ẩm ướt vô cùng, chưa kể mùi tanh lúc nào cũng xộc thẳng vào mũi khiến người nhạy cảm cũng thất bụng dạ nôn nao.

Quốc xách hai hô cá đi tới chỗ người đàn ông trung niên ở trong góc nhà kho, đang điều chỉnh van nước chảy vào bể cá.

“Bác ơi, cân hộ cháu mấy con cá với.”

Người đàn ông tên là Tài quay lại nhìn Quốc, thấy nó cầm hai chiếc xô một nâu một đen đang đứng trên mấy miếng gạch.

Ông vặn vòi nước, vung vung hai tay rồi lau vào vạt áo.

“Con cái nhà ai mà lại bán cá vào giờ này?”

Quốc không đáp mà hỏi lại.

“Thế bác có mua không?”

Ông Tài nhìn qua hai chiếc xô rồi nghiêng đầu chỉ hắn ra phía chiếc cân bên cạnh.

Ông mang một bộ lưới nhỏ căng ra phía trước để cho Quốc đổ hai xô cá vào lưới sau đó mang lên bàn cân tính thử.

“14 cân còn non tính tròn là 14 cân nha cu!”

Lưu ý nha, tính từ lúc Quốc câu cá được tất cả hai mươi ký, trừ đi con cá trám và mấy con hắn ăn uống mấy hôm vừa rồi nên còn lại bấy nhiêu thôi.

“Chỗ này được bao nhiêu vậy bác?”

Ông Tài nhìn qua thằng bé trước mặt mình, đầu thì trọc lốc, quần áo ướt đẫm lại đến vào giờ trưa nắng. Tuy làm ăn chú trọng lợi nhuận nhưng người lớn tuổi lại không nỡ ép người ta quá đáng.

“Cá sông tạp nham thế này khó định giá lắm… Nhưng thấy mày cũng không dễ dàng khi mang theo chỗ cá này nên tao tính theo giá cá rô. Cứ 40 nghìn một cân, 14 cân thì cho mày 550 nghìn.”

Quốc lẩm nhẩm một hồi rồi nói.

“Ở 14kg thì phải được 560 chứ ạ?”

Gã tuy là học sinh cá biệt nhưng không ngu đến mức chẳng biết làm toán, 560 lại nói thành 550 chẳng khác nào ăn quịt trẻ con.

Ông Tài nghe vậy thì cười khẩy.

“550 thôi, cá của chú mày thuộc dạng tạp nham, tao tính theo giá cá rô coi như làm phúc rồi đấy, Không tin mày ra hỏi thằng Kiên ngoài kia xem, nó trả cho mày không được 500 đâu.”

Nghe ông nói mà Quốc cảm thấy ngượng cả mồm, ông Tài nói đâu có sai, mấy loại cá nhỏ chủng loại hỗn tạp thì khó bán lắm, chẳng qua mấy ông khách nhậu thì khoái có nhiều chủng loại làm đồ nhắm thôi.

Lời nói gió bay, Quốc muốn rút lại lời nói thì nó đã bay mất tiêu rồi.

Ông Tài thấy nó ấp úng thì cười khẩy một cái, rồi hướng tới chỗ của tay thủ kho đang ngồi trong văn phòng.

“Tân ơi! Tân… Cho thằng cu này 550.”

Thầy thanh niên đeo kính cận trong phòng giơ tay xác nhận, ông Tài quay sang nói với Quốc.

“Xong rồi đấy, ra chỗ anh kia mà lấy tiền.”

Quốc gật đầu cảm ơn lia lịa vì ông trời đã không phụ công hắn đi bộ lên tận đây gặp được người tốt.

“Cảm ơn bác! Cháu về đây!”

Ông Tài gật đầu rồi phất tay;

“Đừng để quên hai cái xô đấy!”

Quốc còn đang mơ tưởng về 550k mà xuýt quên hai chiếc xô, gã quay lại ríu rít một hồi, sau đó hướng về phía người thanh niên trong văn phòng để nhận tiền.