…………Góc tán nhảm………
Tác: Đang có một độc giả cho ý kiến là nên viết hẳn cả tên cả họ nhân vật ra. Không biết ý mọi người như nào, vui lòng comment để tác còn cho chỉnh sửa nhé. Với chương này tác vẫn sẽ để chỉ để tên thôi.
……………………
Ra ngoài dự kiến của Toản, là bọn quan viên thật đúng là triển khai được yêu sách. Dù trong mắt Toản những phương án này còn trăm ngàn chỗ hở, thế nhưng không thể phủ định nỗ lực của bọn họ. Còn những kẻ không làm được gì, hắn đã cho chúng về quê làm vườn hết rồi.
Toản nhìn báo cáo gửi về, gật đầu nói: “Không tồi.. không tồi! Nhưng đừng vì thế mà kiêu ngạo, với ta từng thế này vẫn chưa đủ. Các ngươi còn cần phải tiếp tục thúc đẩy yêu sách nghe chưa!”
Chúng quan viên nghe thấy câu đầu của Toản lòng nhẹ đi rất nhiều, họ rất sợ làm như vậy vẫn không đúng ý hắn. Viễn Xuyên đứng ra thay mặt quan viên tạ lễ thái tử.
“Bẩm thái tử, chúng thần sẽ cố hết sức ạ!”
Toản cuối cùng cũng biết tên hắn, lần trước Viễn Xuyên hưởng ứng yêu sách của Toản đầu tiên. Khiến hắn nhớ kĩ về còn cho hỏi Linh nhi để biết tên, rồi cho Triệu Đức âm thầm điều tra. Viễn Xuyên này không tệ làm quan từ trước tới nay đã được 10 năm, nhưng chưa một lần tham nhũng hay nhúng chàm việc bẩn.
Thay vào đó là nhiều lần gửi sớ lên kinh, mong được tu bổ đê điều, tu sửa đường xá, cầu phụ hoàng dừng chiến hoả bớt cho chúng dân một phần khổ. Người như vậy quả là hiếm thấy trong thời buổi như này.
Tất nhiên sống trong sạch như vậy trên chốn quan trường ông không được lòng nhiều người. Trước khi Toản đến ông còn định cáo quan về quê, dứt bỏ chốn thị phi này. Và rồi sau đó Toản đến Thăng Long, cùng với đó là lời đồn thương yêu con dân thiên hạ.
Cầu hoàng thượng dừng phát động chiến tranh, mở kho lúa phát lương cho nạn dân. Tất cả khiến ông quyết định ở lại xem vị quân vương tương lai này, có đáng để ông phục vụ không.
Đương nhiên Toản đã không để ông thất vọng. Vừa đến bắc hà không được bao lâu, thái tử đã cho đời một yêu sách phục hồi kinh tế. Tuy rằng hắn xem không hiểu hết được, nhưng có thể thấy được lợi ích to lớn mà nó đem lại.
“Rất tốt các ngươi có cố gắng tất có thưởng, mỗi người ban thưởng 100 nén bạc. Nếu sau này làm tốt ta có thể vì các ngươi xin phụ hoàng mỗi người lên một bậc quan. Giờ thì đi làm việc đi.” Toản phất tay đuổi chúng tiểu quan ra ngoài.
Đợi cho chúng quan đi hết Toản mới nhặt lên lá thư đang đọc giở. Bức thư là từ kinh thành Phú Xuân, do chính Quang Trung viết. Theo đó ông đã đọc hết bản yêu sách mà Toản gửi về trước đó nhiều ngày, và quyết định đồng ý cho phép hắn triển khai thử ở Bắc hà. Nếu khả quan bản yêu sách đó sẽ được áp dụng trên cả nước.
Trong thư trước đó Toản cũng đã cáo lỗi với vua cha về việc tự ý triển khai khi chưa có sự cho phép của ông. Nhưng Toản cũng đã trình bày đầy đủ lý do, mục đích của mình hắn biết ông sẽ làm ra quyết định đúng đắn. Tuy không sinh giận, nhưng ông vẫn viết vài dòng uốn nắn lại Toản.
Toản lười biếng đọc lướt qua đoạn này, đến trang tiếp một tin tức khiến Toản không khỏi cao hứng. Nhờ bản những lời nhắc nhở của Toản cũng như bản yêu sách lần này. Quang Trung đã ra “Chiếu khuyến nông” kêu gọi nhân dân lưu tán trở về quê hương khai khẩn ruộng nương, sản xuất nông nghiệp để ổn định cuộc sống.
Bãi bỏ hoặc giảm thiểu nhiều loại thuế, nếu Toản chứng minh yêu sách của mình hiệu quả. Đây sẽ là một bước đi dài trong việc khôi phục và phát triển đất nước.
