“Chị, kẻ đó vừa mới đến đây đúng không chị?”
Ngồi trên chiếc ghế sofa đặt tại phòng khách, Chi ngồi thẫn thờ nhìn về chiếc tivi đang bật sáng nhưng đương nhiên là cô chẳng có chút tâm trạng nào để xem những thứ đang diễn ra trước mắt mình, thì từ ngoài cửa, tiếng người em của mình vang vọng vào trong – đó là Phạm Toàn.
Khác với người chị của mình, trong khi Chi làm toàn thời gian cho siêu thị tiện lợi gần nhà thì Toàn may mắn hơn ngay sau khi tốt nghiệp đại học đã được nhận vào công ty có tiếng trong thành phố nên cuộc sống của gia đình cũng từ đó mà được cải thiện nhiều hơn.
Trái ngược với Chi, Toàn lại có tuổi thơ gắn liền với Khánh mặc dù chỉ trong một quãng thời gian ngắn ngủi của tuổi thơ. Nhưng chính việc Khánh vào tù năm Toàn 15 tuổi đã khiến anh dần trở nên lãnh đạm và sống lạnh lùng với tất cả những người xung quanh.
Nhưng hôm nay, trên đường trở về nhà, trông thấy gương mặt của Khánh lầm lũ bước đi trên đường, Toàn vừa bất ngờ vừa tức giận và chỉ muốn đối chất với Khánh lí do vì sao năm xưa anh lại hành xử như vậy để rồi bỏ lại những đứa em của mình nheo nhóc và tự lập bên ngoài xã hội như vậy.
Hơn nữa, người mà Khánh giết lại chính là Lâm – kẻ “đứng đầu” đám lưu manh trong trường của Toàn và cũng chính hắn thường xuyên đem cậu ra làm trò tiêu khiển nên khi nghe tin Lâm bị anh trai mình giết, Toàn trở thành mục tiêu công kích của đám học sinh bất hảo trong trường khiến cho những năm cấp hai ấy của anh như địa ngục.
Nay Khánh đã trở về, nhưng vói Toàn, mặc cho trong quá khứ, anh đã nhận sự yêu thương nhiều dường nào nhưng tất cả bây giờ đã chẳng còn trong đầu anh lúc mà chỉ còn lòng hận thù mà thôi.
“Đúng rồi, kẻ đó vừa mới đến đây nhưng hắn ta bây giờ chẳng còn liên quan gì đến nhà chúng ta nữa. Đừng quan tâm đến hắn ta nữa.” – Chi trả lời Toàn với giọng gắt gỏng.
“Anh ấy là ai vậy anh chị? Sao mọi người có vẻ gay gắt khi nhắc đến anh ấy vậy?” – Linh ngồi xuống cạnh Chi, nhìn nét mặt có phần gay gắt của Chi, cô bé tỏ ra khó hiểu.
“Em không cần bận tâm đến hắn ta. Hắn ta chẳng có liên quan gì đến gia đình chúng ta cả.”
Chi nhìn gương mặt ngơ ngác của Linh mà quát lớn. Đây là lần đầu tiên, Linh thấy Chi tỏ thái độ gay gắt đến vậy mặc dù trong xóm ai cũng biết Phạm Chi là một cô gái bản lĩnh, và có chút dữ dằn nhưng chưa bao giờ Chi lại tỏ thái độ đó.
“Em lo mà chăm chút việc học của mình đi. Cô giáo mới gọi cho anh và phàn nàn chuyện học của em đó.” – Toàn lên tiếng.
“Ừm” – Linh ậm ừ trả lời rồi chạy toạc vào phòng.
Đương nhiên là cô bé 15 tuổi ấy chẳng muốn anh chị mình nhắc đến chuyện học của mình. “đội sổ” trong lớp là từ ngữ đơn giản nhất để diễn tả học lực của cô bé. Thứ mà cô bé chú ý chỉ xung quanh gốm và những thứ liên quan đến nó mà thôi, ước mơ của cô bé là trở thành nghệ nhân làm gốm chuyên nghiệp chứ chẳng có hứng thú gì với việc học hành cả.
