Chùa Cây Mai
“Bắn” Tên sĩ quan pháp binh người Pháp hét lớn.
Những kẻ còn lại cuối người xuống, lấy tay che đầu để tránh tiếng pháo nổ. Trong lúc đó, những viên đạn pháo bay ra khỏi nòng những khẩu Napoleon III. Từ các nòng pháo, những luồng khói bốc lên như sương mù.
Sau đó, những viên đạn pháo bay lượn một vòng trên không trung rồi trút thẳng vào trận địa quân Đại Nam ở Mai Sơn Tự. Ngay khi chạm đất, một loạt vụ nổ xuất hiện. Mặt đất rung chuyển như thể nó là món đồ chơi trên tay người khổng lồ.
Một số lính Đại Nam bị hỏa lực của quân địch thổi bay lên trời. Khi cơ thể họ rớt xuống thì nó chỉ là tay chân và nội tạng. Một số lính tuy không bị pháo bắn trúng nhưng bị áp lực của vụ nổ làm cho nội tạng phía trong nát bét. Máu từ miệng tuông ra ngoài.
Một loạt đạn tiếp theo được pháo binh Pháp bắn ra. Nó không để lại gì ngoài tiếng la hét trong vô vọng của quân đội nhà Nguyễn.
“Đại pháo của quân Pháp quá lợi hại. Chạy mau” Một tên lính hét lên.
Hắn đã từng chứng kiến cửa sông Cần Giờ bị đồ sát, thành Gia Định thành bình địa. Giờ đây, khi chứng kiến uy lực đại pháo quân Pháp thì hắn đã không chịu nổi mà trực tiếp sụp đổ.
Thấy mọi người có vẻ đồng tình với ý kiến của mình, hắn lại nói:
“Mọi người chạy mau. Nếu không chúng ta chết hết ở đây đó”
Sau đó, hắn trực tiếp bỏ chạy. Một số lính thấy tên kia chạy thì cũng chạy theo.
“Mọi người đừng chạy” Một tên lính khác hét lớn.
Tên này là thân binh của Nguyễn Ngọc Thăng, cũng là người chỉ huy quân nhà Nguyễn đang đóng ở Mai Sơn Tự. Nếu đám này bỏ chạy thì có khả năng toàn quân sẽ bị ảnh hưởng. Thâm chí, tất cả có thể đồng loạt bỏ chạy.
Đúng lúc tên này nghĩ tới chuyện giết đám kia thì đại pháo của quân Pháp đã trúng vào đám hèn nhát đó. Bọn chúng bỏ chạy ra khỏi công sự. Không còn che chắn. Nguy cơ chết cao hơn lính bình thường nhiều lần.
Tuy số người chết cao như vậy nhưng so với kiểu công sự truyền thống thì rõ ràng là cái phương thức phòng thủ bằng chiến hào hiệu quả hơn. Lính của Nguyễn Ngọc Thăng có hơn ngàn người. Gần trăm lính chết chưa đủ để làm lão hoảng sợ. Thực tế, nếu phòng thủ theo kiểu công sự bình thường thì toàn bộ đại quân đã bị thổi bay toàn bộ bởi pháo binh Pháp chứ đừng nói thủ.
Đây cũng được xem ra cách mà Trực đã dạy cho Nguyễn Ngọc Thăng thông qua Võ Duy Ninh. Đúng lý ra thì tên tổng đốc này định tự sát lâu rồi nhưng hắn nhận thấy mạng của hắn còn có ít nên quyết định truyền bá Độc Trùng Chiến cho toàn quân Đại Nam.
Nói cho đúng Độc Trùng Chiến trong lịch sử chỉ là chiến thuật mà Việt Minh dùng để đánh trong trận Hà Nội. Tuy nhiên, ở đây nó lại trở thành tổng hợp cho tất cả chiến thuật chiến tranh nhân dân. Trực cũng không quản cách Võ Duy Ninh hiểu sai. Miễn sau hắn vận dụng tốt để đánh giặc là được rồi.
Lúc này, một số lính Pháp bắt đầu gõ trống và thổi kèn. Đây không phải làm cho vui mà là để hiệu lệnh quân đội khi không có phương pháp nào tốt hơn. Vào thời hoàn kim khi Napoleon I nắm quyền, tiếng kèn của quân Pháp từng làm rung sợ cả châu Âu.
Theo nhịp trống kèn, quân Pháp di chuyển chậm rãi về phía của Mai Sơn Tự. Từng chiến bước chân của quân Pháp làm rung chuyển mặt đất. Tuy không được như binh lính của hoàng đế Napoleon nhưng nó rõ ràng tinh nhuệ hơn nhiều so với lính Đại Nam.
Trong lúc đó, dưới lá cờ Long Tinh Kỳ đang tung bay, một người lính chạy về phía của Nguyễn Ngọc Thăng đang đứng cùng Võ Duy Ninh, kẻ đang lý ra đã tự sát khi thành mất theo dòng chảy lịch sử.