Toản hài lòng đặt lá thư xuống, nghĩ ngợi điều gì đó gọi người vào trong căn dặn đôi điều rồi đuổi hắn đi. Tiếp đó Toản lấy ra một cuốn sổ nhỏ ghi chép lên đó. Mọi sự kiện lịch sử và nước đi Toản đều ghi chép lại cẩn thận, để đối chiếu lại với quá khứ kiếp trước.
Hắn muốn biết liệu việc mình trở lại đây có điều gì thay đổi mà hắn chưa biết. Cuốn sổ được hắn viết bằng chữ quốc ngữ, anh ngữ lẫn một chút chữ nho, không có ai ngoài hắn có thể đọc được nó.
……………..
Trước cấm thành một toán nhân mã được triệu tập, quân số không nhiều trang bị cũng không rườm rà chỉ thắt một thanh kiếm người mặc quân phục. Điều chỉnh quân trang một chút, đội trưởng đội ngũ quát một tiếng.
“Đi!!”
Đội ngũ lên ngựa cấp tốc rời khỏi tử cấm thành, đi được một đoạn đội ngũ liền tản ra nhiều hướng. Lúc lâu sau tại phía bắc Thăng Long ở một khu phố đông đúc, tiếng vó ngựa truyền đến. Từ xa thấy được quân phục của quân Tây Sơn, dân chúng thi nhau dạt ra hai bên nhường đường cho quan trên. Hắn cưỡi ngựa phi thẳng đến đến bố cáo bảng gần đó, nán lại không lâu rồi lại lên ngựa đi mất.
Dân liền xúm lại nhìn xem có cái gì trên bố cáo bảng. Đang buồn là thời này tỉ lệ biết chữ còn rất ít, dù ở thành phố lớn số người mù chữ cũng rất cao chớ nói chi là vùng sâu. Nhìn một hồi đám người vẫn không hiểu chữ trên đó viết là cái gì, bỗng nghe thấy tiếng lộp cộp... lộp cộp... theo chân ai đó vang tới.
Đàm người vội vàng nhường đường cho một lão già tiến tới. Lão vừa chống gậy vừa đi, không nhanh không chậm tiến tới gần bố cáo bảng.
Lão là một thầy nho già khi xưa từng tham gia thi hương, thi đình nhưng không thành đành chuyển sang dạy học. Từng giúp nhiều nhà quanh đây đặt tên cho con, viết chữ đối ngày tết. Nên rất được mọi người kính trọng. Thấy lão tiến tới, một thanh niên trẻ liền đứng ra
“Cụ có cần con giúp đỡ tới bố cáo bảng không ạ?”
“Ta còn chưa già tới thế, không đến bao lâu là tới rồi.” Lão phất tay đuổi hắn, để tự mình đi.
Tới gần bố cáo lệnh lão giương mắt mình đọc từng chữ trên đó một cách cẩn thận.
“Chữ đẹp không biết có phải là thái tử đích thân viết không?” Vừa nhìn thấy chữ trên bố cáo lệnh, lão thốt lên.
Để có thành quả như thế này, mấy tháng nay Toản đã mài mực, luyện nét, rèn chữ. Tuy không đến độ rồng bay phượng múa những cũng coi là đẹp mắt đi.
Tiếp theo đó lão mới để ý đến nội dung trên giấy. Đọc xong vài dòng, lông mày lão ngày càng giãn ra nâng lên, đôi mắt lão như sáng lên qua mỗi dòng chữ. Thấy lão như vậy, mọi người xung quanh không khỏi tò mò xem trên đó viết gì. Có một anh hàng thịt chịu không nổi tò mò, kêu lớn hỏi lão.
“Cụ.. Cụ.. Trên giấy viết gì thế ạ, mà sao khiến cụ vui vẻ như vậy?”
Lão dụi dụi con mắt, để chắc chắn mình không đọc nhầm. Rồi lão mới quay ra nói với anh hàng thịt.
“Có lẽ đại vận của dân ta đến rồi, Hoàng Thượng sắc lệnh ra “chiếu khuyến nông” lệnh bà con rời làng trở về quê. Quan trọng là bệ hạ còn cho miễn một số thuế, năm nay dân ta hẳn bớt khổ cực kiếm phần tiền nộp những thứ thuế vô lý.”(*)
Mọi người nghe như vậy hớn hở nhìn nhau ý cười, nói như vậy chẳng phải năm nay không những không phải nộp thêm thuế má, mà còn nhiều ra một phần tiền sao. Ai ai cũng muốn cười thật to, có người đã tranh thủ rời đi báo tin cho người trong nhà.
“Thế chẳng phải tốt quá sao, cuối cùng sau bao nhiêu năm chúng ta cũng đã có được một vị minh quân.”
Không biết là ai nói nhưng mọi người cũng không khỏi âm thầm gật đầu đồng tình. Trước mấy năm này không những chịu thiên tai đói rét, mà còn còn phải chịu thuế luật áp thân. Người bán con ra chợ cũng không phải số ít.
Đến thời Quang Trung hoàng thượng tuy chiến hỏa nhiều ít năm, nhưng vẫn còn biết chăm lo cho dân. Với dân đen như họ thế là quá đủ, họ chỉ cầu bình an sống một đời chứ chẳng cầu cao siêu.