Nhưng dù sao đi chăng nữa, hôm nay cùng với sự xuất hiện của Trần Khánh, một cuộc sống mới đã mở ra với cả anh cùng với những người em của mình. Và sóng gió cũng bắt đầu nổi lên từ đây.
Với một con người suốt 15 năm qua sống tách biệt với thế giới như Trần Khánh thì một thân một mình giữa một xã hội hiện đại như này là điều thực sự khó khăn với anh. Xung quanh dường như đã thay đổi quá nhiều. Những xóm nghèo trước đây anh từng lui tới để bán hàng rong nay đã thay bằng những tòa nhà chọc trời san sát nhau.
Góc phố nhỏ nơi anh nghỉ trưa sau những chuyến hàng thì bây giờ đã được thay thế bằng khu vui chơi giải trí hiện đai. Xe cộ cũng nhiều và tấp nập hơn hẳn, nếu như 15 năm trước chỉ là xe đạp và xe đạp, nhà nào có điều kiện cũng chỉ là chiếc dream cọt kẹt thì bây giờ xe oto chạy đầy đường và tấp nập.
Tất cả xung quanh Trần Khánh đều đã thay đổi nhưng có những thứ trong anh không hề thay đổi với cuộc sống trong tù. Đó là cảm giác trống rỗng, cô đơn giữa một xã hội không ngừng quay và chuyển động.
Và lúc này, Trần Khánh nghĩ đến lời nói của A Đẩu về người anh em của mình ngoài xã hội và đó dường như là tia hi vọng duy nhất của Trần Khánh giữa cái xã hội xa lạ này. Cầm tờ giấy trên tay, lần theo địa chỉ trên đó, Trần Khánh đến trước một căn nhà lớn, nằm sâu trong một con hẻm.
Cốc cốc.
Trần Khánh tiến tới gần cánh cửa rồi gõ. Nhưng từ trong nhà là một sự im lặng đáp lại những tiếng gõ ấy của Trần Khánh. Nghe những người hàng xóm nói thì người trong nhà đã đi ra ngoại tỉnh 1-2 ngày nay rồi và Trần Khánh cũng chỉ biết nhắn nhủ lại với người hàng xóm kia trước khi rời đi mà thôi.
“Haizzz, giờ phải làm gì đây?”
Trần Khánh thở dài, quay lưng rời đi. Anh tiếp tục đi mãi, đi mãi, đi đên đâu thì chính bản thân anh cũng chẳng rõ nữa. Chỉ biết khi quay đầu lại anh đã thấy mình đang đứng trước một khu chợ sầm uất người vào kẻ ra rồi.
“Hay mình vào đây xem sao?” – Khánh nghĩ trong đầu, trong đây chắc chắn sẽ có cơ hội dành cho anh.
Nhưng lúc này, bụng anh bắt đầu cồn cào. À phải rồi, từ lúc bước ra nhà giam đến giờ, Phạm Khánh chưa ăn gì cả nên bây giờ bụng anh mới bắt đầu “đình công” như vậy. Nói một chút về cuộc sống của Khánh trong tù thì nhờ chút tay nghề nấu nướng được thừa hưởng từ mẹ thì anh được vào làm trong bếp ăn của nhà giam.
Quanh năm suốt tháng sống trong đó, chẳng tiêu xài gì ngoài mấy hộp thuốc “bảo kê” cho A Đẩu trong tù nên Khánh cũng tiết kiệm được kha khá tiền công làm việc trong bếp. Nhưng vốn bản tính tiết kiệm từ nhỏ cùng với đó là số tiến đó anh dành dụm cho những đứa em của mình sau này nên anh chỉ giữ lấy một ít phòng thân, còn lại anh để bên trong một cái túi màu xanh, nhét kĩ vào sâu bên trong chiếc balo của mình.
Ọc ọc.
