Chương 10: Thăng Long (1)

Đêm đó Quang Toản bảo với tiểu Phong tiếp tục đóng giả hắn còn có việc gì thì để Linh nhi nói hộ, không cần nói chuyện tránh lộ thân phận.

Phần hắn thì lại giả trang hầu cận ra ngoài quân doanh rồi đi ra khỏi tầm quan sát của trạm gác, tiến vào rừng sâu đến chỗ Triệu Đức cận vệ của hắn đợi sẵn.

Thấy có người tiến đến Triệu Đức cảnh giác rút kiếm hỏi:

“Người nào!”

Quang Toản nói khẩu hiệu đã được bàn trước đó.

“Thái tử người đến rồi ah.”

“Là ta, ngươi đã chuẩn bị ngựa chưa.”

“Hạ thần đã chuẩn bị theo như thái tử nói ạh.”

“Tốt xuất phát thôi đi, đi sớm về sớm.”

Hai người lên ngựa rồi phi đi trong đêm đen.

………………….

Cùng thời điểm hai người biến mất cách xa đó ngàn dặm một người ngồi trong sương phòng làm việc, quần áo ông thêu những họa tiết tinh xảo hẳn ông phải là người cao quý thì cũng giàu sang, từ đống công văn trên bàn ta có thể thấy được những chữ viết của ông rất đẹp ngay thẳng, thái độ khi viết của ông cũng rất tập trung có thể thấy là người có học. Đang tập trung viết thì có một tiếng gõ cửa dán đoạn công việc ông cau mày dừng bút quay ra hỏi:

“Ai đấy.”

Bên ngoài vọng lại một tiếng đáp hổn hển như trọng thương

“Bệ hạ là thần nhiệm vụ đã thất bại.”

Nguyễn Ánh đứng dậy vội ra mở cửa phòng đón người kia vào rồi gài cửa lại. Vừa vào phòng Nguyễn Ánh liền kiểm tra vết thương của thủ hạ rồi mới hỏi chuyện chính sự. Có thể thấy Gia Long là một người rất quan tâm người của mình.

“Người hãy nói rõ chuyện gì đã xảy ra.”

Tên thủ hạ nói hết những gì mình đã trải qua cả việc hắn tại sao bị thương. Nghe xong tất cả Ánh trầm ngâm, hỏi lại cặn kẽ.

“Quân ta đã toàn diệt trên sông gianh chứng tỏ suy luận của ngươi về việc tên nhóc kia báo tin cho quân tây sơn hẳn là đúng, thôi được rồi quay về nghỉ ngơi đi.”

Nguyễn Ánh sai người chuẩn bị phòng trống đưa thuộc hạ nghỉ ngơi, làm xong Ánh quay lại thư phòng rồi nói:

“Chuyện đã bại lộ, rút ám tử ở trong cung của Quang Trung đi.”

Một bóng người đi ra từ góc tối của căn phòng nói.

“Mạt thần tuân lệnh, không biết người có dự định gì sau lần này?”

“Bá Đa Lộc đã gửi thư từ phương tây về là đã cập bến sẽ bàn luận với bọn chúng về việc gửi quân sang trong một vài ngày nữa.”

Trước khi sang với số châu báu, đồ quý gửi cho Bá Đa Lộc, Ánh hy vọng làm động lòng được bọn tham lam đó.

“Hạ thần biết người trông cậy được quân đội của chúng nhưng người cũng biết sau khi người hợp tác với quân Xiêm đánh Tây Sơn thiên hạ không ưng người làm thế tiếng thơm chẳng thấy tiếng xấu lại vang xa.”

“Ta biết chứ nhưng quân ta không đủ để diệt lại quân tây sơn, ta hết lần này lần khác đều phải chốn chết ta hiểu sức mạnh của chúng hơn bao giờ hết chỉ có phương Tây chúng ta chưa thử. Nếu thành công dù phải mang tiếng xấu, nhịn nhục bọn Tây đó bao lâu ta cũng cam chịu chỉ mong sao thống nhất lại thiên hạ con dân không phải chịu cảnh chiến tranh liên miên là được.”

