Chương 21: Đảo Babeldaob

Dù có kiến thức xuyên không thì bản thân hắn đang định đối mặt với cường quốc thực dân mạnh thứ hai thế giới. Sự việc nước Pháp thua trận trong chiến tranh Pháp Phổ cùng nhiều thất bại sau đó làm người ta nghĩ nước Pháp yếu nhưng thực sự thì sức chiến đấu của quân Pháp không hề tồi. Trong lịch sử, thiệt hại của quân Pháp và Phổ khi đánh nhau cũng gần tương đương.

Đó còn chưa kể tới việc trong tình huống xấu nhất, toàn thế giới, bao gồm cả đồng minh mà hắn vừa kiếm được cũng có thể trở thành kẻ thù. Nếu cường quốc châu Âu biết được hắn nắm giữ kỹ thuật trước thời đại, nếu nhà Nguyễn biết hắn thành lập đạo quân súng ống của riêng mình, nếu tên Robert trở mặt…. quá nhiều nguy cơ bủa vây.

Cũng vì lẽ đó, hắn cần một đường lùi cho mình.

Sau nửa tháng chuẩn bị, đội thuyền của Trung Trực lại nhổ neo rời bến. Đội thuyền gồm hai chiếc thuyền buồm bằng gỗ, chiếc nhỏ tải trọng 300 tấn, chiếc lớn tải trọng 800 tấn. Mỗi chiếc đều có máy hơi nước và một khẩu pháo nhỏ. Thủy thủ đoàn gồm 100 hộ vệ và 6 gã người Tây Ban Nha (gốc hải tặc), do Lý Văn Tý chỉ huy.

Nói sơ một chút thì tên Lý Tý này là một chiến tướng không có trong lịch sử mà tên Trực vô tình thu được. Trãi quá quan sát lâu dài thì hắn cũng không ngờ mình lại thu được chiến tướng. Nhìn dáng người tuy không tới mức đẹp trai nhưng mắt mũi coi cũng được, tương đối nổi trội so với con trai cùng đứa tuổi.

Về vũ khí, trang bị của quân đội Trung Trực phần lớn là súng Kammerlader của Na Uy cùng với súng Pattern 1853 Enfield. Bản vẽ khẩu Gras mà Trực đưa đã được tên Robert cùng kỹ sư của hắn nghiên cứu thiết kế để đưa vào quy trình sản xuất rồi.

Lại nói về quân đội thì do quân số bắt đầu đạt tới gần một trăm người nên cũng đã bắt đầu tổ chức thành một đại đội rồi phân chia thành trung đội, tiểu đội. Bên cạnh đó, hắn còn tạo thêm một chức vụ khác, chính trị viên. Nhiệm vụ của chức vụ này chủ yếu là tuyên truyền chính sách của hắn tới từng người, lắng nghe yêu cầu của các cả nhân để báo cáo trình lên hắn. Đồng thời, chính trị viên cũng có nhiệm vụ giám sát các hành động của quân đội rồi báo cáo nhưng tuyệt đối không có chuyện muốn giết ai thì giết. Nói đơn giản hơn là chuyện đánh nhau họ không có quyền quản nhưng mấy chuyện khác thì đúng là họ có quyền can thiệp.

Về nhu yếu phẩm thì mọi thứ đều mua một ít, đặc biệt là rau xanh và trái cây. Đây là chuyển đi dài ngài nên phải cẩn trọng.

Cứ như thế, thuyền đi về phía đông, vượt qua quần đảo Philippine, lại tiếp tục đi về phía đông khoảng 800 kilômét nữa là đến một quần đảo nhỏ, trên bản đồ hàng hải mua ở Singapore ghi là Pelew, tức là quần đảo Palau ngày nay.

Khi tới đảo Babeldaob, một trong các đảo của Pelew, mọi người bắt đầu dựng trại. Khu trại của bọn Trung Trực dựng bằng gỗ, vuông vức mỗi cạnh 100 mét. Bên trong chia thành các dãy phố ngang dọc như bàn cờ, tuy đơn giản nhưng trật tự. Lương thực vật tư trên thuyền được chuyển hết lên trại, cất vào nhà kho. Tiếp theo, cả đám người bỏ ra cả ngày để quan sát. Lập bản đồ.

“Trận này là để quan ta tích lũy kinh nghiệm nhưng mà ngươi cũng cần lưu ý quân ta tới đây không phải đồ sát. Giết hết cả bộ tộc thì ai làm việc. Nếu họ chịu hợp tác thì đối xử tốt với họ” Trực nói với Lý Văn Tý trước khi hắn lên đường.

