Chương 5: Chương 5

“Mỗi một cuộc chiến tranh đều như một đám cháy đang ẩm ỉ vậy, điều nó cần để nổ chính là một mồi lửa để cho đám cháy ấy bắt đầu bùng cháy.”

Và “mồi lửa ấy” đã được Hải Quân âm thầm tạo ra để châm ngòi cho cuộc chiến giữa Cát Sa và Hoàng Sư nổ ra giữa vùng biển Châu Hoàng vốn đã chẳng có lấy một ngày được yên bình.

Vùng đảo Bình An, từ xưa đến giờ đều được Cát Sa bảo hộ, đổi lại hằng năm nơi đây phải tiến cống cho Cát Sa hàng loạt sản vật quý hiếm mà người dân ở vùng đảo này khai thác được ở dưới lòng đại dương.

Tuy chỉ là một hòn đảo nhỏ, với diện tích khiêm tốn nhưng từ lâu, vùng đảo Bình An đã lọt vào tầm mắt của Hoàng Sư vì vỉ trí chiến lược của mình. Được mệnh danh là ngọn hải đăng của vùng biển Châu Hoàng, đặc biệt ở đây, tầm nhìn càng trở nên thông thoáng hơn đến kí lạ, từ đây có nhìn xa hàng trăm hải lí bằng mắt thường, nên từ lâu nơi đây đã trở thành trạm canh gác và liên lạc từ xa của Cát Sa.

Thêm nữa, vùng đất này được thiên nhiên ban tặng cho những sản vật quý hiếm mà không nơi nào ở Châu Hoàng có được, đặc biệt là “Thất Châu” - viên ngọc trai bảy màu quý hiếm, ngàn năm mới có được vài viên nên càng khiến giá trị của nó càng thêm phần đắt giá.

Cũng chính vì những lí do đó, vùng đảo Bình An đã sớm được Cát Sa thôn tính và nằm dưới sự bảo hộ của nhà họ Hoàng, còn Hoàng Sư đã nhăm nhe chiếm lấy hòn đảo này từ lâu.

Vùng đảo Bình An cũng giống như cái tên gọi của nó, tuy luôn nằm dưới sự tranh giành của Cát Sa và Hoàng Sư nhưng chưa bao giờ người dân ở đây rơi vào cảnh chiến tranh và mất mát. Thậm chí, chiến đấu và vũ khí với những người dân ở trên vùng đảo này là điều xa xỉ.

Tất cả đều nhờ vào nhà vua và hoàng hậu của vùng đảo này. Vua An Khánh và vợ là những người yêu chuộng hòa bình, thương dân và lấy việc thiện làm niềm vui trong cuộc sống hằng ngày.

Nhưng trong ngày sinh nhật của nhà vua, một bi kịch đã xảy ra với vùng đảo bình yên ày. Lâu đài bất ngờ nổ tung, khiến cho cả nhà vua và hoàng hậu đều không thể thoát ra ngoài được, cả lâu đài cũng chìm trong biển lửa,

Cát Sa nhận thấy dường như là cảm giác được đây rõ ràng là một âm mưu nhưng vẫn chưa thể điều tra ra được đâu mới chính là hung thủ gây ra vụ nổ trên nên đã lệnh cho Thược Dược - người thứ bảy trong “Thất Kim Kích” đi điều tra ngọn nguồn của vụ nổ lần này.

Và kết quả mà Thược Dược mang lên đó chính là Hoàng Sư chính là kẻ đứng sau vụ nổ lần này. Trên bức tường trong căn phòng của nhà vua, Thược Dược phát hiện thấy có biểu tượng con rồng với chín cái đầu - chính là biểu tượng của “Cửu Long”, thứ thường xuyên xuất hiện ở những nơi mà Hoàng Sư san bằng.

Và đó cũng chính là bằng chứng mà Thược Dược mang về cho Cát Sa và Lãnh chúa Hoàng Gia đã nhanh chóng xác định Hoàng Sư chính là những người đứng đầu sau vụ nổ lần này. Cát Sa coi đây là một hành động khiên khích có chủ đích hướng về phía Cát Sa.

Cuồi cùng điều gì đến cũng đến, 1 tuần sau khi Thược Dược mang những bằng chứng vạch tội Hoàng Sư ra trình diện trước Lãnh chúa Hoàng Gia thì một chiến thư đã được gửi đến tận tay người đứng đầu Hoàng Sư - Hoàng Khang để đòi lại công bằng cho người dân vùng đảo Bình An.

Những tưởng rằng Hoàng Sư sau khi nhận được lời cáo buộc vô căn cứ ấy của Cát Sa về một tội ác mà chính bản thân Hoàng Khang không thực tế nhưng nếu điều đó xảy ra thì Hoàng Sư sẽ không phải là Hoàng Sư của vùng biển Châu Hoàng.

Biết đó chính là cái cớ của Cát Sa để phát động chiến tranh với Hoàng Sư, Hoàng Khang chẳng mảy may hồi đáp mà tự tay đốt chiến thư đó và đứng trước vùng biển Châu Hoàng mà nhận tất cả trách nhiệm về vụ nổ giết chết nhà vua vùng đảo Bình An và qua đó cũng tuyên chiến với Cát Sa.

Suốt những tháng sau đó, thông tin về trận chiến sắp tới diễn ra giữa Cát Sa và Hoàng Sư trở thành đề tài bàn tàn xôn xao khắp cả một vùng Châu Hoàng rộng lớn. Đi đến đâu người cũng bàn tán xôn xao về màn đồi đầu này, về thực lực và bên nào cũng sẽ thắng. Thậm chí đã xuất hiện những tụ điểm đánh cược người chiến thắng cuối cùng sẽ là ai.

