Chương 6: Chương 6

Cách đó cả trăm hải lý về phía bên kia của vùng biển Châu Hoàng, Hoàng Sư cũng đang từng bước chuẩn bị cho cuộc đối đầu sắp tới cùng với Cát Sa. Người đứng đầu Hoàng Sư - Lãnh chúa Hoàng Khang xem đây không chỉ là một đòn đáp trả trước sự “gây hấn” từ Cát Sa mà thông qua cuộc chiến lần này, mối thù bị trục xuất khỏi Cát Sa từ trăm năm trước sẽ được Hoàng Khang lại cho Cát Sa sòng phẳng.

“Cửu Long” nằm rải rác trên các hòn đảo nằm dưới sự cai trị của Hoàng Sư được Lãnh chúa triệu tập về để chuẩn bị cho cuộc chiến. Sự xuất hiện của “Cửu Long” cũng khẳng định cuộc chiến lần này của Hoàng Sư là quan trọng đến như thế nào.

Chưa dừng lại ở đó, về sức mạnh quân sự, Hoàng Sư có thể nói là ngang ngửa nhưng về mặt lực lượng nhân sự thì chưa bao giờ Hoàng Sư là đối trọng với đối thủ của họ trong trận chiến lần này. Chính vì lẽ đó, trong suốt những tuần qua, họ chiêu binh mãi mã hoặc thậm chí là bức ép tù nhân và người dân ở những mà bọn chúng cai trị để xáy dựng lực lượng đủ để đối đầu với Cát Sa.

“Cửu Long” nhận được lệnh từ Lãnh chúa Hoàng Khang, trong suốt quãng thời gian chuẩn bị đã huấn luyện cho lực lượng “lính mới” những kĩ năng chiến đấu trên biển và giáp lá cà. Cực đoan hơn, bọn chúng bắt đầu tiêm nhiễm vào đầu những người đó cái gọi là sùng bái Hoàng Sư.

Chúng vẽ ra trong đầu những người dân tội nghiệp ấy thứ được gọi là “cuộc sống xa hoa” nếu chiến thắng trong cuộc chiến lần này. Chúng khiến họ trở thành những tay sai trung thành, những bề tôi sẵn sàng làm tất cả vì cái tương lai mơ hồ ấy. Thậm chí “Cửu Long” đã dạy cho họ chết như thế nào là vinh quang, vì Hoàng Sư.

Nói về trận chiến lần này thì không thể không nhắc đến chiến thuyền của cả hai bên tham chiến. Nếu như Cát Sa áp đảo về số lượng thì Hoàng Sư lại xây dựng thủy quân của mình trở thành những pháo đài di động với những con thuyền đặc biệt.

Tàu chiến của Hoàng Sư được thay đổi kết cấu ở phần mạn thuyền giúp nó đi nhanh hơn, mạnh mẽ hơn cùng với đó là hàng cọc sắt ở phía trước mỗi chiếc thuyền để có thể húc thẳng vào đối phương khi cần thiết. Và đó cũng chính là tính cách của Hoàng Sư, mạnh bạo và quyết liệt.

Các chiến thuyền được chia thành Đông Tây Nam Bắc, cứ 9 thuyền sẽ được kết nối với nhau thành một tổ, 3 tổ thành 1 một khu và 4 khu tương ứng với 4 hướng sẽ kết nối với nhau ở vị trí trung tâm chính là sở chỉ huy của Hoàng Sư.

Cách kết nối như vậy, cùng với đó là việc nắm trong tay hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác ở khắp nơi trên vùng biển Châu Hoàng chuyên cung cấp thức ăn dọc đường nên toàn bộ tàu chiến lần này của Hoàng Sư sẽ chỉ tập trung một mục đích duy nhất chính là san bằng, đánh chìm pháo đài Cát Sa xuống đáy biển Châu Hoàng và xóa sổ cái tên Cát Sa khỏi bản đồ.

“Theo lệnh của ta, thả buồm ra khơi. Mau truyền tin cho Trào Phong nhanh chóng thực hiện kế hoạch của mình.”

Trong cái ngày mà Hoàng Sư nhổ neo để ra khơi và bắt đầu khuấy đảo vùng biển Châu Hoàng cùng với Cát Sa thì theo như lệnh Lãnh chúa Hoàng Khang ban ra đã có nhắc đến một cái tên - Trào Phong, y chính là một trong “Cửu Long” do chính Hoàng Khang chiêu mộ.

Trào Phong là một trong những thành viên của “Cửu Long” gia nhập vào Hoàng Sư trễ nhất nhưng lại bí mật nhất. Mỗi lần xuất hiện, mọi người chỉ nhìn thấy đó là một người với dáng cao ráo, mảnh khảnh nhưng tuyệt nhiên chưa từng có ai ngoài Hoàng Khang nhìn thấy gương mặt thật của Trào Phong.

Gương mặt thì không ai mường tượng được thì nhiệm vụ của Trào Phong bên trong Hoàng Sư thì càng là một bí ẩn. Chẳng ai biết nhiệm vụ thật sự của Trào Phong là gì và cũng chẳng biết được Hoàng Sư đang ra chỉ thị gì cho Trào Phong trong cuộc chiến lần này.