Lão nho cũng cười cười, không nói gì nhưng cũng không phủ nhận ý kiến đó. Lão còn nhận ra trên bố cáo lệnh vẫn còn một dòng chữ lão chưa đọc. Lão vội lại gần xem xét. Thấy lão như vậy mọi người cũng biết ý dừng cười lớn ghé tai đợi lão đọc cho mà nghe nội dung.
“Góp thân chiêu hiền… thái tử ra lệnh triêu đồ, vì tương lai của Đại Việt. Thái tử ta.. không thể mình gánh vác hết mọi việc… cần có sự góp sức của muôn dân… Nên ta lệnh này cầu thân mẫu thành Thăng Long gửi con học việc. Lệnh nhi ai trúng tuyển sẽ được phát 10 bao gạo, 50 lượng. Sau này lệnh nhi thành tài sẽ được tuyển thẳng vào triều làm quan lớn. Ai mong muốn tiến cử con mình đến trước cấm thành báo danh.”
Đọc đến đây Lão ngừng lại người run rẩy, vừa hay trong nhà có lệnh tôn vừa đủ tuổi hiểu chuyện. Nếu được thái tử nhìn trúng, gia đình lão không khác nào một bước lên tiên, phải mau trở về báo danh. Mọi người ở đây dường như có cùng một suy nghĩ như thế vậy.
Mau chóng tản ra rời đi, ai về nhà nấy chuẩn bị dẫn con đi báo danh thử thời vận. Chỉ trong chốc lát đám người tụ tập biệt tăm chỉ còn lại vài người trở lại làm việc gần đó.
Lão nho không biết sao mình có thể chạy nhanh được đến như vậy, lão chỉ biết mình phải trở về thật nhanh dẫn lệnh tôn đi báo danh. Vừa về đến nhà con dâu thấy lão định đi ra đỡ vào, thì bị lão bơ còn mình lão chạy đến sân sau, nơi một đứa trẻ đang chơi đùa cùng chó của mình.
“Tiểu Lam ông về rồi này, lại đây ôm ông một cái nào!.” Lão cười cười gọi cháu trai lại gần.
Tiểu Lam cầm lấy miếng gỗ chạy tới ôm cổ gia gia rồi sau đó hôn lên má gia gia. Thằng nhóc nhìn người lão một hồi rồi hỏi:
“Ông kẹo hồ lô của tiểu Lam đâu, ông hứa mua cho tiểu Lam cơ mà?”
Lão lắc đầu cười cười, béo nhẹ cái mũi của tiểu Lam rồi nói: “Tiểu quỷ này chỉ biết nghĩ đến ăn thôi, hôm nay không được để mai ông mua cho con. Bây giờ con mau sửa soạn rồi theo ông đi một nơi nhé.”
Cô bé che lấy cái mũi của mình, tuy không tình nguyện nhưng vẫn rất nghe lời. Nhảy khỏi đùi ông mình, chạy vào phòng sửa soạn. Con Dâu đi vào thấy cảnh này thắc mắc hỏi lão.
“Bố chuẩn bị dẫn tiểu Lam đi đâu vậy, cũng gần trưa sao không để chiều hãy đi?”
“Con không hiểu rồi nếu bây giờ không đi nhanh chốc lát nữa là không còn kịp nữa đâu. Để tý nữa ta dẫn tiểu Lam về ta kể rõ ràng cho giờ đi đã.” Nói xong vừa lúc tiểu Lam mặc quần áo xong chạy ra ngoài. Lão liền cầm lấy tay cháu mình, hướng về phía tử cấm thành.
(*) Thời vua Quang Trung, nhà Tây Sơn chỉ giữ lại thuế đinh 1 quan 2 tiền, bỏ hẳn thuế điệu, đến thời Gia Long thì người dân phải đóng thêm 3 tiền hoặc 6 tiền thuế điệu, cộng thêm 1 hoặc 2 bát gạo. Một giáo sĩ người Pháp tên Guérard nhận xét rằng Gia Long đánh thuế quá nặng lên dân chúng: "Vua Gia Long bóp nặn dân chúng bằng đủ mọi cách, sự bất công và lộng hành làm cho người ta rên xiết hơn cả ở thời Tây Sơn; thuế má và lao dịch thì tăng lên gấp ba". Đối với miền núi, Gia Long ban hành các loại thuế đánh vào lâm thổ sản ở vùng này, làm cho "dân Man quanh năm nộp thuế không lúc nào rỗi, hậu quả là "dân phải nhặt củ rau và quả ở núi để ăn cho no bụng”
Chính vì việc tăng thuế khóa quá nặng so với thời Tây Sơn nên dân chúng rất bất bình, góp phần tạo nên nhiều cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyễn vào thời Gia Long và tâm lý hoài niệm triều Tây Sơn của người dân Việt Nam trong thế kỷ 19