Chương 26: Gặp Võ Duy Ninh

Phải nói là Trực cũng hơi ngạc nhiên khi, tổng đốc, lúc này chỉ là hộ đốc thành Gia Định, Võ Duy Ninh lại tới thăm hắn. Tuy là đón tiếp quan lớn nhưng cả hai người đều chỉ ngồi trên cái bàn gỗ để uống nước trà chứ không có cao lương mỹ vị gì. Phải nói là mức sống dân thời này quá thấp. Việc bày tiệc thì chỉ khi có dịp quan trọng như quan nội thị của hoàng thái hậu Từ Dụ tới vào lúc trước mà thôi.

Lý do thì chủ yếu là do tin chiến sự ngày càng dữ nên viên hộ đốc này mới tới tìm Trực để bảo hắn hối thúc dân làng gặt lúa. Tuy năng xuất lúa tăng nhưng khi chiến tranh bùng nổ thì ruộng đồng sẽ bị bỏ hoang, từ đó dẫn đến nạn đói.

Trên lý thuyết, Võ Duy Ninh là cấp trên của hắn. Do đó, Trực liền cầm tách trà rót vào ly của Hộ đốc thành Gia Định. Sau đó, họ Võ cầm lên uống với vẻ mặt đâm chiêu. Những nếp nhăn mới xuất hiện của tuổi trung niên nay bỗng chốc hiện rõ hơn.

Dành thời gian quan sát, khuôn mặt của vị võ tướng này có hơi tròn như bánh xe nhưng cũng cân đối. Làn da có hơi đen sạm được làm nổi bật hơn bởi bộ đồ màu đen

Theo lịch sử thì sau này gã được thăng lên tổng đốc Định-Biên. Khổ nỗi làm tổng đốc chưa ấm mông thì tên đô đốc Charles đã đem pháo tới bắn vào thành.

Trong khi đó, sau khi uống trà xong, thở ra một hơi, Võ Duy Ninh lên tiếng:

“Theo những gì ta nghe được, quân Phú Lang Sa và quân triều đình đang đánh nhau rất ác liệt ở Đà Nẵng. Bên thám báo cho biết, có khả năng bọn chúng sẽ mở mặt trận mới nhưng vấn đề là không biết được ở chỗ nào. Bờ biển Đại Nam quá dài mà thủy quân của ta lại quá kém”

Cái chuyện thủy quân Đại Nam kém thì lịch sử nhắc đến rất nhiều rồi. Điều thú vị là cũng như lục quân, thủy quân nhà Nguyễn ở thời Gia Long, thậm chí tới thời Minh Mạng sao này vẫn rất mạnh. Đã từng có thời, hạm đội nhà Nguyễn là một lực lượng hải quân đúng nghĩa, trang bị cả chiến thuyền theo kiểu phương Tây, đại pháo thuộc loại tân tiến nhất thế giới.

Nói đi cũng phải nói lại, vì lực lượng tàu thuyền quá yếu kém, không kiểm soát nổi hải phận mà tên Trực mới đi qua đi lại trên biển mà không bị ai quản.

Nhắc tới biển thì lúc này người của Dương Tú Ninh trên biển cũng đã hoàn thiện chiến thuộc “bầy sói”, sự phối hợp chiến thuật của hải quân Iran và cướp biển Somali ở thời hiện đại. Nói đơn giản là dùng thuyền nhỏ với hỏa lực mạnh, tốc độ cao bắn áp chế rồi xông lên cướp thuyền. Không biết có hiệu quả không nhưng băng cướp của Dương Tú Ninh đã thu được hiệu quả mà hầu hết đám hải tặc không dám mơ tới.

Bỏ qua chuyện đó, hắn tiếp lời của vị hộ đốc, người trong lịch sử là vị quan cao cấp nhất tự sát trong chiến tranh Pháp-Đại Nam.

“Không biết triều đình nghĩ tới nơi mà quân Phú Lang Sa sẽ đổ bộ chưa?” Trực hỏi.