Nguyễn Ánh thở dài trăn trở về suy tư của mình. Có thể thấy trong sử khi lật đổ tây sơn dân chúng đều rất mực ủng hộ Ánh không phải không có lí do, vua không tốt dân sao theo. Từ những điều trên có thể thấy ông luôn muốn thống nhất đất nước cho yên dân không chiến loạn nữa.

Tên kia thấy bệ hạ sầu lòng cũng đành lắng nghe rồi xin cáo lui. Ánh không nói gì hắn biết được sự đồng ý rồi biến mất trong đêm. Ánh vân đứng trong phòng mắt xa xăm nhìn về hư không.

“Chỉ hi vọng cơn bão này sẽ sớm tan.”

……………….

Trong rừng mọi vật đang ngủ yên chỉ có tiếng những động vật ban đêm hoạt động có tiếng động truyền từ xa đến ngày càng gần rồi tiếng loạt soạt từ cây cối bụi rậm quanh đó như có một thứ gì đó đang đến xua đuổi đi một vài chim thú ban đêm, mặt đất dung chuyển tiếp đó

hai bóng đen lao qua để lại để lại sau lưng sự yên lặng, nhờ vào ánh trăng mờ ta thấy được hai bóng đen đó là cái gì đó là Toản và Triệu Đức tay cầm yên ngựa lao đi vun vút trong đêm tối.

Rồi họ hãm yên ngựa lại thông qua địa hình cao họ có thể thấy được Thăng Long rực sáng ánh đuốc quả đúng là kinh đô ngàn năm thật to lớn và tráng lệ từ đây Toản có thể thấy được dù là ban đêm người ra vào thành cũng không phải số ít có thể thấy sự tấp nập của nơi này. Cảm thán một hồi biết đây không phải lúc ngắm cảnh Toản liền thúc ngựa đi theo Triệu Đức.

Tại một góc rừng gần ngoại thành hai người xuống ngựa, Triệu Đức tới một gốc cây và buộc ngựa vào đánh dấu để sau này quay lại tìm. Toản thì đứng trong lùm cây thông qua những kẽ lá thấy được bọn canh cổng kiểm tra từng người ra vào đề phòng địch trà trộn hắn thấy một người bị tình nghi là địch bị lôi ra một góc không hỏi nhiều bị một đao bổ đôi, trong thời điểm căng thẳng như này việc phòng vệ như này là cần thiết hắn cũng có ý định leo tường vào nhưng thấy bọn lính tuần tra đi lại trên tường thành biết khó có thể thành công bèn thôi, rồi hắn thấy một lão hán ăn mặc bần hàn mặt mũi bẩn thỉu trở phân đi ra từ cổng bọn canh cổng chẳng thèm ngó ngàng đến vì dính mùi cho lão hán đi qua, biết đó là tầm vé của mình Toản với Triệu Đức lén lút theo sau hai người phi thân đứng trên cây đợi lão đi qua rồi nhảy bổ xuống.

Bất ngờ trước sự hiện diện của hai người lão hán giật mình ngã bổ ra sau sợ hãi hai tay che đầu cầu khẩn.

“Hai vị tha mạng, tiểu nhân gia cảnh khó khăn sống bằng nghề đổ phân trên người không có một xu dính túi mong hai vị tha cho tiểu nhân.”

Hóa ra lão hán tưởng hai người là cường đạo chặn đường rồi giết người diệt khẩu vì bây giờ thời buổi chiến loạn như này nhiều người bỏ đi làm cướp có người còn giết cả nhân chứng giết chóc dã man. Khiến binh lính trong thành cũng không bắt hết được đau đầu giải quyết. Nghe lão nói thế hai người quay ra nhìn nhau ngẩn người nhìn lại trang phục hai người đúng là rất dễ hiểu lầm thật toàn thân đều một màu đen mặt mũi cũng bịt lại chỉ để lộ hai mắt Triệu Đức còn cầm đao nữa chứ không giống cướp mới lạ. Thấy thế Toản cười nói với lão:

“Lão yên tâm chúng ta không phải cướp, nếu lão giúp chúng ta một chút việc ta không những không làm gì lão mà còn thưởng lão một chút bạc, lão thấy sao?”

