Chương 4: Tôi phải cưới một người thực vật ư?

Chương 4: Tôi phải cưới một người thực vật ư?

Trời lúc này đã về tối, gần chín giờ tối thế nên mọi người làm vô cùng gấp gáp và nhanh chóng. Lúc này tôi đã ngừng khóc. Bởi vì sự việc quỷ dị diễn ra khiến cho cả nhà lẫn mọi người đều hoảng hồn. Quan tài thế mà lúc này lại tự động quay ngược.

Mọi người há hốc ra nhìn, không một ai dám cử động. Tôi trộm nhìn sang bà Thõa, gương mặt bà tái xanh không còn một giọt màu. Quan tài quay đúng chín vòng ngược lại thì dừng lại.

“Chuyện này…”

Bố tôi - người không tin vào ma quỷ, làm bên dược sỹ nghiên cứu cũng phải hoảng hốt không tin nổi.

“Chuyện này e là... Mau chóng khiêng quan lên núi, nhập thổ vi an mới không phát sinh sự cố.”

Mọi người nhanh chóng vào chỗ, nhìn tám người khiêng kiệu kia tay cũng run run lên rồi. Lần này bốn người xoay quan xong thì lập tức tám người vào vị trí cố định đòn lên vai chuẩn bị nghe hiệu lệnh của bà Thõa thì nâng lên. Thế nhưng chuyện tiếp theo lại càng khiến mọi người run sợ. Thế mà tám người trai tráng lại không nâng nổi chiếc quan tài này lên. Trong quan chảy ra một dòng chất lỏng màu đỏ như máu chảy ra từng giọt.

Lần này mọi người run rẩy, tám người khiêng quan cũng lẩy bẩy ngã ngồi rồi lùi lại đằng sau. Không còn một tiếng khóc nào trong nhà nữa, ngay cả tiếng hít thở mạnh cũng không còn. Bà Thõa đứng như trời trồng không biết làm sao. Thằng Sửu miệng há hốc đang cầm sợi chỉ đỏ.

“Bà ơi,... giờ…giờ phải làm sao?”

“Khai quan!”

Bà Thõa ra cầm lấy tay của tôi nhìn vào vết xước than một tiếng:

“Bảo sao!”

Mọi người nhìn tình huống này chăm chú nhìn tôi không dứt. Dù không ai nói nhưng tôi biết trong lòng mọi người bất an lo lắng. Sau này tôi mới biết rằng người mất vào giờ xấu thì không được để cho ai thấy mặt, càng đại kị dính máu người thân trong gia đình. Bởi vì như vậy họ sẽ không muốn rời đi, lưu luyến ở lại vì con cháu thương tâm đau khổ.

Quan tài vừa mở nắp, tất cả mọi người trong phòng hít vào một hơi lạnh dường như không dám thở ra. Bởi vì tờ giấy niệm màu trắng giờ đã biến thành màu đỏ như máu. Bà Thõa cả mặt xụ xuống như phủ một tầng sương lạnh.

“Sửu, nhanh đưa bà một tờ giấy niệm, rượu tô mộc, khăn sạch.”

Thằng Sửu nhanh chóng lấy ra từ trong hộp. Bà Thõa lại rút một thứ lọ gì đó từ trong ruột tượng, kèm thêm chín đồng tiền kim loại lại tóm lấy một bó hương bẻ từng đoạn ngắn dài khác nhau đặt ở xung quanh quan tài tựa như một đồ hình bát quái. Tám cung vị bằng tiền, hai mắt âm dương một mắt là đồng tiền thứ chín, mắt còn lại là một cốc nến.

“Cháu! Mau ra đây!”

Bà Thõa vẫy tay về phía tôi gọi. Tôi nhìn bà khó hiểu nhưng vẫn bước ra.

“Mày phải ngồi đây canh không cho ngọn nến này tắt. Tuyệt đối không để tắt.”

“Vâng!” - Tôi thầm nghĩ chuyện này tương đối đơn giản. Chỉ ở trong phòng thì làm sao mà nến tắt được.