Nhưng ít ai biết được rằng, thực sự đằng sau đó thì cả hai bên đang mưu tính điều gì qua cuộc chiến này vì thực tế những gì đang là chủ đề được bàn tàn nhiều nhất cũng chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm mà thôi.

Đó có thể vị trí đắc địa của vùng đảo Bình An nhìn ra biển lớn phía xung quanh hay viên “Thất Châu” trong truyền thuyết. Sao cũng được, điều mà cả Châu Hoàng bây giờ đang quan tâm lại chính là chẳng còn bao lâu nữa, trận chiến sẽ bắt đầu.

Nhưng có một điều mà tất cả đều sẽ dễ dàng nhận ra rằng, đòi lại công bằng cho Bình An cũng chỉ là cái cớ, điều mà cả hai phe chú trọng đến lại chính là xóa sổ đối thủ của mình và bước một bước thật dài để trở thành bá chủ của cả vùng biển Châu Hoàng.

3 tháng sau, cuối cùng ngày đó cũng đã đến.

Hai hạm đội của hai bên từ từ dong buồm và ra khơi để khởi động cho cuộc chiến tranh sắp tới sau nhiều tháng chuẩn bị kĩ lưỡng. Cuộc chiến này chẳng ai muốn thua vì nếu thua thì gần như sẽ chẳng thể nào gượng dậy được nữa.

Về phần Cát Sa, Lãnh chúa Hoàng Gia huy động lực lượng hơn cả ngàn chiến thuyền lớn nhỏ khác nhau, được chia thành 4 loại cùng với đó hàng trăm ngàn người, lính Cát Sa có, dân thường có và có cả tù bình mà Cát Sa bắt giữ suốt nhiều năm qua. Cùng với đó là lượng súng pháo, đạn dược, binh khí và lương thực để tham gia chiến đấu.

Hoàng Gia chia lực lượng thành 4 đội tùy theo nhiệm vụ và lực lượng mà sắp xếp và đều nằm dưới sự chỉ huy của “Thất Kim Kích”. Tất cả tạo thành ba vòng phòng thu bảo vệ cho tàu chỉ huy của Cát Sa - tàu Đại Sa, con tàu rộng nhất, lớn nhất và lâu đài di động của Cát Sa.

Đầu tiên là Tiểu Sa, cấp thấp nhất nhưng lại chiếm số lượng quân nhiều nhất của Cát Sa trong trận chiến lần này và nhiệm vụ chính của họ chính là vòng tròn phòng ngự đầu tiên của Cát Sa. Không chỉ là phòng ngự, khi có giao chiến, đây sẽ là lớp chịu ảnh hưởng bởi sức tấn công của quân địch đầu tiên cũng là nơi sẽ đụng độ với quân địch đầu tiên. Lớp phòng ngự này được tạo thành bởi hàng trăm tàu chiến lớn nhỏ nên rất khó để xuyên thủng lớp phòng ngự này.

Thứ hai là Trung Sa, cấp trên của Tiểu Sa, súng pháo, cung tên và đạn dươc được đặt ở vòng thứ hai để kịp thời tiếp ứng cho Trung Sa. Tuy lực lượng ở đây không nhiều bằng Tiểu Sa nhưng Trung Sa sẽ là hỏa lực cực kì mạnh mẽ mà Cát Sa dành cho đối phương vì có thể yên tâm mà bắn pháo vào tàu địch nhờ có sự che chắn của Tiểu Sa.

Thứ ba là Thượng Sa, hậu cầu, lương thực phục vụ cho toàn bộ lực lượng sẽ nằm ở đây và từ đây sẽ được phân phối cho toàn quân. Lực lượng này chẳng có gì để nói khi mà nơi này chỉ có nhiệm vụ chính đó chính là một ngày ba bữa và đầy đủ lương thực cho cả trận chiến.

Và cuối cùng là Đại Sa. Con tàu được mệnh danh là hoàng cung trên biển của Cát Sa và là nơi ở của Lãnh chúa Hoàng Gia và “Thất Kim Kích”. Nói là hoàng cung vì độ xa hoa của nó nhưng thực sự nó trông không khác gì một pháo đài trên biển với súng pháo, đạn dược và lực lượng quân đội hùng hậu ở đây, tất cả đều có nhiệm vụ duy nhất là bảo đảm an toàn cho Lãnh chúa Hoàng Gia khi cuộc chiến diễn ra.

Toàn bộ đội quân của Cát Sa đã chuẩn bị xong và một trong những lợi thế của Cát Sa trong cuộc chiến với Hoàng Sư đó chính là tuy lực lượng đông nhưng lại được bố trí một cách hợp lí, tầng tầng lớp lớp phòng ngự ngoại trừ Tiểu Sa thì được kết nối bằng những cây cầu gỗ để thuận tiện cho việc đi lại và cơ động khi cần.

Sự tự tin ấy càng được nâng cao hơn khi mà Hoàng Gia đã dồn hết tâm huyết và nguồn lực vốn có của mình ở Cát Sa để dồn hết vào cuộc chiến lần này. Ngay lúc này đây, Cát Sa đã sẵn sàng cho lần đụng độ sắp tới với Hoàng Sư ở vùng biển Châu Hoàng này.

“Ra khơi.”

Sau tiếng hiệu lệnh của Lãnh chúa Hoàng Gia, tiếng kèn, tiếng tù và vang lên khắp một vùng biển rộng lớn. Hàng ngàn chiến thuyền, gần triệu quân lính bắt đầu chuỗi ngày lênh đênh trên biển và bắt đầu cuộc chiến với Hoàng Sư, trận chiến có thể nói là trận chiến quan trọng nhất của Cát Sa suốt cả trăm năm qua.