Chương 4: Chương 4

5 năm sau,

Vùng biển Châu Hoàng sau nhiều năm chiến tranh nổ ra giữa các thế lực mà ở đó cuộc đối đầu giữa Cát Sa và Hoàng Sư đã khiến cho vùng biển này đã thay đổi rất nhiều so với trước. Những nơi trước đây tưởng như yên bình thì nay lại trở thành miếng mồi ngon để các bên tranh giành lẫn nhau. Tất cả đều hướng tới việc trở thành vua của vùng biển Châu Hoàng này.

Và đích cuối cùng không chỉ là vậy mà còn là "Đại kho báu" với dã tâm trở nên trường sinh như lời đồn khắp vùng biển Châu Hoàng hàng trăm năm qua. Những trận chiến ấy cứ tiếp diễn lặp đi lặp lại, chưa kể những âm mưu tranh giành quyền lực bên trong càng làm cho cục diện trở nên ngày càng khó đoán hơn.

Và điều gì đến cũng phải đến, hai thế lực lớn nhất tại vùng biển Châu Hoàng sẽ cùng nhau tạo ra trận chiến long trời lở đất, ở đó kẻ thắng sẽ là người nuốt trọn kẻ thất bại và trở thành người mạnh nhất khắp vùng đất này.

5 năm sau cái ngày Hoàng Sư tìm thấy tung tích của thiếu tá Lý Ngọc và giết hại bà ta thì thế lực này đã thay đổi một cách chóng mặt khiến cho cán cân của vùng biển Châu Hoàng dường như đang nghiêng về phía họ với lực lượng ngày càng đông về quy mô và cả sức mạnh cũng được tăng cường một cách đáng kể.

Được như vậy tất cả là nhờ người lãnh đạo của Hoàng Sư - Hoàng Khang, hậu duệ đời thứ 10 của người lập ra Hoàng Sư và cũng là người năm xưa giết chết Lý Ngọc và phá hoại hòn đảo của mẹ con bà.

Hoàng Sư phát triển là vậy nhưng còn Cát Sa thì lại là một bức tranh hoàn toàn trái ngược, khi mà suốt nhiều năm Cát Sa chìm trong các cuộc tranh giành quyền lực và đỉnh cao chính lằ chiếc ghế lãnh đạo.

Đối nội rơi vào rối ren, đời sống nhân dân rơi vào cảnh khó khăn như vậy nên dẫn đến đối ngoại của Cát Sa cũng rơi vào cơn khủng hoảng. Các quần đảo nằm dưới quyền cai trị của nhà họ Hoàng không ngừng đảo chính giành chính quyền nên khiến Cát Sa đã kiệt quệ nay còn sa sút hơn.

Chính vì lí do đó, tại Cát Sa Đài - nơi đặt các cơ quan đầu não của Cát Sa ở trên một hòn đảo rộng lớn có tên là Sa Đài, nhà họ Hoàng đã quyết định thay đổi một cách triệt để để nhanh chóng lấy lại tầm ảnh hưởng của mình trên vùng biển Châu Hoàng trước sự bành trướng của Hoàng Sư và sự dòm ngó của Hải Quân.

Hoàng Gia, người thừa kế đời thứ 15 của Hoàng Sư quyết định cắt chức toàn bộ cấp dưới mà như lời hắn ta nói họ là “đám già” và bắt đầu bổ nhiệm hàng loạt những người trẻ hơn để thay thể.

Hoàng Gia là một con thú dữ đúng nghĩa khi khác với những vị Lãnh chúa tiền nhiềm khi hắn theo chủ trương độc tài với nội bộ và tàn nhẫn, dứt khoát với những cuộc chiến tranh bên ngoài.

Chẳng mấy chốc, Hoàng Gia đã xây dựng được một Cát Sa hung tàn và không kém phần đáng sợ. Cát Đài bây giờ cũng chẳng còn là một miền đất hứa với người dân vùng biển Châu Hoàng khi mà hàng loạt loại thuế mới được vị Lãnh chúa này bổ sung thêm cùng với đó là sự hà khắc, độc đoán trong cách cai trị của Hoàng Gia khiến nơi đây từ một nơi ai cũng muốn đến trở thành một địa ngục trần gian mà ai cũng muốn rời đi.

“Rời đi? Những tên dân đen ấy nghĩ là muốn rời đi là có thể rời đi được hay sao?”

Hoàng Gia tức giận khi nghe về những sự sụt giảm về mặt dân số cũng như những sự bất đồng với chính sách cai trị mới từ Lãnh chúa khiến cho cuộc sống của nhân dân Cát Sa càng ngày càng khó khăn hơn.

“Thưa Lãnh chúa, nếu như không có cách giải quyết thì không sớm thì muộn người dân sẽ rời khỏi Cát Sa Đài ngày một nhiều hơn.”

“Truyền lệnh xuống, bắt đầu từ hôm nay, không cho phép bất cứ ai rời khỏi Cát Sa Đài, ai cố tình chống đối, giết không cần hỏi.”

Và rồi câu nói này như giọt nước làm tràn ly, khiến cho những cuộc nổi loạn bắt đầu nổi lên ở Cát Sa Đài. Từ những cuộc biểu tình hòa bình đòi công bằng của người dân nhưng bị quân của Hoàng Gia đàn áp bằng bạo lực nên vũ lực đã bắt đầu xuất hiện ngày một nhiều trong các cuộc biểu tình đó.

Nhưng những người dân ấy thì làm sao chống chọi lại được sức mạnh quân sự của Lãnh chúa được. Những kẻ cầm đầu các cuộc bạo loạn bị bắt nhiều đến mức nhà tù đã không còn chỗ để chứa được nữa từ lâu khiến cho các cuộc hành hình tập thể diễn ra liên tục.

