“Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.”
Thời bấy giờ chưa có tên Sài Gòn. Con sông Sài Gòn ngày nay lúc đó có tên là sông Gia Định. Sông Đồng Nai và sông Gia Định hợp lưu tạo thành sông Nhà Bè, rồi đổ ra biển.
Hiện tại, tám thi thể quân Pháp được đặt trên tám chiếc ghe nhỏ, rồi được tưới rượu lên người để mùi rượu bốc lên nồng nặc. Trên mỗi ghe còn chở theo mấy chiếc giỏ chứa đầy rắn rết và mấy tổ ong. Sau đó, 16 gã hộ vệ lên các ghe chèo về phía bến cảng, nơi những chiến hạm của quân Pháp neo đậu. Còn những hộ vệ khác lặng lẽ tiến vào bên trong bến cảng, áp sát các chiến hạm, mai phục sẵn, chờ lệnh tấn công. Do lực lượng quân Pháp canh giữ chiến hạm chỉ có 50 người, nên việc phòng vệ rất là lơi lỏng.
Dù vậy, phải nói là việc tập kích liên tục như vậy đúng là quá sức chịu đựng của con người nhưng Trực cần chiến hạm của quân Pháp. Số lượng tàu chiến của hắn tới lúc này chỉ có hai ba chiếc. Thương nhân bình thường còn nhiều tàu hơn hắn.
Tuy với số lượng của quân Pháp hiện tại dù đánh quy ước với gươm giáo cũng thắng nhưng thiệt hại sẽ là vô cùng lớn, kể cả với đạo quân của hắn. Đừng quên là quân địch còn có chiến hạm và bản thân thủy thủ đoàn trong tình huống cần thiết cũng có thể cầm súng. Nếu dồn tới bước đường cùng thì cực kỳ nguy hiểm.
Nói về quân Pháp, bọn chúng chia làm ba ca thay nhau phòng vệ. Ca lúc gần sáng này có 16 người, đúng ra phân chia cho mỗi chiến hạm hai người. Nhưng lúc này vừa vắng vừa lạnh, nên bọn họ tập trung trên một chiến hạm, cùng đánh bài cho đỡ buồn ngủ và giết thời gian. Do vậy, khi tám chiếc ghe nhỏ cặp sát vào các chiến hạm thì chỉ có một chiếc ghe bị phát hiện.
Một gã lính Pháp trên chiến hạm bước ra, ló đầu nhìn xuống xì xồ một trận. Hắn kêu tên thông ngôn tới hỏi chuyện.
“Quan lớn hỏi tụi bây lúc này tới gần tàu của Đại Pháp làm gì?” Tên kia ỷ có sĩ quan Pháp chống lưng nên nói chuyện vô cùng hống hác.
“Dạ thưa các quan. Tụi con thấy có quan lớn Phú Lang Sa bị say rượu. Sợ bị lính của nghĩa quân hay triều đình giết mất thì nguy nên mới mạo hiểm tính mạng để đi tới gần chiến hạm. Mong quan Tây suy xét” Một tên “dân đen” trên ghe lên tiếng rồi chỉ về phía “gã lính Pháp say rượu” trước mũi ghe, ra hiệu cho gã ta nhìn thấy.
Gã kia xác nhận đó là đồng bọn, lại ngửi thấy mùi rượu nồng nặc, liền vẫy tay ra hiệu cho ghe đến gần. Dù sao thì tuy người Pháp chỉ mới đặc chân đến đây nhưng số người định làm việc cho nước Pháp không phải là ít.
Khi ghe đến sát chiến hạm, hai gã hộ vệ nhân lúc gã lính Pháp mải chú ý phía trước mũi ghe, liền dùng sức ném mạnh mấy chiếc giỏ chứa đầy rắn rết và mấy tổ ong lên boong tàu, sau đó nhảy xuống nước lặn nhanh đi chỗ khác.
“Ôi Chúa ơi, cái quái quỷ gì thế này”
Trên boong tàu lập tức rơi vào hỗn loạn. Bọn lính Pháp bị ong chích, bị rắn rết cắn, kêu gào thảm thiết. Những gã đang ngủ trong khoang nghe động, chạy vội ra ngoài, và cũng chịu chung số phận. Một số nổ súng nhưng súng ống có là gì so với “vũ khí sinh học” dạng này.
Chúng hộ vệ của Văn Lịch nhân lúc đó xông lên chiến hạm, chiếm giữ các vị trí hiểm yếu, và dùng súng bắn gục những gã lính Pháp đang ôm đầu chạy nháo nhào vì bị ong chích.