Rất nhiều nhà sử học cho rằng triều đình nhà Nguyễn không lo phòng bị kể cả khi quân Pháp đánh vào Đà Nẵng. Tuy nhiên, nên nhớ là phương tiện nhanh nhất của nhà Nguyễn là cưỡi ngựa và đi thuyền trong khi quân Pháp sử dụng tàu hơi nước. Dù nhà Nguyễn là một triều đại có thể xem là vô dụng nhưng điều này không có nghĩa là phủ nhận hết những vị quan đã chiến đấu vì đất nước như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Đỗ Duy Ninh….

“Bắc Kỳ có giáo dân đông đảo và bọn phản tặc phò Lê. Có khả năng là bọn chúng sẽ đánh vào đó” Võ Duy Ninh lên tiếng.

Nói cho đúng về chiến lược thì đây là ý kiến không tệ. Nam Kỳ là nơi khởi nghiệp của Gia Long. Bản thân cuộc sống ở đây cũng khá ổn so với cả nước. Từ sau vụ Lê Văn Khôi thì gần như không có nhiều các vụ bạo loạn như ở Bắc Kỳ.

“Hình như Văn Lịch có gì muốn nói” Hộ đốc Gia Định lên tiếng.

“Đại nhân, ngài có nghĩ tới thứ quân Pháp cần bây giờ là gì không? Nói đúng hơn, thứ mà bất kỳ đạo quân nào cũng cần?” Trực hỏi.

“Tinh thần binh sĩ, tình báo, quân lương…” Võ Duy Ninh trả lời.

“Quân lương là thứ quan trọng nhất. Vậy ngài nghĩ đâu mới là nơi có nhiều lượng thực nhất Đại Nam? Bắc Kỳ nhiều giáo dân nhưng nếu tiểu nhân đoán đúng thì không hề có giáo dân nào tiếp ứng quân Pháp ở Đà Nẵng đúng không? Quan trọng nhất, Nam Kỳ nhiều sông ngòi, tàu chiến Pháp dễ dàng hoạt động. Không phải sao?” Văn Lịch lên tiếng.

Lúc này, hộ đốc Gia Định thực sự đổ mồ hội. Lão tự hỏi cái tên này rốt cuộc là thần thánh phương nào.

“Có vậy mà không ai nghĩ ra. Nguyễn Trung Trực, cậu đã khai sáng tại hạ” Duy Ninh nói.

Hiện tại là thế kỉ 19, thời này phương tiện thông tin không có, một người muốn dựa vào tin tình báo ít ỏi để đưa ra sự đoán là vô cùng khó khăn. Trong khi đó, Lịch lại phân tích mọi thứ vô cùng chi tiết. Đó là thứ mà toàn bộ văn võ triều đình không có được.

Thực ra, nếu Trực không phải là dân xuyên không thì hắn không phân tích tốt như vậy. Vào thời hiện đại có ảnh chụp vệ tinh mà nhiều đạo quân hiện đại còn bị đối phương lừa một vố đau thì đứng nói là một Đại Nam lạc hậu của thế kỉ 19. Trung Trực chưa bao giờ đánh đồng kẻ đứng đầu vô năng với những con người xả thân vì nước.

Trong lúc Võ Duy Ninh định đi về thành Gia Định thì Trực lại nói:

“Không biết đại nhân có kế sách phòng thủ trước súng ống đại bác Tây Dương chưa?”

Câu nói này làm lão đứng yên như tượng. Phòng thủ à? Ngoại trừ lấy mạng người bù vào như trận Đà Nẵng thì hắn còn cách khác sao?

“Không biết huynh đệ đây có kế sách gì để chống giặc Phú Lang Sa?” Võ Duy Ninh chắp tay cung kính hỏi.

Nên nhớ lão là quan chức do trung ương bổ nhiệm còn Trực chỉ là quan tép riu. Bản chất thì Duy Ninh chỉ cần ra lệnh là được nhưng hắn lại dùng biểu hiện chắp tay chứng tỏ thành ý rất cao.