Nhìn bên ngoài, Khuôn mặt của Nguyễn Ngọc Thăng giống như một bức tượng đồng được đúc ra một cách tỉ mỉ. Bộ râu che đi phần miệng càng làm cho khuôn mặt đó trở nên hoàn hảo hơn. Đôi mắt to như hổ dữ nằm dưới bộ lông mày càng làm cho nó mang thêm mấy phần sát khí.
“Khởi tấu đại nhân. Bộ binh Phú Lang Sa đã tiến công” Một tên thân binh lên tiếng.
“Cứ theo đúng kế hoạch mà sử dụng. Mà tổ ong đã chuẩn bị chưa?”
“Dạ rồi thưa đại nhân”
Phải nói trong chiến thuật của Trực còn có sử dụng ong, rắn, rết, cách mà hắn đã đối phó đám hải tặc. Bản thân Nguyễn Ngọc Thăng lại rất thích chiến thuật này. Ông còn tìm thêm trái mù u để làm quân địch té ngã. Nhờ vào tên Trực, chiến thuật nổi tiếng của Nguyễn Ngọc Thẳng đã xuất hiện sớm mấy năm.
Cuối cùng, bộ binh hai bên chính thức chạm mặt. Quân Đại Nam dùng súng hỏa mai và cung tên chống trả với hỏa lực của quân viễn chinh Pháp. Hỏa lực hai bên thực sự quá chênh lệch. Dù vậy, quân Đại Nam bắn từ dưới chiến hào bắn lên. Quân Pháp dáng người cao to lại đứng trên mặt đất vô tình trở thành bia ngắm.
Tuy nhiên, bao nhiêu đây vẫn không thay đổi được hỏa lực của quân giặc quá áp đảo. Quân giặc bị gặp bất lợi nhưng có pháo binh hổ trợ với cường độ cao.
“Chuyển sang dùng đạn hạt nho” Tên sĩ quan chỉ huy của quân Pháp hô lớn.
Nói cho đơn giản thì đạn hạt nho chính là dùng hàng loạt mảnh kim loại nhét vào nòng pháo rồi bắn ra. Tuy vô dụng với công sự, nhất là loại xi măng cốt thép nhưng lại vô cùng hiệu quả với bộ binh tập trung với số lượng lớn, nhất là nơi chật hẹp như chiến hào.
Phải nói là bản thân Trực cũng có chút nhầm lẫn. Trong lịch sử chiến hào không phải tới thế chiến thứ nhất mới sử dụng như do kẽm gai và súng máy chưa được phát minh nên nó không thay thế được thành trì. Cái thứ chiến hào mà người ta nói là chiến hào có hầm cá nhân. Thực ra thì không phải Trực mà rất nhiều người hiện đại cũng nhầm lẫn khái niệm này.
Ngay sau đó, quân Đại Nam chen chút trong chiến hào đã gặp phải quả đắng. Cả trăm người bị thương tích trầm trọng. Những tiếng la hét như thể đến từ địa ngục.
Dù vậy, Nguyễn Ngọc Thăng vẫn bình tĩnh mà áp dụng cách đánh tiếp theo.
Hàng loạt bỏ binh nhà Nguyễn bỏ chạy khỏi chiến hào dưới làn đạn pháo dày đặt. Quân Pháp hi hửng xông lên chiếm lĩnh trận địa. Tuy nhiên, khi vừa vào bên trong thì một loạt bầy ong bay tới tấn công. Đám châu Âu này theo phản xạ tự nhiên liên tìm cách nổ súng nhưng lại làm cho đám ong điên cuồng hơn. Đó còn chưa kể đến lâu lâu lại có vài tên Pháp bỗng nhiên té ngã. Tệ hơn, từ nhiều hướng, vô số mũi tên bắn về phía của họ. Những tiếng la hét xuất hiện ngày càng nhiều như linh hồn trong địa ngục của quỷ Satan
Một lúc sau, cơn ác mộng đầu tiên với chấm dứt thì cơn ác mộng kế tiếp lại xuất hiện. Gần ngàn quân Đại Nam rút gươm hò hét lao tới.
“Ôi Chúa ơi” Một tên lính Pháp hét lên.
“Hò hét cái gì. Làm tức khai hỏa” Một tên sĩ quan lên tiếng.
Binh lính Pháp đa phần đều vô cùng hoản loạn. Tuy nhiên, tất cả họ đều là lính chuyên nghiệp đã qua huấn luyện. Tình huống bất ngờ không phải họ mới trải qua. Dù sợ, dù còn bị ong chích thì ai cũng biết rằng nếu không làm gì thì những người An Nam kia sẽ tiễn họ lên thiên đàng gặp Đức Chúa Trời. Do đó, ai cũng cầm súng mà bắn.