Tiếng bụng đói không ngừng vang lên, đi một vòng khu chợ đông đúc ấy, anh không biết sẽ ằn gì uống gì vì thứ nào cũng mắc và bản thân anh cũng chẳng biết sử dụng số tiền trên tay như thế nào vì dù sao 15 năm, nhiều thứ đã thay đổi quá nhiều, anh cũng chẳng biết số tiền trên tay mình sẽ mua được gì và mua được thức ăn như thế nào.
Bỗng anh nhìn đến cuối khu chợ, một xe bánh mì nhỏ đang nghi ngút khói từ cái lò bánh mì đặt ở dưới. Anh từ từ ôm chiếc balo của mình trong người rồi tiến đến chiếc xe bánh mì kia với suy nghĩ rằng đây gần như mà món rẻ nhất ở cái khu chợ này rồi.
“Dạ chú, ở đây cái nào là rẻ nhất vậy ạ?” – Khánh ấp úng hỏi.
“Bánh mì ốp la nhé. Cậu muốn ăn như thế nào, tôi làm.” – đáp lại lời Khánh là giọng của một ông chú với chất giọng ồm ồm và cái giọng miền Tây đặc trưng.
“Dạ chú lấy cháu một ổ nửa mắm ớt tỏi, nửa ớt trái giúp cháu.”
Nghe tới đây, ông chú ấy lại khựng lại hồi lâu, dường như cái thói quen ăn uống ấy của Khánh khiến ông chú ấy có chút giật mình, đến việc cầm ổ bánh mì cũng khiến đôi bàn tay ông run lên bần bật.
“Chú, chú có sao không ạ?” – Khánh ân cần hỏi thăm.
“Không, không. Chú không sao, chỉ là lâu rồi không có người ăn như vậy. Nó làm chú nhớ tới người quen thôi.” – vừa nói, vừa đập cái trứng gà vào chiếc chảo đã nóng dầu, ông chú ấy dụi dụi hai hàng nước mắt của mình.
“Dạ, vậy ra có người cũng ăn như cháu ạ. Ngày xưa ở dưới quê, cháu có một ông chú bán bánh mì sát nhà, lúc nào cháu mua là chú ấy sẽ luôn làm một ổ như vậy cho cháu. Cháu còn phụ ông ấy bán bánh mì nữa.” – Khánh vừa nói vừa cười một cách hạnh phúc.
Nghe tới đây, ông chú bán bánh mì ấy bỗng giật mình, tiếng nấc nghẹn bắt đầu vang lên khiến Khánh chú ý. Và khi ông chú ấy quay mặt lại để nhìn xem người “order” ổ bánh mì đặc biệt ấy là ai thì….
“Thằng Khánh, là mày hả? Tại sao mày lại ở đây? Mày nhớ chú không?”
Ông chú bánh mì buông đũa và cũng chẳng quan tâm đến miếng trứng đang cháy xém bên trong chảo mà ôm lấy Khánh thật chặt. Và nhìn trên nét mặt của anh, dường như anh cũng nhận ra người đàn ông ấy là ai.
“Chú Trung, là chú sao. Sao chú lại ở đây?”
Cả hai ôm nhau vui mừng, nước mặt dàn dụa trên gương mặt của cả hai. 15 năm, không 20 năm rồi, hai chú cháu mới gặp nhau. Lần cuối cùng cả hai gặp nhau, Khánh mới chỉ là cậu học sinh cấp hai, hằng ngày đạp chiếc xe đạp vừa bán hàng rong vừa “ship” bánh mì cho chú Trung, bây giờ đã thành một chàng trai cao lớn.
Nói về chú Trung, chú Trung là hàng xóm của gia đình Khánh ở dưới quê. Chú sống một mình, không vợ, không con và rời quê lên thành phố lập nghiệp. Và suốt quãng thời gian dưới quê, Khánh với chú Trung trở thành đôi “bạn thân” một già một trẻ có tiếng trong cả xóm.
Và chú Trung đã đến khu chợ này suốt quãng thời gian ấy, sáng chú bán bánh mì, tối chú làm thêm việc chuyển hàng cho các tiểu thương cho khu chợ đêm và những cửa hàng lân cận khu chợ này, ai kêu gì, chú làm nãy và đằng đẵng trong suốt thời gian qua.
….