Thế nhưng tôi đã sai rồi. Bởi vì dù phòng kín, người đông lại giữa mùa hè nóng bức, khi bà Thõa vừa làm pháp sự, thay khăn niệm và lau sạch vết máu trên quan tài bằng rượu tô mộc thì một cơn gió lạnh thổi đến. Có lẽ mọi người cũng như tôi, cả người lạnh lẽo dựng cả lông tơ lên. Tôi nhìn ngọn nến lung lay cố gắng lấy tay che lại thế nhưng tay tôi dường như có vật chà xát khiến tôi đau điếng. Nó giống như dam lam cứa vào tay nhưng lại không có vết thương. Vết cứa càng sâu càng đau làm mặt tôi tái mét. Khi tôi sắp không trụ được nữa vì cảm giác bị cứa này đã lan ra toàn bộ cơ thể thì bà Thõa vừa dừng tay. Quan tài được đóng đinh trở lại.

Thế mà máu trên mặt đất lúc nãy cũng đã sạch hết, tôi không chú ý là do có người lau hay mất từ bao giờ. Bà Thõa rút khăn lau lau mồ hôi lạnh trên trán.

“Sửu, chỉ đâu?”

Bà Thõa nhìn thằng Sửu cầm chỉ đỏ nói nhanh, thằng Sửu cầm một đầu sợi chỉ nhanh như cắt luồn qua luồn lại chín vòng quanh quan tài. Chất lỏng màu đỏ nhanh chóng ngừng chảy. Đếm đi đếm lại vừa tròn chín giọt thì ngưng. Bà Thõa lại luồn 3 đồng tiền âm dương vào trong chỉ đỏ mới cố định lại. Lần này bà Thõa không còn làm thêm nghi thức nào nữa, nhanh chóng nhìn đồng hồ rồi hô:

“Khởi quan, mau, nhanh chóng khởi quan.”

Mọi người ở đây đều chưa từng thấy việc lạ thế này, trong lòng mang một nỗi sợ vô hình, nặng nề. Một đoàn đèn đuốc ở ngoài sân đã chờ sẵn. Tám thanh niên trai tráng kia được bà Thõa đưa cho mỗi người một đồng tiền ngậm vào trong miệng và dặn cho đến khi quay trở lại làng thì không được nhả ra. Mọi người gật đầu ngậm lấy rồi cố trấn tĩnh vào vị trí khiêng quan. Lần này không còn xảy ra sự cố nào nữa.

Quan tài vừa được khiêng lên, bà Thõa lẩm bẩm tay bắt quyết, kèn trống nổi lên. Bố tôi cầm di ảnh của bà đi đằng trước. Ở làng này có lệ, hễ đưa tang thì phụ nữ phải ở nhà không được đi. Tôi không hề biết điều này nên định theo dòng người đi theo thì bị cô Lễ kéo lại nói thầm vào tai. Nghe những lời này sự sợ hãi trong lòng tôi đã bay biến, mắt tôi lại đỏ lên vì tủi phận. Tôi cảm thấy bản thân thật sự bất hiếu. Chưa được nhìn bà lại còn không được tiễn bà lần cuối. Thế là tôi định sẽ trốn mọi người đi theo, nhìn thằng Hiếu được đi mà tôi vô cùng ngưỡng mộ. Nghĩ là làm, tôi ngoan ngoãn ở lại thu dọn linh đường để mọi người không đề phòng, sau đó khi không ai để ý tôi đã nhanh chóng lẻn ra cửa.

Tiếng kèn trống ở đằng xa tôi vẫn còn nghe thấy, tôi lần theo tiếng trống và đống tiền vàng rải đầy đường mà đi theo. Dù rằng tôi chưa từng đến đây cũng không biết đường lên núi trời lại tối om tôi vẫn lờ mờ mà lao đi. Trời dần về khuya nhưng không trăng không sao lại càng tối om. Tôi chỉ có thể thông quá chút tờ mờ mà đi. Lúc này tôi chỉ muốn nhanh chóng bám theo đội đưa tang. Trên đường đi, thi thoảng có vài nhà có treo đèn ngoài cổng cũng khá sáng sủa. Tiếng kèn trống ngày càng gần tôi. Thế nhưng ở đây là giữa ngã ba tự nhiên lại không thấy tiền vàng trên đường nữa, tôi đột nhiên không biết đi theo hướng nào.

Giữa lúc mười giờ tối, tôi đứng ngã ba đường mà ngẩn ra, nhìn hai lối rẽ quay cuồng trước mặt, tiếng kèn trống vang dội khiến tôi không thể phân biệt nổi. Đúng lúc này có một bóng đen đi tới. Ở đây treo một chiếc đèn lồng sáng nhất đoạn đường thế nên tôi có thể dễ dàng nhận biết là một bà già… ăn xin. Bởi vì người bà đầy bùn đất, tóc tai rối tung đang đi từ lối bên phải ra. Trên tay bà lại cầm một chiếc giống như là bát vỡ vậy. Tôi vội vã chạy lên hỏi thăm, luồn tay vào trong ruột tượng lấy ra một nắm tiền đặt vào trong bát của bà rồi nói:

“Bà ơi, bà cho con hỏi bà có thấy có đám tang nào đi qua bên đó không?”