Nhưng khoan hãy bàn đến Trào Phong khi mà sự chú ý bây giờ hướng về trận chiến sắp tới của hai thế lực Hoàng Sư và Cát Sa. Nhưng nếu như trận chiến này là một món bánh ngọt đầy thơm ngon thì dường như đang thiếu đi một vị thực khách trên bàn ăn.

Không ai khác chính là Hải Quân của Tần Phúc, vâng chính là hắn. Không nói thì chẳng ai nhắc đến sự thiếu vắng của hắn ta trong trận chiến lần này. “Tạo sơn quan hổ đấu” chính là cách mà Hải Quân tham gia trong cuộc chiến lần này.

Sức mạnh của Hải Quân được Tần Phúc xây dựng không phải là lực lượng dồi dào như Cát Sa hay chiến thuật trên chiến trường như Hoàng Sư mà đó là “rình rập” con mồi và khi con mồi đã vào tầm ngắm thì sẽ chớp mắt sẽ xuống tay với con mồi của mình.

Không tham chiến và theo dõi trận chiến từ xa, Tần Phúc dần đần trở thành đối thủ nguy hiểm nhất trong cuộc chiến ngỡ như chỉ giữa Hoàng Sư và Cát Sa bởi sự ranh ma của mình.

Tần Phúc âm thầm xây dựng lực lượng tình báo cho riêng mình và xây dựng mạng lưới điệp viên hùng hậu bên trong Cát Sa và cả Hoàng Sư để chủ động giành lấy lợi thế cho Hải Quân khi bắt đầu tham chiến.

Hải Quân trong tay Tần Phúc suôts nhiều năm qua không còn là những người gìn giữ hòa bình đơn thuần cho vùng biển Châu Hoàng như mục đích ban đầu Hải Quân được thành lập mà Hải Quân bây giờ bề ngoài vẫn can thiệp vào xung đột giữa các thế lực lớn nhỏ ở Châu Hoàng nhưng mục đích thật sự là dần dần thâu tóm những thế lực để trở thành kẻ mạnh nhất của cả vùng biển Châu Hoàng.

Dưới trướng Hải Quân bây giờ không thiếu kẻ giỏi những cũng thừa những tên mưu mô xảo quyệt rất được Tần Phúc trọng dụng. Nhưng tuyệt nhiên vắng sạch bóng những thuộc hạ có thâm niên của Hải Quân ngay sau khi cuộc đảo chính giành quyền lực từ tay nhà họ Lý nhiều năm về trước.

Kẻ thì bị cầm tù, người thì chết một cách kì lạ, số khác thì xin về quê dưỡng già khi tận mắt chứng kiến thực tế đang diễn ra bên trong nội bộ Hải Quân. Số lượng thuộc hạ bị tiêu diệt một cách triệt để, thay vào đó là lực lượng hoàn toàn mới những tên tay sai thân tín của Tần Phúc được đưa lên nhằm khỏa lấp những vị trí đó.

“Chủ nào thì tớ nấy.” nên không bất ngờ khi những tên này đều là những tên đầy mưu mô, xảo quyệt và tên nào cũng mang dã tâm trong người. Nên không ngoa khi nói rằng Hải Quân chẳng khác nào một tảng băng trôi, chẳng ai biết được đằng sau nó thực sự đang che giấu điều gì và có những thứ đến cả một “con cáo già” như Tần Phúc cũng không thể kiểm soát được.

Cuộc chiến tranh giành quyền lực bên trong nội bộ của Hải Quân luôn khiến Tần Phúc phải lao tâm lao lực để giải quyết, nếu như không có những điều đó thì có thể bây giờ Tần Phúc đã có thể hiên ngang mà cạnh tranh trực tiếp với Cát Sa và Hoàng Sư trên vùng biên Châu Hoàng này.

Tần Phúc cũng đã bắt đầu có những động thái đầu tiên khi cho môt ít quân thám thính đến trước một bước khi tiếp cận đảo Sa Thạch, nơi gần nhất và dễ quan sát nhất diễn biến của trận chiến sắp tới khi cả hai pháo đài di động dự kiến sẽ bắt đầu bắn những viên đạn đầu tiên ở cách hòn đảo ấy không xa.

Còn bây giờ, cả hai pháo đài di động đồ sộ ấy cũng đã bắt đầu nhổ đeo và dong buồm tiến ra đại dương để chứng minh ai mới là người mạnh nhất của vùng biển Châu Hoàng này.

Cả hai đi đến đâu, tàu thuyền không dám ra khơi đến nấy, người dân vùng biển Châu Hoàng còn đồn đại nhau rằng tốt nhất là nên ở yên trong nhà và đừng nên bén mảng đến gần vì sóng biến gây ra từ hai cái pháo đài đang di chuyển sẽ đánh sập những chiếc tàu nhỏ và vừa của người dân Châu Hoàng,

Nhiêu đó thôi cũng đủ để thấy mức độ hoành tráng của cuộc chiến lần này. Suy cho cùng tất cả cũng chỉ vì cái danh “kẻ mạnh nhất Châu Hoàng” mà thôi.

Trước mắt, không còn bao lâu nữa, vùng biển Châu Hoàng sẽ lại nổi sóng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng và người dân ở đây cũng chẳng biết thứ gì đang đợi mình ở phía trước.

Và ở một nơi nào đó trên vùng biển Châu Hoàng này, vẫn có một người đang dõi theo trận chiến lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây một cách âm thầm.

Người vừa lạ vừa quen.