Tuồng, luông tuồng, hát bộ, hát bội là những cách gọi một loại hình nhạc kịch thịnh hành tại Việt Nam bắt nguồn kinh kịch Trung Hoa. Từ thập niên 1950, loại hình này được gọi tuồng cổ để phân biệt với cải lương, tuồng Hồ Quảng, thoại kịch, opera là những hình thức tuồng mới phát sinh và được chuộng hơn.
Nói chung thì ở thời điểm hiện tại, đây cũng là một trong những phương tiện giải trí hiếm hoi. Do đó, dù trời đã bắt đầu tối, số người đi tới xem chỉ có tăng chứ không giảm.
Nói thật lòng thì Trực cũng chả hiểu nói cái quái gì đang diễn ra trên sân khấu. Dù hắn có một phần linh hồn người xưa cũng không tài nào hiểu nổi. So với cả lương vốn thuộc người Việt thì hát bội có nguồn gốc từ Trung Hoa khó hiểu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trong điều kiện giải trí thiếu thốn thì như vậy được xem như là tốt lắm rồi. Nói thực ra thì kể cả trong hoàng cung Đại Nam thì sự lựa chọn giải trí cũng chỉ nhiều hơn một chút chứ vẫn thua xa hiện đại.
Trong lúc này, hắn để ý thấy Mận cũng đang đứng xem hát, cũng như hắn và Định. Tuy cùng là người đi xem hát nhưng tiền mua vé, tạm gọi vậy đi, chỉ đủ để cho đám người của Trực, Định và Mận đứng xem tuồng. Còn ghế là dành cho những vị khách đã bỏ số tiền lớn để xem. Con số đó là quá nhiều so với dân chày lưới như hắn.
Tiện thể, lúc này, một gã thanh niên bắt đầu tới sát chỗ của Mận. Nói về khuôn mặt tổng thể thì có thể dùng ngôn từ khá phổ biến ở hiện đại để hình dung, soái ca. Phải nói thật lòng gã này vừa có khuôn mặt cân đối là có dáng vóc khỏe mạnh như vận động viên. Nếu không phải con gái thời này bị lễ giáo trói buộc quá nhiều thì họ đã lao thẳng về phía hắn rồi.
Quan trọng nhất, Trực biết hắn không ai khác chính là tên Việt gian nổi tiếng sau này, Huỳnh Công Tấn. Cũng vì lẽ đó mà ánh mặt của Trung Trực luôn nhìn về phía của hai người Mận và tên Tấn.
“Anh tìm được chỗ tốt để xem cho rõ rồi, Mận” Tấn lên tiếng mở lời.
“Thôi, em ở gần đây cũng thấy rồi mà. Chen vô kỳ lắm” Mận lên tiếng.
“Không sao đâu em. Anh bỏ tiền mua hai chỗ đặc biệt rồi” Tên Tấn nói.
Sau đó, hắn nắm tay Mận dẫn đi. Về phần mình, tuy không thích những cũng không muốn làm hắn ta bẻ mặt nên cũng đi theo.
Quan sát cách cư xử của hai người, Trực đi ra vài kết luận quan trọng. Rõ ràng Mận có cảm tình với Huỳnh Công Tấn nhưng nó không tới mức yêu chết đi sống lại mà chủ yếu là cảm mến. Dù sao thì thằng cha này cũng khá đẹp trai. Nếu ở thời hiện đại thì chắc làm ngôi sao rồi. Do đó, Trung Trực cũng bớt lo đi phần nào. Ngoài ra, dù sao bây giờ cũng là thời phong kiến, tên Tấn dù muốn cũng không dám tùy tiện dẫn Mận đi đâu đó làm chuyện bậy bạ. Dĩ nhiên, nếu hắn dám thì Trực cũng không ngại cho hắn biết cái gì gọi là sống không bằng chết.
Lúc còn ở thế giới cũ, Trực không có người thân. Hắn chỉ là một trong những đứa trẻ được huấn luyện đặc biệt để bảo vệ tổ quốc. Ở đây, hắn lần đầu tiên cảm nhận được hơi ấm gia đình. Dù cuộc sống đơn sơ, nghèo khổ, hắn cũng quyết không để bất kỳ thứ gì làm hại người thân, gia đình của hắn.