Cũng chính vì ngày nào cũng chứng kiến những cảnh tượng chết chóc ấy, những cuộc biểu tình cũng dần dần vơi đi về cả số lượng lẫn quy mô vì ai nấy đều sợ kết cục của những người kia cũng sẽ chính là kết cục của bản thân mình nếu còn biểu tình chống chọi là với sức mạnh của Lãnh chúa mới lên ngôi này.

Nhưng không vì vậy mà những cơn sóng ngầm nổi dậy bên trong Cát Sa bị dập tắt hoàn toàn khi mà một liên minh ngầm phá hoại chính quyền Cát Sa đang dần dần được hình thành và sau này sẽ trở thành một trong những lí do khiến tình hình vùng biển Châu Hoàng này thay đổi hoàn toàn.

Đối nội cơ bản được dẹp yên ít nhất là trong mắt của kẻ cai trị tàn bạo, những mối nguy tiềm tàng sẽ là chuyện của tương lai nhưng bây giờ, sự chú ý của Hoàng Gia chính là sự bành trướng của Hoàng Sư ngày một dữ dội hơn trên vùng biển Châu Hoàng này.

Ngoài việc củng cổ lực lượng, tuyển thêm quân mà đa phần lại là bức ép thì Lãnh chúa Hoàng Gia đã lập ra một lực lượng tay sai cho mình với sự dung hòa giữa mưu trí và sự dũng mãnh nhưng không kém phần tàn độc. Lực lượng này chính là cánh tay nối dài của Hoàng Gia ở tiền tuyến nên được vị Lãnh chúa này đặc biệt coi trọng mà dồn toàn lực để xây dựng.

“Thất Kim Kích” - bảy ngọn giáo bạc tương ứng với tên gọi của bảy loài hoa đẹp nhất vùng biển Châu Hoàng. Nhưng “những đóa hoa” này chẳng đẹp một tí nào, khi mà chỉ họ xuất hiện ở chiến trường, thì nơi đó sẽ trở thành bình địa. Chính bảy ngọn giáo bạc này là phần lí do khiến Hoàng Sư có phần lúng túng trong các trận chiến với Cát Sa gần đây.

Khắp vùng buển Châu Hoàng, đâu đâu cũng cảm thấy e dè trước sức mạnh của “Thất Kim Kích” của Cát Sa, thậm chí chỉ cần 1 trong 7 người xuất chiến cũng đủ khiến một đại đội của đối phương không còn một ai chứ đừng nói đến 7 người cùng ra trận cùng một lúc, chắc chắn sẽ không còn một ai có thể bước ra khỏi trận chiến với họ một cách toàn vẹn.

“Thất Kim Kích” được Cát Sa chăm chút từng chân răng kẻ tóc, không chỉ có cuộc sống như vua chúa ở Cát Sa Đài mà còn là quyền sinh sát bất cứ ai chống lại bọn chúng ở toàn bộ Cát. Chưa kể lúc nào cũng có một lực lượng quân tinh nhuệ theo sau hỗ trợ trong các trận chiến và được lệnh “chết thay” đám người này nếu như gặp phải đối tượng với sức mạnh vượt trội để “Thất Kim Kích” dễ dàng trốn thoát. Bao nhiêu đó thôi cũng đủ để thấy đối với Cát Sa “Thất Kim Kích” quan trọng như thế nào với Lãnh chúa Hoàng Gia và cả Cát Sa.

Hoàng Sư cũng chính vì e dè sức mạnh của “Thất Kim Kích” mà dốc sức lùng sục toàn bộ vùng biển Châu Hoàng để tìm kiếm đối trọng với “Thất Kim Kích” của Cát Sa và biến họ trở thành dĩ vãng trong các trận chiến.

Vùng biển Châu Hoàng không thiếu thiên tài, điều học cần chính là tiền thì Hoàng Sư không thiếu nên chẳng mất bao nhiêu thời gian thì Hoàng Sư cũng tập hợp được một lực lượng tinh nhuệ cũng chẳng kém.

“Cửu Long” chính là lực lượng mà Hoàng Sư dùng để đối phó với đối trọng của mình trong cuộc chiếc quyền lực ở vùng đất Châu Hoàng này. “Cửu Long” - 9 đứa con của rồng giờ đây là niềm tự hào của Hoàng Sư và với vị Lãnh chúa của mình là Hoàng Khang, thực lực của Hoàng Sư bây giờ đã có thể đối chọi trực tiếp với Cát Sa một cách sòng phẳng.

Cuộc chạy đua vũ trang cứ thế tiếp diễn nhưng cả hai giờ đây vẫn không quên để mắt đến Hải Quân của Tần Phúc - một con sói gian xảo ở trận chiến quyền lực này. Bên ngoài thì chẳng có gì phải e dè Hải Quân vì ngoài công việc “chạy lòng vòng” trên vùng biển Châu Hoàng ra thì họ chẳng có động tĩnh gì là sẽ cạnh tranh với Cát Sa và Hoàng Sư cả.

Nhưng đùng quên, người đứng đầu Hải Quân bây giờ không còn Lý Ngọc yếu đuối nữa mà là Tần Phúc, bây giờ cũng đã thay đổi rất nhiều kể từ ngày đảo chính và giành lấy quyền lực từ chính người vợ của mình.

Kể từ thời điểm này vùng biển Châu Hoàng chuẩn bị đối mặt với những cơn sóng thần và chẳng bao lâu nữa, làn nước trong xanh của cả vùng biển sẽ dần dần được thay thế bằng màu đỏ của máu và quyền lực.