Trên các chiến hạm khác, tình hình cũng diễn ra tương tự. Quân của Trực đã kiểm soát được boong tàu. Những gã lính Pháp trên boong đều đã bị bắn gục, chỉ còn sót lại những gã đang ẩn nấp trong khoang tàu, trong hầm tàu. Chúng hộ vệ tạm thời chỉ khống chế boong tàu, chờ trời sáng sẽ giải quyết bọn còn lại.
Khi trời sáng, Tuấn Văn cho mang bộ quân phục của đám sĩ quan cao cấp bị giết treo lên cao, rồi lệnh cho chúng hộ vệ cùng hô lớn bằng tiếng Pháp
- Đầu hàng hay là chết.
Chỉ chưa tới nữa tiếng, cả đám thủy thủ, nhân viên cơ khí, cột buồm… giơ hai tay lên cao, lần lượt bước ra. Bọn họ không đầu hàng cũng không được, vì giờ đây cả bọn chỉ còn lại 14 người và toàn là nhân viên hậu cần chỉ thuật. Những kẻ có khả năng chiến đấu trong lúc hỗn loạn đã bị bắn gục rồi. Và đến khi nhìn thấy bộ quân phục của đám sĩ quan, cả bọn càng thêm hoảng hốt.
Phải nói là lúc đầu Trực sợ đám này sẽ chiến đấu tới cùng vì dân châu Âu quen với súng ống từ rất nhỏ. Ở thời hiện đại ở Mỹ, nhiều bậc cha mẹ còn mua súng làm quà sinh nhật cho con. Dù vậy, đó là khi nhóm của Trực tấn công trực diện. Hiện tại thì mọi chuyện lại khác. Quân Văn Lịch chỉ cần khóa cửa lại hay phóng hỏa là bọn họ trực tiếp tiêu. Dĩ nhiên, không ai biết Trực rất cần tàu chiến và cả nhân viên kỹ thuật.
Ngoài ra, bản thân cuộc sống của nhân viên kỹ thuật trên chiến hạm hải quân quá khổ sở. Thời này không có luật lao động. Việc bị đánh diễn ra như cơm bữa. Song ai cũng phải làm vì miếng cơm manh áo. Cũng vì vậy, không ai định chiến đấu vì người chủ đã chết cả.
Sau khi tiếp thu hàng binh, bọn Trực chính thức chiếm giữ các chiến hạm. Chúng hộ vệ kiểm tra toàn bộ chiến hạm, thấy không còn ai ẩn nấp trong đó nữa, mới đón Văn Lịch lên chiến hạm lớn nhất. Nói chung thì cũng như phần lớn chiến hạm hiện tại, nó được đóng bằng gỗ rồi bọc thép ở bên ngoài. Pháo được lắp hai bên mạn tàu như những thế kỉ trước.
“Đùng”
Một tiếng súng vang lên.
“Có chuyện gì vậy” Trực hỏi.
“Báo cáo. Có quân Pháp đến tìm hiểu tình hình. Đã bị quân ta tiêu diệt. Hết” Một tên lính lại báo với Trực.
Phải nói là số quân Pháp hiện tại ở Nam Kỳ không có lại bao nhiêu. Nếu không thì cho dù bị phục kích bất ngờ cũng không có chuyện toàn quân bị diệt. Nghĩ lại, nếu tên sĩ quan Pháp kia không vì ham công mà dính vào bẫy của Trực thì giờ này cuộc chiến vẫn sẽ vô cùng phức tạp.
“Định, số quân trong thành còn lại bao nhiêu” Tên Trực hỏi Kim Định.
“Trong thành không có ai, chỉ còn ở trong đồn phía Nam thành. Số lượng cỡ vài chục tên” Nàng nói.
“Được rồi. Làm tức đem quân tới tấn công vào trong thành. Cho lũ chó tấn công phía Đông, tập kích quân từ phía Tây” Trực nói.
Cứ như vậy, đồn lũy cuối cùng của quân Pháp ở Nam Kỳ đã bị phá. Dĩ nhiên, chiến tranh còn khuya mới kết thúc đơn giản như vậy. Chỉ mấy năm tới thôi, quân Pháp sẽ làm tức kéo mấy ngàn quân sang xâm lược Đại Nam. Mà chuyện lúc đó thì cứ từ từ tính. Dù sao thì phải tìm cách chuyển chiến lợi phẩm đi cái đã.