Nghe thấy người hỏi không phải người cao lớn mà lại là người khác đến từ người nhỏ con giọng như một đứa trẻ lão thấy lạ nhưng không dám không theo đặc biệt là thấy hai tên cướp này không những không giết người cướp của mà còn sẵn sàng cho mình tiền lão mới hạ tay xuống lấy lại bình tĩnh đứng lên cả gan hỏi:

“Tiểu nhân biết gì nói nấy, không mong được tiền tài chỉ mong toàn mạng về với gia đình.”

Toản đồng ý và hỏi lão về tình hình canh gác và một số thông tin trong thành. Theo lời của lão cổng thành tập trung lực lượng tương đối vài ba mét tường thành có một hai người trông coi công luôn được túc trực 24/7, quân đội luôn được tuần tra khắp thành, còn tình hình trong cung lão đâu biết được nên Toản cũng không so đo. Còn nữa do Hữu Chỉnh làm phản với vua Quang Trung nên đã cho lệnh giới nghiêm toàn thành gia vào phải xin phép bị tình nghi là địch sẽ bị xử tử lập tức đồng thời triệu tập trai tráng các vùng xung quanh xung quân chiến, tài sản cũng bị lấy đi nhiều phần, giờ mấy làng quanh đây chỉ còn người già với phụ nữ thôi, không biết trai tráng còn có thể chở về nữa không, địa chủ cũng chả khá hơn nông dân là bao khi phải đóng tiền để bổ xung quân chiến, giá cả lương thực cũng tăng đột biến có nhà không đủ ăn mà chết mỗi ngày những cảnh như thế cũng không phải ít, nhân dân cũng kêu nhưng đâu làm gì được đâu.

Nghe xong Toản cũng không khỏi than thở thay cho dân vì những cuộc chiến vô nghĩa mà dân chúng luôn phải chịu khổ thuộc tầng lớp cao tầng như hắn đây cũng chẳng có biện pháp ngăn cản bảo Triệu Đức đưa cho lão vài mảnh bạc vụn rồi bảo lão không được nói truyện này với ai để lại xe phân rồi đi đi.

Thấy mình được tha chết không những thế còn được tiền lão mừng rỡ cúi đầu cảm ơn xin hứa sẽ ôm việc này xuống mồ rồi luống cuống rời đi trên đường còn tí vấp ngã bỏ chạy, chắc lão sợ Toản không giữ lời đây mà, lắc đầu nhìn lão rời đi, những lời nói của lão cứ vang vảng bên tai của Toản khiến hắn khỏi thở dài nói với Triệu Đức:

“Ta mong sao chấm dứt chiến tranh, để cho dân chúng bớt khổ an cư lạc nghiệp, ngươi thấy mông tưởng này có quá xa vời không?”

Triệu Đức thấy thái tử có tâm trạng cũng không dám nói điều lỗ mãng nhưng vẫn thưa:

“Mạt thần không dám biết điều đó có thành hiện thực được hay không nhưng thần sẽ ủng hộ ngày bất cứ điều gì.”

Nghe thấy thế Toản mỉm cười không nói gì, sau một lúc lấy lại tâm trạng Toản với Triệu Đức tiếp tục hành động hai người cẩn thận tới một ngôi nhà của dân chúng gần đó trộm dật hai bộ quần áo phơi ngoài hiên, lúc ra Toản cũng tý bị chó cắn nó sủa ăng…. ẳng… báo thức chủ nhân của nó nhưng chưa sủa được mấy tiếng bị Triệu Đức chém chết. Toản cũng không muốn làm như thế này nhưng vì đột nhậm vào thành cần hóa trang chút, mới làm việc hạ sách này để lại một thỏi bạc làm đồ xin lỗi, Triệu Đức lôi kéo Toản chuồn mất, một lúc sau chủ nhân của căn nhà đó bước ra với lưỡi hái nhìn quanh nhưng chỉ thấy chó nhà mình bị chết quanh đó có một thỏi bạc còn lại chả có gì.