Trong suy nghĩ của tôi chỉ cần hỏi được bà là tôi sẽ biết đường đi. Trong lòng tôi còn chưa kịp vui mừng vì sự may mắn thì tôi đã chết điếng người rồi. Bởi vì… bà cụ ngẩng mặt lên. Dưới ánh đèn lờ mờ thế mà tôi lại thấy được… chính là bà nội của tôi.

Tôi hơi giật mình cũng vui mừng. Bà nội rất thương yêu tôi, có lẽ bà muốn để tôi gặp lại bà lần cuối. Thế nhưng tôi nhìn miệng bà đang mở ra như cười. Tôi còn chưa kịp cười lại thì đã thấy miệng bà thế mà kéo đến tận mang tai, há to trào ra máu đỏ ồ ạt kèm theo thứ hạt trắng trắng lẫn vào chảy xuống quần áo rồi lênh láng trên đất, dính đến chân tôi…

Nhìn gương mặt quỷ dị của bà, cả người tôi căng cứng, tim tôi đập thình thịch không dám hít thở, bất giác gương mặt bà cùng đôi mắt đen kịt phóng to trước mắt tôi, tôi kinh hãi hoảng sợ, cả người lạnh lẽo, lông tơ dựng đứng, đầu óc trống rỗng. Thần kinh tôi dường như không thể tiếp nhận trước cảnh kinh dị này cứ thế chân mềm nhũn, hai mắt tối sầm lại mà ngất đi. Trước khi ngất đi thế mà tôi lại thấy một thân hình cao lớn đứng ngăn trước mặt tôi.

Không biết qua bao tôi tỉnh lại. Bên cạnh là mẹ đang lo lắng nhìn tôi. Thấy tôi mở mắt mẹ tôi kêu lên.

“Yến à, con tỉnh chưa?”

Tôi mở mắt nhìn thấy mẹ mắt đỏ hoe tiều tụy, giờ đã là năm giờ sáng rồi. Mẹ thấy tôi dậy thì nước mắt nhạt nhòa chảy dài trên má. Chú Nghĩa cũng lo lắng đi đi lại lại bên cạnh giường, thấy tôi tỉnh nét mặt thả lỏng hẳn ra. Tôi nhổm người ngồi dậy, cổ họng khát khô.

“Mẹ, con khát nước.”

Tôi khàn khàn nói. Mẹ tôi vội mang cho tôi một cốc nước mật ong ấm. Tôi nhìn thấy chú thím trong phòng lại bỗng nhiên nhìn thấy bố tôi cũng ngất xỉu nằm ở giường bên kia. Tôi mở to mắt không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Nhìn sắc trời đã tờ mờ sáng, bà Thõa chạy vào trong phòng.

“Gia chủ ra bàn bạc.”

Tôi uống vội cốc nước lấy lại giọng rồi xuống giường chạy sang bên bố nắm lấy tay ông.

“Mẹ, đây là có chuyện gì xảy ra vậy mẹ?”

Thằng Hiếu đứng một bên tôi không để ý bây giờ mới lên tiếng nói.

“Đưa tang đến cổng nghĩa trang thì đột nhiên quan tài xoay đầu, mọi người không kiềm được chạy ngược về phía sau. Bác Nhân bỗng nhiên bất tỉnh nên mọi người rối loạn, bà Thõa nói em nhanh chóng chạy về phía trước, em vọt qua quan tài chạy về thì trên đường thấy chị nằm ngất ở một chỗ, toàn bộ tiền vàng đều gom ở dưới lưng chị. Bà Thõa nói hôm nay không thể đi, e là bà còn có điều gì chưa thỏa lòng cho nên không chịu đi.”

Tôi nghe nói vậy cả người như rơi vào tảng băng, rùng mình.

“Vậy bố chị ngất sao mọi người không đưa đi viện?”

“Quan tài đã trở về bên trong nhà, bà Thõa gọi thằng Sửu sang bên nhà họ Lý nhờ ông Lý Quan sang trấn trạch. Lần này bà Thõa nói bà chưa từng gặp, không đủ khả năng hóa giải.”

