Tại Đại Nam, cây đa được tìm thấy tại nhiều đình, chùa và khu vực làng quê. Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ trong làng và bên cạnh các di tích. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Cây đa còn là biểu tượng thần quyền và tâm linh của con người.
Tuy nhiên, ở khu vực miền Nam khi người ta thường ít khi thờ cây đa. Thật lòng thì rất khó tìm thấy đình thờ cây đa nào tại khu vực phía Nam. Người dân quen thuộc với cây tre hoặc cây dừa hơn. Dù vậy, thi thoảng người ta vẫn tới ngồi cạnh cây đa. Bằng chứng là Kim Định đã ngồi một khoảng thời gian tại đây.
Trong bộ áo màu xanh nhạt. Nàng chóng tay vào má suy nghĩ vẫn vơ. Phải nói thật là bộ dạng này thực sự làm con trai trong làng mê mẩn.
Trong khi đó, Mận, trong bộ áo màu vàng nhạt đang chậm rãi đi tới.
“Đang nghĩ về anh Lịch hả?” Mận lên tiếng.
“Làm gì có” Định chối.
Ngay sau đó, hai nàng một người chạy, một người đuổi. Vô hình chung họ cũng đã chạy tới nơi mà cả Nguyễn Trung Trực và Huỳnh Công Tấn đang học.
Dĩ nhiên là ở thời đại này, học thì chủ yếu là chữ Nôm và chữ Hán. Lúc trước, nhà Tây Sơn đưa chữ Nôm lên hàng quốc ngữ để thay thể ảnh hưởng quá lớn của chữ Hán từ thời nhà Lê. Sau khi Gia Long lật đổ nhà Tây Sơn, chữ Hán lại được sử dụng như loại chữ viết chính thức. Cùng với đó là nhiều chính sách của tiến bộ của nhà Tây Sơn cũng bị nhà Nguyễn xóa bỏ. Bộ luật của nhà Thanh được Nguyễn Ánh đem về làm luật cho đất nước.
Nói chúng cho dù cảm thương cho đất nước thế nào thì lúc này Trực vẫn phải quan tâm chuyện lớn trước mắt đó là viết cho được chữ Nôm mà thầy giáo làng yêu cầu viết. Dù muốn đưa ngay chữ quốc ngữ vào thì bản thân hắn cũng hiểu rõ giờ chưa phải là lúc. Nói chúng thì xã hội Đại Nam gần giống như bên Tàu, xem trọng người có học nên hắn cũng cố gắng học một chút chữ Nho để đảm bảo cho quá trình làm việc sau này. Hơn nữa, nếu hắn đột nhiên bỏ ngang việc học thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới danh tiếng mà danh không tốt thì làm cái gì cũng khó.
Cũng còn may là lúc ở kiếp trước hắn có học một thứ gọi là trí nhớ siêu đẳng. Nói một cách đơn giản thì bộ não con người thường nhớ những thứ ấn tượng với bản thân. Do đó, để nhớ bất kỳ thứ gì thì cần dùng trí tượng tượng để chia trách, phóng đại, dùng hình ảnh hài hước hay màu sắt để tăng khả năng nhớ.
Tuy nhiên, nhớ là một chuyện, viết lại là một chuyện khác. Thời này chủ yếu dùng bút lông là chính. Ở phương Tây thì sử dụng bút lông ngỗng. Nếu cần đánh văn bản quy mô lớn thì sử dụng máy đánh chữ. Bên cạnh đó, giấy mà hắn đang dùng là loại thủ công nên giá cả cao mà số lượng lại vô cùng ít. Nói chúng là việc học thời này vô cùng khó. Thật sự, Trực cũng chả ngạc nhiên khi cả Nam Kỳ chỉ có mỗi Phan Thanh Giản là đỗ trạng nguyên. Mỉa mai thay, ông ta sau cùng cũng bị Tự Đức tước bỏ danh hiệu vì để mất ba tỉnh miền Tây.
Về cái vụ Phan Thanh Giản thì người ta tranh cãi rất nhiều. Dù vậy, có một thứ quan trọng nhất là kẻ thực sự chịu trách nhiệm cho sự thất bại của Đại Nam thì vẫn sống khỏe tới mấy chục năm sau. Nên nhớ chính Tự Đức là người tìm mọi cách nhân nhượng để có thể thương lượng với nước Pháp. Nếu Phan Thanh Giản chỉ huy quân lính bảo vệ thành Vĩnh Long và ba tỉnh miền Tây thì liệu ông có được khen hay lại bị nói là phá hoại hòa ước, khi quân phạm thượng.
Mà lúc hắn suy nghĩ thì cũng là lúc mà hắn đã viết xong. Dù sao thì phần Nguyễn Trung Trực cũng là người hiếu học. Mấy chữ này hắn đã thuộc từ lâu, công với công thức trí nhớ siêu đẳng của Nguyễn Trực Trung thì mọi thứ đều dễ dàng.
Trong khi đó, Huỳnh Công Tấn lại không dễ như vậy. Bản thân chữ Nôm hay chữ Hán đều rất khó nhớ mà hắn lại chả muốn nhớ nên quanh đi quẩn lại vẫn chả viết được chữ nào. Bao nhiêu tờ giấy, vốn không hề rẻ ở thời này, bị hắn vứt xuống đất với mực dính đầy.
Thấy vậy, lão sư đi tới chỗ hắn. Ông mặc áo bà ba màu xám với mái tóc và chòm râu đều bạc trắng.