“Cách đánh của tại hạ có rất nhiều nhưng cái thứ mà tiểu nhân đề xuất là chiến lược đánh du kích trong môi trường đô thi… ý tiểu nhân là với quân Pháp khi bọn chúng định công thành. Tên thì có ba chữ Trùng Độc Chiến”

“Trùng Độc Chiến? Nghe giống thủ pháp của thuật sĩ gian hồ vậy? Đừng hiểu lầm. Cậu cứ tiếp tục”

Thực ra, cách Trùng Độc Chiến chính là cách Việt Minh đánh nhau với quân Pháp ở Hà Nội. Hiệu quả không á? Việt Minh chỉ có hỏa lực mạnh nhất là súng máy mà kiềm chân được quân địch đông đảo có máy bay xe tăng thì hiểu quả là biết thế nào rồi.

Dù vậy, quân đội nhà Nguyễn liệu có thể thích nghi với lối đánh này hay không thì vẫn còn là vấn đề. Việt Minh đã chuẩn bị đánh từ khi tiếp quản Hà Nội với thời gian hơn một năm lại quen với đánh du kích từ lúc trước năm 45 với Nhật lẫn Pháp. Trong khi đó, quân Đại Nam chỉ còn mấy tháng để luyện tập lối đánh này trước khi quân Pháp chính thức tấn công.

“Về căn bản nguyên lý của Độc Trùng Chiến là dựa trên lối đánh du kích của người Việt nhưng là để đối phó với quân đội có hỏa lực áp đảo mà nếu đánh quy ước thì cầm chắc chiến bại. Nguyên lý nó nằm ở sáu chữ NÉ CHỖ MẠNH, TRÁNH CHỖ YẾU. Khi quân địch tấn công trực diện, ta chủ động tỏa ra nhiều hướng để tránh hỏa lực. Khi quân địch rút ra, ta lại đeo bám chúng. Khi chúng định dùng pháo binh khai hỏa thì ta lại rút đi.”

“Diệu kế. Mà khoan để ta bảo hạ nhân mang giấy bút tới rồi phiền huynh đệ đọc lại lần nữa để ta ghi lại”

“Ừ” Trực gật đầu.

Khổ nỗi là tên này xuất thân là quan văn. Mỗi câu hắn đều có gắn viết cho thiệt hay theo đúng chuẩn thi trạng nguyện là Trung Trực phải đọc lại mấy lần.

“Mà đại nhân này”

“Đừng nói đại nhân này nọ, tên tự của ta là Trọng Chí. Ở đây không có người lạ cứ gọi Trọng Chí huynh là được rồi” Võ Duy Ninh nói.

“Đại… Trọng Chí huynh, hỏa lực của quân địch rất dễ gây hoản loạn. Bất kể tình huống nào, ta mong huynh phải thật bình tĩnh”

Theo lịch sử thì lúc hai bên đang đánh sáp lá cà tên họ Võ này lại đột nhiên ra lệnh rút quân. Dưới pháo của quân Pháp thì cuộc rút quân biến thành tháo chạy. Do hắn đã tự sát sau đó nên Trực loại khả năng Võ Duy Ninh là gián điệp quân Pháp. Khả năng lớn nhất là do bị sốc tâm lý. Nên nhớ xuất thân của tên Trọng Chí này là văn quan.

“Nguyễn Trung Trực, đa tạ cậu. Trên đời này không có cái nhục nào bằng cái nhục mất nước. Nếu thành Gia Định mà để bọn Phú Lang Sa chiếm được thì ta cũng đành tự sát để tạ tội với non sông đất nước” Võ Duy Ninh nói.

“Chúng ta là con rồng cháu tiên mà. Tuy ta không bảo đảm kế sách này thắng giặc nhưng có thể làm bọn chúng phải trả giá đắt”

“Đúng vậy. Con rồng cháu tiên. Tại hạ có việc. Xin phép cáo từ. Không biết đợt bổ nhiệm tổng đốc kế tiếp có tới phiên mình không” Trọng Chí nói.

“Trọng Chí, ta tin huynh nhất định sẽ lên làm tổng đốc Định-Biên”

“Hy vọng là vậy”