Có rất nhiều người ở thời hiện đại không hiểu được tại sao súng thế kỉ XIX chỉ bắn từng viên đạn rời, bản thân súng Pháp vẫn là loại nạp trước mà thiệt hại quân Nam lại nhiều như vậy. Cái này phải nói tới thứ gọi là “đoàn chiến”. Nó cũng là điểm khác biệt giữa lực lượng vũ trang chuyên nghiệp và giang hồ, thổ phỉ.
Giang hồ hiện đại cầm mã tấu phang nhau nhìn có vẻ rất đáng sợ nhưng chỉ là mạnh ai nấy đánh, hoàn toàn không có kế hoạch. Trong khi đó, quân đội đánh nhau thường tìm cách tập trung sức mạnh của từng cá nhân lại. Một đội quân tốt sẽ tìm cách khuyết đại sức mạnh của từng cá nhân lên theo cấp số nhân, thậm chí là cấp lũy thừa. Đó là lý do mà các đội hình như Phalanx, con rùa ở phương Tây hay binh pháp Tôn tử, 36 kế ở phương Đông ra đời.
Trước thời cận đại thì việc tạo một đội quân mạnh như vậy rất tốn thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên, khi súng ống ra đời thì mọi thứ đã thay đổi. Việc huấn luyện cực kì ngắn và hiệu quả. Quân lính muốn thay thế cũng dễ dàng hơn. Quan trọng nhất, những người lính dễ phối hợp đội hình với nhau hơn. Một khẩu súng hỏa mai không phải đối thủ của cung tên chứ đừng nói nỏ liên thanh nhưng một ngàn khẩu súng hỏa mai dễ dàng đồ sát cả đạo cung nỏ giáo mác. Cũng vì lẽ đó, ở châu Âu, cung nỏ đã bị loại bỏ từ nửa sau thế kỷ XVII. Sang thế kỉ XVIII thì gươm giáo cũng chịu chung số phận, nhất là khi lưỡi lê ra đời. Vào thế kỉ XIX, khi hạt nổ và rãnh xoắn xuất hiện thì các quân đoàn cung, tên, giáo, mác, súng hỏa mai của phương Đông vĩnh viễn không còn cơ hội trước các quân đoàn của phương Tây.
“Vậy, nhiệm vụ chính của chúng ta là phải phá vỡ đội hình của quân địch, không cho chúng kết hợp sức mạnh” Kim Định lên tiếng.
“Đúng. Nếu để chúng phối hợp pháo binh và bộ binh ở chiến trường quy ước thì mấy trăm tay súng của ta chưa bắn được một phát là tiêu tùng. Tuy nhiên, địa hình Nam Kỳ lại vô cùng phức tạp, ao hồ kênh rạch chằn chịt. Quân Pháp một khi vào đây bắt buộc sẽ phải sẽ nhỏ đội hình. Đó là cơ hội của chúng ta”
Hôm nay, cái thứ mà Trực muốn nói cho những người trước mặt là phải tìm cách phá hủy tận hình của đối phương, chia nhỏ sức mạnh của chúng ra. Nhiều người trước mặt hắn đã có kinh nghiệm sử dụng súng nhưng chỉ còn chưa tới một tháng nữa thì họ sẽ đối mặt với lực lượng quân đội mạnh thứ hai thế giới lúc này.
“Thưa đại nhân, có chuyện con muốn hỏi?”
Lúc này, người lên tiếng là Lý Văn Tý. Đúng lý ra thì hắn phải ở Pelew. Tuy nhiên, khi nghe tin Pháp đánh Đà Nẵng thông qua một số thương buôn thì hắn đã xin Trực cho về Đại Nam. Vì đảo Babeldaob tổ chức hành chính theo kiểu hiện đại nên dù không có hắn vẫn có thể vận hành bình thường, nên Trực đã cho phép hắn về.
“Đại nhân, thứ lỗi con nói thẳng. Bây giờ chúng ta vẫn chưa chắc có đủ khả năng để đánh nhau với quân Pháp. Theo ngài nói bọn chúng là lũ cáo già. Vậy liệu chúng ta nên…..” Lý Văn Tý nói.
Ngay làm tức, mọi người nhìn hắn với sự kinh bỉ. Tuy nhiên, sau đó, bọn họ cũng nhận ra tình hình thực tế thế nào. Thực sự, Trực hoàn toàn có thể học theo Nguyễn Hoàn năm xưa, khai hoan mở cõi, tự tạo cho mình cơ nghiệp riêng. Cái này không phải là bọn họ hèn nhát mà đây là cách làm hiệu quả nhất lúc bấy giờ.
Bản thân Trực tuy có kiến thức xuyên không nhưng hắn bị áp đảo hoàn toàn về quân số. Trừ khi có thể chế nào được M16 và AK47, còn nếu không thì vẫn có nguy cơ hắn và đội quân mới thành lập sẽ hoàn toàn tan nát khi đối mặt với quân Pháp.
“Mọi người, ta biết mọi người sợ hãi. Tuy nhiên, quân đội Pháp không phải là bất khả chiến bại. Chỉ cần có thể đánh theo đúng cách ta tôi đã nói thì chúng ta vẫn có phần thắng. Đúng là hiện tại tất cả chúng ta có thể kéo nhau ra Pelew dựng nghiệp. Đó cũng là một trong những lựa chọn. Tuy nhiên, nếu chúng ta không làm gì vào lúc này thì liệu có được không? Chúng ta có thể đứng nhìn đồng bào mình bị bọn Tây Dương giết chết được sao? Dựa vào cái gì mà chúng có quyền làm điều đó? Hay chỉ là vì chúng có vũ khí mạnh hơn quân ta” Trực nói.
Sau đó, mọi người chuẩn bị rời khỏi. Dù sao thì ai nấy đều có việc để mà làm.
Phải nói thực lòng thì sự sợ hãi khi đối mặt với kẻ thù hùng mạnh là có. Cũng vì sự sợ hãi này mà nhà Nguyễn trong lịch sử mới liên tục cầu hòa. Tuy nhiên, sợ hãi là một chuyện, xử lý nỗi sợ đó thế nào là một chuyện khác. Thực sự bản thân, Trực không phải dạng ảo tưởng như nhân vật chính trong tiểu thuyết xuyên không của Trung Quốc. Hắn biết khả năng mình tới đâu. Dù vậy, bản thân hắn vẫn phải đánh trận này.
Tiện thể, nếu hỏi kế hoạch của tên Trực là gì xin thưa là hắn có rất nhiều kế hoạch. Tuy tính huống mà Nguyễn Trung Trực sẽ chọn hướng đi khác nhau. Có thể hắn sẽ chiếm đảo, lập quốc gia riêng, đợi khi nhà Nguyễn cắt đất thì sẽ đem lực lượng về đánh nhà Nguyễn lần quân Pháp. Có thể hắn sẽ đánh Tây bằng chiến tranh du kích với vũ khí hiện đại, tạo lập thế lực riêng, từ tù tìm cách thuyết phục triều đình canh Tân. Về việc đi theo con đường nào thì Trực không xác định được bởi vì hắn phải tùy tình huống mà quyết định.
Bất chợt, tiếng kêu của Kim Định làm hắn trở về với thực tại.
“Văn Lịch, anh không sao chứ” Nàng nói.
“Mà mọi người đâu hết rồi” Trực hỏi.
“Mọi người nghe anh phần phối xong thì về hết rồi” Định lên tiếng.
Sau đó, bản thân hắn cũng làm việc. Chiến tranh sắp tới Gia Định thành rồi. Hắn còn có nhiều thứ để làm.