Ông thở phào may là không phải bọn cướp nào đó nhưng mà cũng lạ gần đô thành thế này sao lại có bọn cướp to gán đến thế nhỉ, ông bảo vợ con quay lại ngủ rồi một mình chôn xác con chó.

Còn Toản lúc này đã quay lại chỗ xe phân với quần áo khác, Toản giả làm một cậu bé dân nghèo giúp cha đẩy phân kiếm sống qua ngày, con Triệu Đức làm một nông dân nghèo sáng cày ruộng tối chuyên đẩy phân kiếm thêm. Thấy mình còn có gì đó chưa đủ Quang Toản liền lăn một vòng trên đất xé vài mảnh quần áo rồi bôi ít phân lên người cho giống, hắn bảo Triệu Đức làm y hệt thế rồi hai người đẩy xe phân từ từ tiến tới cổng thành.

Phải đợi một hàng dài người vào thành, trong lúc chờ đợi hắn quan sát những người xung quanh có người thì buôn bán nhỏ lẻ đi một mình có người thì đi theo đoàn, người thì dắt theo gia đình vào thành tránh nạn,...... một số họ không được chấp nhận hay đút lót chưa đủ nên không được vào phản kháng thì bị lôi ra chém một vài lần như vậy ai cũng không dám làm gì nữa. Đợi mãi cuối cùng cũng đến hai người bọn họ, Toản thấy 2 tên mặc quần áo vải như dân thường không có giáp dủng gì cả nhưng vẫn có thể phân biệt là lính được với màu sắc khác không giống màu áo của dân cùng với một số hoạ tiết dễ nhận ra.

Bên hông đeo lệnh bài với một vài thanh đoản kiếm tay trái cầm một thanh giáo gỗ đi chân đất đầu đội Chiếc nón rộng vành rất giống nón thời Nguyên – Mông vì nó phù hợp với địa thế Việt. Đa số binh lính tốp tép thời này không có nổi cho mình một lớp áo giáp, điều đó chỉ được dùng cho tướng lính và trên chiến trường thôi nếu so ra thì quân của Chỉnh còn thua quân của cha hắn phái đi hắn thấy lính nào cũng mặc giáp đồng che chắn, nhưng thôi đó lại là việc khác đằng sau hai tên gác cổng hắn thấy một đội ngũ khác đông hơn cầm kiếm sẵn sàng kỉ luật ai vi phạm.

Đến trước mặt hai tên lính hắn nói với một giọng khàn the thé như muốn đấm vào tai:

“Tên, từ đâu, tới làm gì!?”

Toản rất muốn nhảy lên đấm cho hắn một cái nhưng bình tĩnh mỉm cười nói:

“Dạ bẩm quan lớn tiểu nhân là Trương Khương kia là cha ta Trương Bảo hắn bị câm chúng ta tời trấn ngoài thành tới để chở phân ạh mong ngài thông qua.”

Tên canh gác liếc mắt nhìn Toản rồi nhìn Triệu Đức thấy hai người trở xe phân bốc mùi thối gay đến tận mũi hắn nhíu mày bịt mũi lùi ra sau thét nói:

“Được rồi, được rồi qua đi ngươi đang lan toả cái mùi khó chịu ấy đấy đi nhanh đi.”

“Người tiếp theo!”

Được sự cho phép Toản vâng dạ cảm ơn rồi phụ Triệu Đức đẩy xe qua được mái vòm của cổng thành Triệu Đức như buông lỏng được một hơi tay thả kiếm dấu trong đống phân. Hai người tiếp tục theo dòng người tiến thẳng vào thăng long.