Chương 45: Tin tức chấn động với quân Pháp

Cái tin tức hơn một ngàn quân Pháp bị tiêu diệt nhanh chóng được báo lên Tự Đức và tư lệnh của của viễn chinh Charles Rigault de Genouilly. Phía bên nhà Nguyễn cho lính cưỡi ngựa không quản ngày đêm đi về Huế còn phía Pháp thì cho lính dùng tàu hơi nước đi tới Đà Nẵng. Tuy nói quân Pháp ở Nam Kỳ đã bị Trực tiêu diệt sạch nhưng vẫn có một số tàu nhỏ dùng để liên lạc đã thoát nạn và đang chạy hết công xuất về phía Đà Nẵng để báo tin.

Trong lúc này, cả hai bên vẫn chưa biết tình hình hiện tại. Quân Pháp với đại diện là Charles Rigault de Genouilly đã gặp đại diện nhà Nguyễn là Nguyễn Tri Phương để đàm phán. Theo lịch sử, ngày 8 tháng 5 liên quân đã tấn công vào Đà Nẵng. Do không tiến công được nên mới nghị hòa. Tuy nhiên, vì muốn bắt Trực mà lực lượng Charles Rigault de Genouilly mang ra Đà Nẵng không nhiều. Do đó, lão Charles chỉ cho tàu chiến bắn phá Bình Định, Quảng Trị, Quảng Bình để tạo thế mạnh đàm phán.

Lúc này, trong một ngôi nhà truyền thống của người Việt, một người đàn ông Á đông nhỏ bé đang ngồi đối diện với một gã phương Tây cao to. Bộ quân phục màu đỏ của Nguyễn Trị Phương đối lập hẳn với bộ đồ độ đốc của Charles Rigault de Genouilly.

“Bản chức muốn biết, ngài đô đốc đề nghị có cuộc gặp gỡ này với mục đích gì?” Nguyễn Tri Phương mở lời.

Sau được phiên dịch nói một hơi, Charles bắt đầu lên tiếng

“Theo lệnh của hoàng đế Napoleon III, tôi đến đây với thiện chí thiết lập mối bang giao thân hữu giữa An Nam và đế quốc Pháp”

Trước thái độ đạo đức giả của tên đô đốc người Pháp, viên quan kinh lược cười kinh bỉ:

“Người xưa có câu, tiên lễ hậu binh. Trước tiên, cần tỏ thiện chí trong mối giao hảo. Còn nếu bị từ chối thì mới dùng đến binh đao. Còn các ngài thì làm ngược lại, tiên binh hậu lễ. Các ngài hành động ngược đời như vậy thì làm sao người ta tin vào thiện chí của các ngài được” Nguyễn Tri Phương nói.

“Ồ, không ngờ quý quốc lại có câu nói hay đến như vậy. Đó là do hai nước chưa hiểu nhau. Còn hôm nay, quan lớn yêu cầu gặp mặt là cố mấy yêu cầu như sao”

Ngừng một chút để lấy hơi, Charles Rigault de Genouilly.

“Một là quý ngài nên mở cửa, buôn bán với nước ngoài. Đặc biết là nước Pháp của chúng tôi. Hai, chúng tôi muốn các ngài nhường một phần đất để bảo vệ quyền lợi của nước Pháp ở đây. Đó cùng coi như thi hành hiệp ước mà người sáng lập ra triều đại của quý vị, Nguyễn Phúc Ánh đã ký”

Lúc này, khuôn mặt của Nguyễn Tri Phương trở nên khó chịu.

“Ngài đô đốc, ngài ra tối hậu thư cho chúng tôi đó à. Hiệp ước mà thái tổ đã ký với các ngài không tính được vì bản thân số người Phú Lang Sa đã chiến đấu cho tiên đế đều là lính đánh thuê chứ có phải lính chính quy của Pháp quốc đâu. Do đó, dựa vào bản hiệp ước đó mà các ngài muốn chiếm cứ Đại Nam thì đúng là hoang đường.” Viên quan lên tiếng.

“Ấy ấy, tướng quân đây hiểu lầm rồi. Tôi muốn thảo luận với ngài điều mà chính phủ yêu cầu chứ không phải là tối hậu thư đâu. Còn hiệp ước đó thì chính thái tổ của các vị đã ký, có hoàng tử Cảnh làm đại diện, không thể phủ định được” Charles Rigault de Genouilly lên tiếng.

“Thành thật xin lỗi, bản chức thừa lệnh triều đình trấn thủ đất Quảng Nam này. Những gì thuộc đất Quảng Nam, bản chức toàn quyền quyết định. Còn những đề nghị của hoàng nước Phú Lang Sa mà ngài mới truyền lại thì không thuộc thẩm quyền trả lời của bản chức. Ngài có nói thế nào thì đây đúng là tối hậu thư dành cho chúng tôi” Nguyễn Tri Phương nói.