Nói thật lòng thì dù nhiều người cũng không viết được nhưng lão không trách vì bản thân lão cũng biết chữ Nho khó học tới mức nào. Cái mà lão bực nó là thái độ không coi ai là gì của Huỳnh Công Tấn. Vào thời này, nhất là ở đất Nam Kỳ, thanh thiếu niên, thâm chí trẻ em đều phải lo kế sinh nhai chứ cha mẹ căn bản không lo nổi. Cũng vì lẽ đó, việc không việc được lão sư không trách. Tuy nhiên, tên Tấn thì khác. Tuy không phải là đại bá hộ gì nhưng rõ ràng là có thời gian. Vậy mà đã không viết được còn tỏ thái độ.
“Trò Tấn, tại sao trò không viết?”
“Dạ thưa mấy cái này khó quá” Tấn nói.
Cái này thì không chỉ Trực mà tất cả đều thừa nhận. Dù vậy, họ cũng có gắn để viết được một chút và nhất là không tỏ thái độ xem mình là nhất như ai kia.
“Không phải chỉ trò mà nhiều người khác. Tôi không nói cái này dễ viết nhưng người chí ít thì cũng viết được một chút chí không như trò”
“Nhưng thưa thầy, thời buổi này, quân Tây Dương sắp đánh tới nơi. Võ còn chưa chắc giúp được gì nữa là văn thơ” Tấn lên tiếng.
Lúc này, Trực nhận ra tên Tấn này là kẻ thực sự nhận ra được thời cuộc, biết rõ Nho học đã tàn. Dù vậy, chán ghét xã hội đang suy tàn là một chuyện, đưa quân giặc đi bắn giết xóm làng là chuyện khác. Biết bao người như Nguyễn Tường Tộ, dù kế hoạch canh tân không được triều đình chấp nhận cũng từ quan về quê chứ không hợp tác với thực dân. Bản thân Trương Vĩnh Ký cũng chỉ làm phiên dịch rồi qua đời trong nghèo khó chứ không hề giúp Pháp bắn giết dân như tên Tấn. Họ biết rõ văn minh phương Tây tiến bộ ra sao nhưng đâu có nghĩa là chúng có quyền đè đầu cưỡi cổ dân Việt.
Trong khi đó, tên Tấn vẫn quay trở lại tiếp tục viết. Dù sao thì xã hội Đại Nam tôn sư trọng đạo. Nếu hắn thực sự cãi lại lão sư thì e rằng sao này khó đứng vững ở đất Nam Kỳ Lục Tỉnh. Dù vậy, bản thân hắn cũng đã nhận ra Đại Nam đã tới hồi mạt vận.
Sau đó, buổi học cuối cùng cũng kết thúc. Người lão sư, cũng là cha của Kim Định nhìn vào hai người học trò nổi bật nhất của mình, cũng chính là Trực và tên Tấn. Linh cảm nói cho ông biết sao này hai người sẽ đối đầu nhau ác liệt trên bước đường đời.
Trong lúc này, khi Trực đang đi thì tên Tấn đuổi theo:
“Lịch” Hắn gọi bằng tên cúm cơm của Trực.
“Huynh muốn nói gì” Trực lên tiếng.
“Lúc nãy ta thấy huynh có chút tán đồng với suy nghĩ của ta. Đừng giả vờ, mấy cái khác ta không giỏi chứ rất giỏi quan sát người khác.” Tấn lên tiếng.
Về phần mình, Trực không khẳng định hay phủ định. Bản thân Văn Lịch chỉ muốn tránh xa tên giặc này càng xa càng tốt.
“Cả Đại Nam cũng như Đại Thanh cứ nhai đi nhai lại những thứ đã có từ cả ngàn năm trước. Kết quả thì sao, mấy mươi vạn quân Thanh bị chưa đến vạn quân Anh Cát Lợi đánh tan. Rồi thì số phần của Đại Nam cũng như vậy mà thôi” Tấn nói một cách bình thản có chút chán đời.
Cách nói của hắn thì rõ ràng tên này không hề có chút quan tâm gì tới số phận của Đại Nam. Thậm chí, có thể hắn còn mong chiến loạn bùng nổ để những người như hắn cơ hội tiến thân, kể cả khi đó là liếm góc giày quân xâm lược.
“Chuyện này ta không muốn bình luận” Trực lên tiếng.
Dù không thích nhưng hắn cảm thấy chưa tới lúc đối đầu với tên Việt gian tương lai này.
Trong lịch sử thì việc Huỳnh Công Tấn đầu hàng quân Pháp có nhiều ghi chép khác nhau. Lúc thì bảo hắn bị bắt rồi hàng Pháp năm 1862. Lúc thì bảo hắn bỏ trốn rồi được bạn giới thiệu cho quân Pháp. Theo phim Bình Tây Đại Nguyên Soái thì khi Trương Định chiếm lại được Gò Công, hắn lừa tiền của một bá hộ rồi trốn lên Sài Gòn.
Nhưng dù thế nào thì rõ ràng việc hàng Pháp không phải quyết định đột suất hay vì bị bạc đãi khi làm cho Trương Định mà là một kế hoạch có tính toán từ trước. Thậm chí có khả năng hắn đã liên lạc với Pháp từ lâu. Điều này giải thích tại sau hắn lại thăng tiến nhanh như vậy khi làm cho Pháp, được chức lãnh binh, toàn quyền điều động lính bản địa, chức vụ mà chưa có tên Việt gian nào nhận được.
Mà mọi chuyện có như thế nào thì hai người cũng từ biệt. Trước lúc đi, Trực bày tỏ “cảm thông” trước “bi ai” của tên Tấn. Dù sao thì hạng người này nếu cảm thấy ai đó là mối nguy hiếm thì hắn sẽ không từ thủ đoạn mà hạ gục đối tượng. Do đó, để trách rắc rối thì Trực không nói gì làm hắn giận nhưng trong thâm tâm, Trung Trực thề nếu tên này bán nước như lịch sử thì hắn sẽ tiễn Huỳnh Công Tấn xuống mồ.