Sau đó, vỡ tuồng chèo khó hiểu cuối cùng cũng kết thúc. Mọi người ai nấy cũng ra về để ngày mai còn làm việc.
Bản thân Mận vẫn giữ khoảng cách với Tấn. Nói chung thì cô không từ chối, thứ mà phụ nữ thời này thường ít khi làm, nhưng cũng không tiếp nhận. Xét về mặt nào đó thì Mận trưởng thành và chững chạc hơn nhiều so với những cô con gái cùng tuổi ở thời hiện đại. Sinh ra trong gia đình nghèo khó, lại sống ở thời đại mà trinh tiết là thứ quý hơn sinh mạng, nếu không có đủ bản lĩnh cũng vốn sống thì khó mà tồn tại nối. Nên nhớ là ở thế giới này không có tổ chức nữ quyền hay nhân quyền gì cả.
Trong khi đó, Kim Định và Trung Trực lại đi chung với nhau.
“Nghe nói ông phó lãnh binh Trương Định tới làng mình, mở võ đài để tuyển chọn nhân tài giúp nước. Cha em đã đề cử anh tham gia đấu võ đài lần này” Kim Định lên tiếng
“Xem ra mâu thuẫn giữa Đại Nam và phương Tây đã trở nên căn thẳng rồi” Trực nói.
Tuy nói chiến tranh bùng nổ vào năm 1858, tức là gần hai năm sau nhưng các hoạt động gây hấn của hải quân Pháp đã bắt đầu vào lúc này. Bản thân bán đảo Đông Dương cũng đã các nước phân chia trong vùng ảnh hưởng của Đế quốc Pháp. Hội đồng Nam Kỳ do Napoleon đệ tam cũng đã soạn thảo kế hoạch xâm lược Đại Nam.
“Anh nghĩ vua mình có chịu yêu cầu của bọn Tây Dương không anh?”
Cái mà Kim Định đang nói là các yêu cầu như tự do truyền đạo, mở cửa buôn bán. Phải nói rất nhiều người cho rằng chỉ cần triều đình chấp nhận thì sẽ không có chiến tranh nhưng đây là một lối suy nghĩ khá ngây thơ. Nếu như vậy là chiến tranh chấm dứt vậy thì khi nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất, công nhận quyền tự do truyền đạo và buôn bán, thậm chí cắt luôn cả ba tỉnh miền Đông, tại sao lại có hai lần quân Pháp xâm chiếm Bắc Kỳ rồi sau đó là chiếm luôn kinh đô Huế?
Bản thân hắn cũng tóm lượt một số ý đơn giản cho Kim Định hiểu. Hắn dựa trên khá nhiều nhận định từ các nhà sử học và cả nhận định riêng của bản thân. Tuy thời này phụ nữ không được bàn chuyện quốc gia đại sự nhưng người hiện đại như hắn căn bản không quan tâm. Hơn nữa, càng nói, hắn càng thấy Đinh là người có thể hiểu rõ mình nhất.
“Nhìn huynh đài có vẻ như khá hiểu chuyện triều đình” Lúc này, một gã thanh niên xuất hiện.
Mỗi bước đi của gã đều rất chắc chắn chứng tỏ là người luyện võ từ nhỏ. Nhìn khuôn mặt chắc cũng chỉ ở tuổi thiểu niên nhưng đã chửng chạc, khác hẳn đám thanh niên cùng tuổi ở chỗ hắn. Cách ăn mặc thì cũng chỉ là áo vải nhưng nhìn có vẽ được may kỹ lưỡng hơn.
“Quyền” Lúc này, một người đàn ông ước chừng khoảng 30 tới 40 tuổi đi về phía của Trực và Định.
Dù đã bước vào giai đoạn đậu của tuổi trung niên, ông ta vẫn vô cùng khỏe mạnh, thậm chí còn hơn cả thanh thiếu niên. Khuôn mặt ông ta có một bộ ria đặc trưng nhưng cánh chim đại bàng cùng đôi mặt nhìn như sư tử.