“Chắc ngài chưa hiểu được tình hình. Miến Điện, Indonesia, Philipine đã được hưởng văn minh phương Tây. Dân chúng an cư lạc nghiệp. Nay hạm đội hải quân hoàng gia Pháp tới An Nam cũng vì những hành vi tương tự. Ngài cũng nên biết nước Pháp là cường quốc đứng hàng thứ hai trên thế giới. Chính phủ Pháp sẵn sàn dùng vũ lực để đạt được yêu cầu của mình” Charles Rigault de Genouilly nói.

“Thì các ngài đã dùng vũ lực rồi còn gì. Còn các nước như Nam Dương, Miến Điện, Phi Luật Tân? Ngài nghĩ chúng tôi không biết dân ở đó đã thành nô lệ cho các nước Tây Dương hay sao. Các ngài vượt vạn dặm tới đấy thực sự là thương dân chúng là muốn xâm lược, cả hai ta đều hiểu rõ” Nguyễn Trị Phương nói.

“Đó chỉ là bất đắc dĩ chứ chúng tôi vẫn muốn thương lượng với các ngài” Charles lên tiếng. Khuôn mặt bắt đầu tỏ vẻ không vui.

“Thương lượng khi đang xâm lược. Nếu các ngài không xem mạng sống của dân chúng Đại Nam ra gì thì các ngài sẽ phải trả giá” Kinh lược sứ lên tiếng.

“Trả giá? Dựa vào vũ khí thời trung cổ? Chắc các ngài đang đùa tôi” Lão trung tướng lên tiếng.

Việc trang bị của Đại Nam vẫn ở thời trung cổ làm làm Charles tin chắc rằng kẻ kia không thuộc biến chế của quân đội nhà Nguyễn. Nếu làm theo đúng kế hoạch của lão thì giờ này chắc đã bắt được người rồi.

Sau đó, câu nói của Nguyễn Tri Phương mang gã ra khỏi dòng suy nghĩ của mình:

“Chúng tôi có tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh để giữ gìn bờ cõi nước Nam. Chúng tôi sẽ chiến đấu đến khi đất nước không còn một bóng quân xâm lược nào. Dù cuộc chiến đó có thể kéo dài hơn chục năm hay trăm năm, cũng không làm dân tộc chúng tôi nao núng. Các ngài hãy suy nghĩ về điều đó”

“Tiếc là tôi không thể làm được yêu câu của chính phủ trong nhiệm kỳ của mình. Nói cho ngài biết trước, người kế nhiệm của tôi tuyệt đối sẽ không nhẹ tay trong việc thực thi nhiệm vụ của mình”

“Vậy tôi nói cho ngài biết. Dân Đại Nam sẽ quét sạch quân xâm lược, bất kể chúng đến từ đâu” Nguyễn Trị Phương nói.

Cuối cùng, đàm phán không có kết quả, Charles Rigault de Genouilly đành ra về. Cái tinh thần của người An Nam làm ông nhớ đến những người Pháp đã chiến đấu bảo vệ của cách mạng và sau đó là dưới lá cờ của hoàng đế Napoleon I. Nếu trang bị vũ khí đầy đủ, quốc gia này đủ sức đánh tan quân đội của bất kỳ nước châu Âu nào.

Khi vừa về tới doanh trại, giáo mục Pellerin đang đợi ở đó, khuôn mặt của ông ta hốc hác như vừa từ địa ngục trở về.

“Cha làm gì ở đây. Ở Nam Kỳ xảy ra chuyện gì à” Tay trung tướng hỏi.

“Ôi Chúa ơi, các tên đó không phải là người thường. Toàn bộ số quân Pháp ở Nam Kỳ đã bị hắn giết sạch. Kế hoạch của chúng ta thất bại rồi” Tay linh mục nói.

“Cái quái… Kế hoạch hoàn mỹ như vậy” Charles Rigault de Genouilly như không tin được những gì mình nghe thấy.

Sau đó, ông thấy Pellerin còn gì muốn nói.

“Cha có chuyện gì sao. Vào trong lều của con trước đã”

Khi vào trong lều, lão mới nói.

“Thực ra thì hoàng thượng dặn ta từ khi khẩn cấp thì mới kể cho con nhưng đã tới nước này thì ta đánh nói. Vào mấy năm trước, các nhà chiêm tinh ở châu Âu phát hiện dị tượng. Điều đáng nói là dị tượng này lại ở vùng đất Đông Nam Á, chính xác là trên bán đảo Đông Dương. Suốt ngàn năm qua, chỉ có Alexander, Attila, Thành Cát Tư Hãn hay Napoleon giáng thế mới xảy ra hiện tượng tương tự”

“Vậy ý cha là…”

Pellerin gật đầu, khẳng định dự đoán của Charles.

“Xem ra nước Pháp lần này gặp chuyện rồi”