Mẹ tôi lên tiếng nói.

“Vậy bố bao giờ thì tỉnh dậy?”

Mẹ tôi và mọi người trong phòng đều lắc đầu. Lúc này để Hiếu ở lại trông bố tôi, thằng Sửu gọi mọi người ra ngoài để bàn bạc. Tôi cũng đi theo.

Ông Lý Quan gương mặt phúc hậu, chòm râu trắng, gương mặt chữ điền, tóc để kiểu củ tỏi như thời xưa.

“Chuyện này, muốn tôi giúp thì nhà anh chị cũng phải cho tôi một cái giá. Đã đào hôn giờ còn dám sang nhà tôi xin giúp.”

Tôi vừa đến nơi đã nghe ông nói thế chẳng hiểu cái gì cả nên chỉ im lặng mà nghe.

“Chuyện này là do nhà cháu không phải. Không phải vì nhà cháu muốn đào hôn mà do bác cả sống ở thành phố chuẩn bị đến hôn kỳ thì về bàn, cháu nó chuẩn bị mười tám tuổi đến hẹn hứa hôn mới quay về. Không ngờ hôm nay lại xảy ra chuyện này …”

“Thế giờ gia đình tính thế nào? Tôi nói trước là không giải thì không phải chỉ một vài người ngất đâu. Mạng cũng chẳng còn”

Nói đến đây, bà Thõa cũng gật đầu hoảng sợ, mọi người trong lòng đều hoảng hốt hoang mang.

“Chuyện hứa hôn là của đời trước, hiện nay, cháu gái lớn của họ Nguyễn chưa đủ mười tám tuổi,...”

“À ha, thế là nhà họ Nguyễn muốn nuốt lời chứ gì?”

Tôi không cần nghe hết cũng hiểu có chuyện gì xảy ra. Nhìn không khí trầm trọng lại nghĩ những sự kiện xảy ra trước đây, với trí thông minh của tôi cũng có thể lờ mờ hiểu ra rằng có lẽ tôi được hứa hôn với ai đó nhà họ Lý. Mà hiện tại ông Lý Quan này lại là ông thầy cao tay nhất có thể hóa giải những sự kiện quỷ dị này. Đúng lúc này thằng Hiếu từ trong phòng bên dãy trái chạy vọt ra.

“Bố ơi, mẹ ơi, bác Nhân, bác Nhân…”

Nhìn thằng bé tái mét mặt mọi người vội vã chạy vào. Bố tôi nôn đầy ra máu trên mặt đất, hơi thở mong manh. Mà người có khả năng cứu chữa lại đang đứng ở giữa sân. Lúc này đến lượt thằng Hùng con trai út của chú Chí cũng lăn ra đất ngất xỉu. Mọi chuyện loạn hết cả lên.

Thím Liên mẹ của thằng Hùng ôm lấy con gào khóc, liên hồi gọi tên nó.

“Hùng ơi, tỉnh lại đi con, tỉnh lại đi con, con có sao không?”

Nhìn thím Liên khóc gào ôm lấy thằng bé mới có bốn năm tuổi đang nổi lên co giật từng hồi quỳ trước mặt tôi.

“Yến, thím xin cháu, cầu xin cháu đồng ý làm đám cưới với cậu cả họ Lý. Cầu xin cháu cứu lấy thằng Hùng, nó còn quá bé.”

Vì quá lo lắng và đau lòng, thím vừa nói vừa nghẹn giọng. Tôi sợ hãi lùi lại rồi cũng lấy lại bình tĩnh mà tiên lên ôm lấy thím cả mặt đang mếu mó vì hoảng sợ và đau lòng.

“Vâng, thím đừng lo, mọi chuyện sẽ ổn thôi.” - tôi sụt sịt nói.

Lúc này trong não tôi vô cùng rối, không thể nghĩ được gì nữa. Bố tôi lại ho khù khụ tiếp tục phun ra ba búng máu. Tôi nhắm mắt hét to lên.

“Con đồng ý, con đồng ý, cái gì con cũng đồng ý hết. Xin ông hãy cứu lấy gia đình con.”

Ông Lý Quan nghe thấy thế miệng cười khẽ nói:

“Vậy gia đình ý thế nào?”

Mẹ tôi hoảng loạn ôm lấy tôi khóc nấc lên nhưng các chú thím, cô Lễ nhìn tôi thương xót gật đầu khích lệ sự dũng cảm của tôi.

