Cửa sông Cần Giờ, ngày 11 tháng 2 năm 1859.
Lúc này, Charles Rigault de Genouilly đang quan sát khung cảnh của xứ Nam Kỳ. Không như châu Âu lúc này bị bao phủ bởi những làn khói đen từ các nhà máy cùng chất thải đen ngòm đang hủy hoại các dòng sông, lão vẫn có thể cảm thù được không khí trong lành từ những cơn gió và luồng nước trong vắt. Phải nói là khung cảnh làng quê An Nam thật sự rất lãng mạn. Tuy nhiên, vì nghĩa vụ với tổ quốc, lão buộc phải hủy hoại nó. Mà nói đúng hơn là vì lòng tham của đám tư sản Pháp quốc.
“Truyền lệnh pháo binh khai hỏa” Lão lên tiếng.
Trên những chiến hạm của quân Pháp, những khẩu pháo Napoleon III lần lượt khai hỏa. Mỗi khi một viên đạn bay tới thì một ngôi nhà bị xóa sổ. Những đám cháy lan vào những ngôi nhà khác tạo nên cảnh tượng kinh hoàn. Giữa những đợt pháo kích, những người dân không còn cách nào khác ngoài chạy trốn. Dù vậy, đạn pháo không tha cho họ. Bằng kính viễn vọng, quân Pháp biết họ đang bắn vào khu dân cư nhưng họ không quan tâm. Trái lại, một số còn lấy làm thích thú trước cảnh tượng mình quan sát được.
“Chạy đi bà con ơi”
Những người dân trên bờ cố gắng cảnh báo nhau. Tuy nhiên, nó không giúp được gì khi bị pháo bắn trúng.
Sau cùng, cả một thôn xóm ở ven sông trở thành bãi tha ma. Xác người chất cao như núi. Phần lớn xác chết đều không toàn vẹn do uy lực khủng khiếp của pháo binh Pháp. Lai lịch xác chết cũng khá đa dạng từ đàn ông, đàn bà cho tới người già và trẻ em. Những người đó chưa từng làm gì hại đến nước Pháp. Họ không có mặt ở những buổi hành hình Thiên Chúa Giáo của triều đình. Họ còn chưa từng thấy người Tây Dương nào trong đời chứ đừng nói là làm hại bất kỳ người Pháp nào.
Lý do mà những người này ngã xuống chỉ là do sĩ quan pháo binh Pháp cảm thấy tiện tay. Nó như cách mà người ta bóp chết một con kiến.
Những người lính viễn chinh mang theo tư tưởng khai hóa văn minh. Và rồi, qua thời gian, những lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, biến mất dần và chỉ còn lại những con quỷ khát máu.
……………………………………………..
Thôn Bình Nhựt, căn cứ của Nguyễn Trung Trực.
Từ xa, người ta đã nghe được tiếng của Kim Định. Dưới ánh sáng buổi sớm tinh sương, nàng càng trở nên đẹp hơn.
“Đúng rồi, chuyến buôn trên thành Gia Định thế nào rồi” Trực hỏi.
“Nhiều chuyện lắm, vừa rồi em thấy bà con ở ven sông Sài Gòn rụt rịt tản cư. Tàu chiến Phú Lang Sa từ ngoài biển bắn phá thôn sớm, xác người chết chất cao như núi. Còn khủng khiếp hơn vụ hải tặc lúc trước” Nàng nói.
“Xem ra chiến tranh đã lan tới đây rồi” Lịch nghĩ thầm.
“Các đồn ven sông bắn liên tục vào chiến hạm của quân Pháp mà không gây ra được thiệt hại gì đang kế. Hỏa lực của quân ta thực sự quá kém” Kim Định nói.
Nếu là trước đây, nàng sẽ nghĩ là do chiến hạm Pháp quá lợi hại nhưng qua thời gian dài đi theo Trung Trực, nàng hiểu được sự lạc hậu của nước nhà.
Lúc này, thầy Sáu cũng đi tới:
“Bọn chúng không có tiểu hạm mà còn cả trung hạm. Hơn trăm tay súng của chúng ta không đủ làm mục tiêu cho bọn chúng”
Trước nhận xét này, Trực đánh giá cao khi mọi người biết dựa theo tình hình phán đoán.
“Quan trọng nhất là bọn chúng không chỉ bắn phá đồn lính mà còn bắn vào thôn xóm.” Mận nói.
Mọi người đều cho rằng đó là việc không nên. Nên nhớ là pháo binh châu Âu lúc là ngắm bắn nên không lý nào bắn nhầm. Mà cứ cho là nhầm thì số lượng nhầm không phải quá nhiều sau. Bản thân Trực hiểu rõ cái thứ gọi là văn minh cũng chỉ là trò mị dân mà con tư bản Pháp hay dùng để lấy cớ xâm chiếm thuộc địa.