Kết quả là gần chục lính của Nguyễn Ngọc Thăng đã ngã xuống trước khi tiếp cận đủ gần để đánh giáp lá cà. Máu của họ thắm đầy trên mặt đất.
Sau cùng, hai bên đánh giáp lá cà. Tiếng gươm, tiếng giáo, tiếng lưỡi lê, tiếng báng súng va đập cứ thế vang lên. Hòa trong đó là những tiếng chửi thề, la hét bằng cả tiếng Pháp và tiếng Việt.
Có người lính Đại Nam dùng đao chém chết một tên lính Pháp. Từ phía sau, một tên khác nổ súng bắn chết anh ta ngay tại chỗ. Tuy nhiên, tên đó cuối cùng cũng bị một tên khác chém đứt động mạnh chủ mà chết. Cứ như vậy, số người ngã xuống của cả hai phe ngày một nhiều.
Đó còn chưa kể tới pháo binh Pháp. Tuy khoản cách hai bên rất gần những quân Pháp dùng phương pháp bắn tọa độ nhắm vào phần rìa quân Đại Nam. Tuy không gây nhiều thiệt hại vì chúng cũng sợ làm hại đồng đội, nó vẫn là mối đe dọa tinh thần rất lớn của quân nhà Nguyễn.
Tuy nhiên, với lòng yêu nước nhiệt thành, quân Nam vẫn điên cuồng chém giết. Họ đánh cho những người dân của Cần Giờ đã bị sát hại dã man chỉ vì quân Pháp thích vậy. Không quản họ làm được hay không. Họ chỉ biết là giờ phút này tất cả đều phải chiến đấu.
Cuối cùng quân địch đành rút quân, bỏ lại xác chết của đồng đội. Phía quân Nam vẫn chịu thiệt hại nhưng ít nhất thì nó cũng hiệu quả hơn những trận chiến ở Đà Nẵng. Hai viên chỉ huy là Nguyễn Ngọc Thăng và Võ Duy Ninh dựa lưng vào nhau.
“Chúng ta thắng rồi nhỉ?” Nguyễn Ngọc Thăng thở ra rồi hỏi.
“Chúng ta chỉ giết được một đám quân thôi. Bọn chúng tạm rút để tấn công đợt hai đó lãnh binh đại nhân” Võ Duy Ninh lên tiếng.
“Tổng đốc đại nhân nói chí phải”
Quả đúng như Võ Duy Ninh nói, từ xa, đại pháo quân Pháp bắn ra như mưa. Đây không phải bắn hổ trợ bộ binh mà là san phẳng mọi thứ thành bình địa. Quân Pháp đã ngán cánh đánh quái dị của quân Nam đến tận cổ. Họ quyết định không chiếm mà san phẳng mọi thứ. Chuyện này thì quân Pháp làm được do có ưu thế pháo binh.
Gần cả chục viên đạn pháo rơi xuống Mai Sơn Tự và khu vực xung quanh. Xác người bị thổi bay lên trời. Lần này các đợt pháo diễn ra liên tục với cường độ cao
Tệ hơn nữa, quân Pháp chuyển sang sử dụng đạn Carcass. Nói cho dễ hiểu thì đây có thể xem là thế hệ vũ khí hóa học hiện đại đầu tiên. Carcass là một loại đạn cháy, nó được thiết kế để cháy dữ dội, bên trong viên đạn này chứa đầy amoni, lưu huỳnh, muối tiêu, mỡ động vật và nhựa thông venetian. Nó bị đốt cháy bởi điện tích của súng đại bác, nổ tung khi va chạm với mục tiêu và giải phóng khói độc hại trong khi đốt lửa xung quanh nó.
Lúc này thì quân Đại Nam gặp họa thật rồi. Miệng mũi của các binh sĩ đã khô rát lắm rồi, hit thở cũng khó khăm muôn phần. Thêm vào đó mắt họ cay xè, nước mắt dang dụa, không thể nhìn rõ đường mà tấn công hay phòng thủ.
Dù không muốn thừa nhận thì Nguyễn Ngọc Thăng cũng phải khẳng định là quân Pháp quá mạnh cả về trình độ tác chiến và kỹ thuật. Dù áp dụng chiến thuật mới, kẻ địch vẫn kịp xoay chuyển để đối phó. Kết quả, lão đành ra lệnh rút quân. Dù sao thì thời gian cầm cự cũng đã lao hơn so với dự tính nhiều lần.
Nói lại về chiến thuật mà Trực đã truyền bá. Phải nói là cách đánh của hắn đưa vào tay từng người thì lại có từng cách đánh khác nhau. Dù sao thì hắn chỉ cố vấn từ xa nên cũng không thể làm cho lối đánh du kích này phát huy hiệu quả được. Lối đánh du kích nổi tiếng của Việt Nam sau này chính là bài học được đổi bằng máu của vô số binh sĩ. Đó không phải thứ có thể học được dễ dàng.