“Gia đình chúng cháu sẽ chuẩn bị tốt.”

Nghe được người đứng đầu xác nhận, ông Lý Quan vuốt vuốt chòm râu, đi về phía linh đường. Ông lấy cây kiếm gỗ đào cắm thẳng vào lư hương nghi ngút khói. Sau đó lại lấy mấy lá bùa màu vàng đốt rồi tung lên không trung, tay bắt quyết niệm chú gì đó lại rút kiếm chém lên lá bùa, tay ông phất qua toàn bộ lá bùa vàng tan thành tro bụi. Đúng lúc này, kiếm gỗ khắc lên những chữ vô hình lên nắp và xung quanh quan tài. Sau đó ông lấy muối và gạo trộn lên đổ vào trong lư hương lại lấy mấy đồng tiền tung lên tung xuống mấy lần.

Bát hương đột nhiên bùng cháy dữ dội, ông Lý Quan giơ tay, một người hỗ trợ đưa cho ông bình nước gì đó, ông cắn ngón tay lấy một giọt máu viết bùa trên không trung rồi lại phun nước từ bình ra. Mọi người có thể lờ mờ nhìn thấy ánh sáng màu đỏ phát quang rồi chụp xuống bát hương, đám lửa dập tắt.

Đúng lúc này ông mới gật gật đầu. Trong phòng bố tôi ho lụ khụ tỉnh lại, thằng bé Hùng vừa mở mắt, đã tỉnh lại. Quả nhiên là cao tay, tôi nghĩ mọi chuyện đã xong thì bây giờ mới đến vấn đề của tôi. Chưa kịp vui mừng ông Lý Quan đã nói:

“Con đã đồng ý thì từ giờ là con dâu nhà họ Lý, từ giờ gọi bác là bố. Ở trong làng, cho đến ngày tổ chức lễ thì không được rời đi.”

Tôi còn chưa trả lời ông Quan đã cùng với ba người khác rời đi. Bà Thõa tiếp tục làm theo các phong tục của địa phương. Lần này không có chuyện gì xảy ra nữa, đám tang diễn ra suôn sẻ, đưa quan lên núi hạ táng cũng quay trở về. Tôi ở lại dìu bố tôi, mẹ tôi thì nấu thuốc bổ cho bố không đi đưa tang nữa.

Từ lúc mẹ tôi kể tôi đã đồng ý cưới con trai cả của nhà họ Lý thì bố tôi tức giận ho lên.

“Tại sao con lại làm thế. Con thà để bố chết đi.”

Nhìn tôi nước mắt ngắn dài bố tôi cũng không nỡ trách tôi. Ông ôm lấy vai tôi dựa vào như hồi còn bé.

“Con có biết con trai cả nhà họ Lý hứa hôn với con là người thế nào không? Từ nhỏ đã là kẻ thiểu năng, bảy tám tuổi cũng chưa biết nói nữa. Chưa kể, chưa kể lúc con sinh ra thì cậu ta đã hôn mê, sống như người thực vật chỉ dựa vào thuốc mà sống đến nay. Bố thật không muốn làm khổ con. Con trốn đi, bố mẹ sẽ giúp con.”

Tôi nghe vậy trong lòng rùng mình một cái. Nhưng tôi cũng không hối hận. Bởi vì chỉ có ông Lý Quan mới giúp được gia đình lúc này. Chỉ sợ chậm một chút thì cả nhà tôi đã có người không hay rồi. Tôi phải cưới một kẻ thực vật còn hơn là nhìn bố tôi có nguy cơ mất đi. Mất đi bà nội tôi đã đau khổ rồi không thể chịu thêm việc có thể mất thêm một người nữa.

“Chỉ cần bố mẹ khỏe mạnh, có ra sao con cũng đồng ý.”

“Con, thật là ngốc. Tương lai của con sao có thể bị trói buộc ở đây… vào tay một kẻ ngu si lại còn sống thực vật.”

Tôi… phải cưới một người thực vật, nghĩ thôi tôi cũng không muốn nghĩ đến nữa.

Lời tác giả: FB mình là Dạ Nguyệt Thanh Khâu, rất vui được mọi người đọc và yêu thích truyện của mình. Link fb: https://www.facebook.com/tranthom1995/

Nhóm đọc truyện của mình: https://www.facebook.com/groups/1066847937217483/