Điều buồn cười nhất là những quốc gia giàu có nhờ cả trăm năm cướp bóc, tàn sát các nước kém văn minh hơn mình lại trở thành những nước phán xét nhân quyền của nước khác. Tới tận thế kỉ 21, người dân Pháp vẫn còn phải biểu tình tạo thành phong trào Dù Vàng để bị cảnh sát đánh gãy cổ trong khi chính phủ bận đi ban phát “dân chủ”. Thành tựu về tự do, bình đẳng, bác ái, của nhân dân đã bị tầng lớp tư sản cướp lấy trắng trợn. Bao nhiều người, đã chết cho cách mạng Pháp, cho ngai vàng của Napoleon, nhưng họ có được nhớ đến hay con cháu họ vẫn đang làm đến chết trong nhà máy để nuôi bọn tài phiệt béo ú và cả tên hoàng đế Napoleon III đang ngồi trên ngai vàng hiện giờ.
Lúc này, thầy Sáu lên tiếng làm cho Trực quay trở về với thực tại.
“Theo con thì chúng ta nên làm gì?” Ông hỏi.
“Theo mọi người thì chúng ta đánh nổi quân đội Pháp không?” Văn Lịch hỏi.
“Không thể, chúng ta chỉ có hơn trăm tay súng còn bọn chúng có cả chiến hạm. Chúng ta chỉ có thể quấy nhiễu tập kích chúng như đám hải tặc Tây Dương lúc trước mà thôi” Kim Định lên tiếng.
Qua thời gian ở bên Trực thì nàng là người tiếp thu nhanh nhất. Theo đúng lịch sử, nàng là người cùng “hắn” bôn ba khắp nơi. Chết cũng không được tử tế. Dĩ nhiên là Trực sẽ không để bi kịch lịch sử tái diễn.
Quay trở lại tình hình hiện tại, ai cũng biết những trận pháo kích của các chiến hạm Pháp ngoài sông Cần Giờ mọi người đều biết. Quân Pháp một ngày dọn ba đồn, đại pháo uy lực khủng khiếp. Thần công nhà Nguyễn không khác gì đồ chơi.
Nói chung thì trận chiến tại thành Gia Định sắp tới phải xem Võ Duy Ninh vận dụng Độc Trùng Chiến tới đâu mới được. Tình huống tốt nhất là cản được quân Pháp. Đến lúc đó, hắn có thể được Võ Duy Ninh tiến cử mà từ đó tham gia vào việc xây dựng thế lực, góp phần canh tân Đại Nam. Tất nhiên, Trực hiểu chuyện này vốn dĩ là viễn vông. Cái hắn cần là đảm bảo quân nhà Nguyễn giữ thành lâu nhất có thể. Theo lịch sử, thành Gia Định chỉ chưa tới nữa ngày là thất thủ. Thời gian quá ngắn cho bất kỳ kế hoạch nào. Dù quân của Trực có súng những hắn không có phương tiện vận tại mà vẫn dùng ghe xuồng.
“Trước tiên phải xem chiến cục thành Gia Định thế nào. Nếu Tổng đốc Võ Duy Ninh vận dụng tốt thì dù có thua cũng không quá thê thảm” Trực nói.
Thực lòng, tuy hắn có tức giận trước nhà Nguyễn trong lịch sử đã làm mất nước nhưng nếu triều đình chịu tỉnh ngộ thì hắn vẫn có thể để dòng tộc Nguyễn Phúc nắm quyền. Tuy nói là quân đội của hắn được trang bị một vài khẩu Gras nhưng phía nhà máy vừa mới xây ở Pelew vẫn chưa sẵn xuất hàng loạt được. Mà dù có đủ trang bị thì Trực vẫn vô cùng nhỏ bé nếu so về nguồn lực với các đế quốc như Anh, Pháp. Một khi xác định được mối nguy đủ lớn, đám thực dân đó sẵn sàn hợp tác để đập nát Nguyễn Trung Trực. Nói đơn giản thì hắn không có khả năng can thiệp quá thô bạo vào tiến trình lịch sử. Cái hắn cần đó là phải uống nắn dòng chảy để tạo thành xu hướng không đổi.
Quay trở lại vớ tình huống trước mắt, Trực ra lệnh cho dân làng toàn bộ ở trạng thái sẵn sàn chiến đấu. Tuy tình huống mà hắn sẽ đưa ra lựa chọn khác nhau. Nếu cần thì hắn và toàn bộ dân làng sẽ dọn sang Pelew để chờ thời cơ.
Đặc biệt, hắn cho người đề cao cảnh giác, đề phòng kẻ lạ mặt. Dù sao thì lực lượng tình báo của hắn cũng tới lúc ra mặt rồi.