“Thứ lỗi cho con của ta hơi lỗ mãn. Nghe cách nói chuyện của công tử với tiểu thư đây thì có vẻ rất hiểu về tình hình thiên hạ. Nếu không ngại thì có thể cùng nói chuyện với ta một chút”
Phải nói là thời này khác với thời hiện đại, ai cũng thành giáo sư tiến sĩ chỉ với điện thoại và máy tính kết nói mạng. Ở thời này thông tin truy cập được rất hạn chế, đặc biệt là ở một nước nông nghiệp như Đại Nam, lại ở một thôn làng nhỏ ở Nam Kỳ thì vô cùng hạn chế. Người có thể đưa ra nhận xét chi tiết, tỉ mỉ như Trực cả Đại Nam e rằng không có một ai.
“Nói cho ngươi biết, cha ta là phó lãnh…..” Lời nói của Quyền bị chặn lại khi gặp ánh mắt như hổ dữ của người đàn ông.
Bản thân Trực cũng nhận ra kẻ này không phải là dạng bình thường. Nhìn cách di chuyển thì đoán ra được đây là người có võ công cao cường. Vật nhô ra trong túi quần có khả năng là một khẩu súng hỏa mai nhưng lại không hề có dấu hiệu dấu nó đi. Thêm vào cách nói chuyện và cả tin tức về việc tỉ võ thì Trực đoán được kẻ này tám chín phần là Trương Định, Bình Tây Đại Nguyên Soái nổi danh trong lịch sử.
“Thực ra thứ triều đình sợ thì có rất nhiều. Cho dù chấp nhận đề nghị của bọn Tây Dương thì bọn chúng cũng chưa chắc sẽ không tuyên chiến” Trực nói.
Dù sao thì Đại Nam khác với Nhật Bản. Đại Nam có quá nhiều tài nguyên. Bản thân Pháp đã được phân cho vùng đất này. Trong khi đó, Nhật Bản quá ít tài nguyên lại ký hiệp ước với nhiều nước nên nguy cơ mất nước thấp hơn.
“Công tử nói phải. Ta không phải là người chỉ biết tới Khổng Mạnh mà bỏ qua nhân tình thế thái nhưng bản thân ta cũng không tin bọn chúng vượt ngàn dặm xa xôi chỉ để chấp nhận vài yêu cầu đó” Trương Định nói.
“Thực ra về việc tà đạo Tây Dương thì việc cho truyền đạo tự do như giai đoạn đầu thời chúa Nguyễn hay cấm đạo như hiện nay đều không phải là giải pháp. Cách tốt nhất là thành lập một cơn quan để cấp giấy chứng nhận cho tất cả tôn giáo. Chỉ cần tuân thủ pháp luật Đại Nam thì đều được cấp phép” Trực nói.
Cách Nguyễn Trung Trực nói làm Trương Định há mồm. Đúng là chưa có ai nghĩ ra cách này. Cả triều đình chỉ nghĩ đến hai giải pháp, một là cấm đạo như hiện nay, hai cho truyền đạo tự do. Thực ra thì cả hay cách này đều có vấn đề nhưng nếu đưa tất cả tôn giáo, gồm Thiên Chúa vào khuôn khổ thì giải quyết được cả đống. Nếu bọn Thiên Chúa vẫn còn gây sự thì triều đình có thể đường đường chính chính là bắt giữ.
“Tiểu huynh đệ, cám ơn cậu. Nếu ta đoán đúng thì cậu đã biết hai cha con ta là ai. Đừng giấu. Cách cậu quan sát, cách cậu nói chuyện một cách lễ độ để tố cáo cậu rồi”
“Thảo dân múa rìu qua mắt thợ, mong Trương Công lương thứ” Hắn cùng Kim Định đều quỳ xuống.
Bây giờ là thời phong kiến, mọi chuyện đều phải cẩn thận. Không phải cứ dùng kiến thức hiện đại là sẽ được trọng dụng như người xưa.
“Đứng dậy đi. Trương Định ta gặp được kỳ tài như cậu mới là phước của ta. Nhìn cậu cũng là người tập võ. Đợt tuyển người mấy ngày nữa, ta mong cậu cũng có mặt”
Sau đó, hai cha con Trương Định đi khỏi. Phải nói là hắn cũng không ngờ mình lại gặp hai cha con nổi danh trong lịch sử ở một tình huống như thế này. Có vẻ như ông trời thực sự sắp xếp cho hắn gặp khá nhiều may mắn kể từ lúc hắn xuyên không.