Cái này nếu để đám thực dân châu Âu nghe được thì chúng sẽ cười không nhặt được mồn nhưng Trực mặt kệ. Ngoài ra, dân số của đảo quốc này không nhiều mà hắn lại cần nhân công. Nên nhớ là khi ra chiến trường nếu hăn máu lên không kiểm soát thì có khả năng sẽ gây ra đại thảm sát.

Ngoài ra, Văn Lịch dặn kỹ tất cả phải dựa theo tình huống mà phán đoán nên đánh hay không. Phải nói là xét về quân số thì cả quân đảo Pelew chưa tới ngàn người, chưa bằng quân trấn thủ thành Gia Định. Tuy nhiên, do Trực biết Pelew có quan hệ với phương Tây từ sớm nên Trực cũng hành động tuyệt đối cẩn thận, dặn nhóm do Lý Văn Tý chỉ huy nếu đánh được thì đánh luôn còn quân địch ngang hay mạnh hơn thì làm tức đi về báo cáo với hắn.

Dù sao thì cũng có chính trị viên phổ biến nên hắn cũng không lo.

Tuy nhiên, cái mà tên Trực không ngờ là thực lực của quân địch lại yếu tới mức khó tin. Quả thực quân đội của cái đảo quốc này tuy có trang bị súng nhưng phần nhiều là loại lạc hậu của thế kỉ 18, vốn không phải đối thủ của đám người Lý Văn Tý. Đấu súng một hồi thì quân của bộ lạc đã chết hơn phân nữa. Tức mình tộc tưởng quyết định đánh du kích với đám người mới tới. Khổ nỗi là hắn đang đánh du kích với một dân tộc vốn là ông tổ du kích. Hơn nữa, đám người đang đánh chiếm hòn đảo vốn là nông dân, dân chày, việc đi rừng đã thành thói quen. Nhìn sơ qua, họ có thể biết chỗ nào có bẫy, chỗ nào có địch ẩn nấp. Cũng vì lẽ đó mà chỉ mất hơn một ngày là chiến tranh du kích của “quân kháng chiến” phá sản.

Sau đó, Lý Văn Tý dẫn theo đám người này cùng “tài sản” của họ về chỗ đóng quân. Khi quan sát “tài sản” hắn mới biết lý do tại sao chỗ này không bị nước nào xâm lược. Không phải vì tinh thần chiến đấu của quân Pelew anh dũng hay vũ khí tối tân mà là vì chả có cái gì để xâm lược, nhất là với hòn đảo bé bằng lỗ mũi này. Đánh Đại Nam chỉ gặp phải kháng cự ác liệt của dân và quân nhưng cái thu được cũng rất nhiều còn đánh chỗ này thì có gì? Có lẽ vì lý do này mà người Anh quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao để sau này tàu Anh vào nơi này bổ sung nhu yếu phẩm cũng không tệ.

Một thời gian sau đó, cả hòn đảo dần dưới tầm kiểm soát của bọn họ. Khác với dân châu Âu, đám người của Trực sống ở vùng Nam Bộ hoang vu không thua chỗ này nên chuyện thám hiểm nó cực kỳ nhanh và chinh phục cũng nhanh không kém. Dù vậy thì bọn họ chỉ đánh phía Bắc hòn đảo. Dân số phía Nam là hơn nghìn người. Nếu tất cả cùng liều mạng thì nhóm người của Trực sẽ bỏ mạng tại đây.

Ngày tháng qua đi, cuối cùng thì Trực cũng phải về Đại Nam. Căn cơ của hắn ở đây chỉ vừa bắt đầu. Vẫn có rủi ro. Hắn không thể mạo hiểm bỏ hết chức quan ở Đại Nam mà ở đây được.

Nói chung thì mọi thứ cũng ổn thỏa. Hắn để Lý Văn Tý làm tư lệnh kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân đảo Babeldaob. Bản thân Lý Văn Tý chỉ có quyền hành pháp, lại có chính ủy giám sát quân đội nên hắn không sợ tên này làm phản mà phản hắn bây giờ cũng chả có lợi gì.

“Ngươi nghe ta dặn kỹ. Chỉ cần dân bản địa nghe lời thì phải đối xử tối với bọn họ. Chúng ta chỉ có chừng này người thôi. Nếu họ nổi điên lên thì súng ống cũng không cứu nổi các ngươi” Trực nói

“Dạ con biết rồi” Lý Văn Tý nói.

“Ta để lại 60 người cho cậu còn lại thì theo ta về Đại Nam” Trung Trực lên tiếng.

Cứ như thế, hắn lên thuyền về nước. Nói chung thì kế hoạch bước đầu hoàn thành. Sau một thời gian, hòn đảo có thể để cho tên Robert kia đến xây nhà máy.