Chương 22: Bán đảo Sơn Trà

Ngày 31 tháng 8 năm 1858.

Trong sương mù của vùng biển Đông, những chiếc tàu chiến thuộc hàm đội Thái Bình Dương của hải quân hoàng gia Pháp lần lượt xuất hiện. Tuy vùng biển Đại Nam không phải lần đầu tiên thấy chiến hạm Pháp đi qua đi lại nhưng lần này số lượng tàu chiến thực sự quá nhiều. Nó thật sự nhiều cho một vụ bắn phá bình thường. Trên đỉnh cột buồm cao nhất, lá cờ ba màu xanh, trắng, đỏ của Pháp đang đón gió mà tung bay. Trên mỗi con tàu, những luồn khói từ động cơ hơi nước bị gió thổi mà dội ngược về phía sau như cây đón gió.

Ngay khi trạm tiền tiêu của nhà Nguyễn quan sát được, thám mã đã phóng ngựa nhanh hết mức có thể về phía kinh thành Huế.

                                                     ……………………………………………..

Kinh thành Huế, ngày hôm sau.

Trong lịch sử, từ thời Đinh Tiên Hoàng, các vị vua người Việt đều xưng đế, ngang hàng với hoàng đế trung hoa nên trang phục của hoàng đế cũng là màu vàng có thuê rông như bên Trung Quốc chứ không phải màu đỏ như Triều Tiên. Mà bản thân trang phục Triều Tiên dùng may cho vua thì người Việt lại dùng để may cho quan nhất phẩm.

Nói chung thì chuyện trang phục chỉ là thứ yếu nếu so sánh với vấn đề cực kỳ nghiêm trọng hôm nay.

“Khởi tấu bệ hạ. Theo những gì quân ta quân sát được thì lần này quân Phú Lang Sa cùng I Lang Nho điều động mười bốn chiếu thuyền tới trước Đà Nẵng.”

“Lần này bọn Tây Dương lại muốn gì đây” Tự Đức mở lời.

Phải nói là nếu không kể tới bộ râu thì vị hoàng đế Đại Nam trong khá trẻ. Lên ngôi từ lúc 20, cuộc sống đế vương không phải lao động nặng nhọc nên dáng vẻ lão thanh tú như thư sinh thời này. Thực ra thì Nguyễn Phúc Hồng Nhậm không phải vui tồi. Tuy nhiên, tính cách thiếu quyết đoán của ông đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới Đại Nam.

“Khởi tấu hoàng thượng triều đình Đại Nam sao có thể cúi đầu trước bọn mọi rợ. Do đó, thỉnh xin hoàng thượng phải tiếp tục giữ thái độ cứng rắn” Trương Đăng Quế lên tiếng.

Thực ra, lão cũng nghĩ đơn giản lần này quân Pháp cùng lắm chỉ gây hấn với đòi yêu sách như những lần trước. Bản thân lão vốn không thích cái chính sách quản lý tôn giáo do cái tên nào đó ở Nam Kỳ đề xuất nên muốn mượn việc này mà dẹp nó luôn.

Bản thân họ Trương lại là người có công trong việc đưa Tự Đức lên ngôi. Hơn nữa, một trong số phi tử của hoàng đế lại mang họ Trương. Cũng vì lẽ đó, dù công hay tư, tiếng nói của lão Trương rất có trọng lượng.

Tuy nhiên, lần này không phải là một cuộc gây hấn mà là một cuộc xâm lược theo đúng nghĩa đen.

Từ trong điện Cần Chính, một người lính chạy vào. Khuôn mặt tỏa ra sư căng thẳng:

“Báo. Có tin khẩn từ Đà Nẵng. Quân Phú Lang Sa đã đánh vào bán đảo Sơn Trà”

Lúc này, cả triều bần thần. Tự Đức cũng ngồi dậy khỏi ngai vàng. Thực sự, dù đã có suy nghĩ này nhưng không ai ngờ chiến tranh lại tới nhanh và bất ngờ như vậy.

                                                          ………………………………………………

Gần một ngày trước đó.

Đứng trên một trong số các chiến hạm, Faucon dùng kính viễn vọng để quan sát trận địa của quân Đại Nam. Do tiêu chuẩn tuyển vào hải quân hoàng gia Pháp rất nghiêm ngặt nên Faucon cũng thuộc dạng cao to lực lưỡng. Dĩ nhiên, giữa có đống đồng nghiệp cũng cao to lực lưỡng thì hắn cũng chả nổi bật gì mấy. Dù vậy, hắn cũng được đánh giá là khá điển trai với các cơ quan như mắt mũi miệng được phối hợp đồng đều.

“Nè, ngươi nghĩ gì về lệnh tấn công Đà Nẵng của đô đốc” Hắn lên tiếng hỏi một tên thuộc cấp.

“Thưa đại tá, Đà Nẵng gần thủ đô của An Nam. Nếu ta chiếm nơi đây sẽ uy hiếp trực tiếp đến họ”

“Nhưng cũng gần nguồn chi viện từ chính phủ An Nam.” Faucon nói.” Tên thuộc cấp lại nói.

“Mà ngươi thấy quân đội An Nam thế nào?” Hắn hỏi.

“Lạc hậu, chỉ cỡ thế kỉ XVII là cùng. Tuy nhiên, có vẻ tinh thần chiến đấu lại khá cao” Tên kia nói.

Lúc này, một viên sĩ quan khác chạy tới thông báo mệnh lệnh từ soái hạm của đô đốc Charles Rigault de Genouilly, yêu cầu các tàu chiến chính thức nã pháo. Thực ra thì lão Charles đã gửi thư cho thủ thành hai giờ phải nộp nhưng thực tế đó chỉ là để quan Nam lơ là cảnh giác mà thôi.

“Cuối cùng cũng tới lúc. Để ta xem có cái tinh thần nào chống lại nổi đại bác. Truyền lệnh cho pháo thủ. Chuẩn bị nhả đạn” Faucon lên tiếng.

Ngay sau mệnh lệnh của Faucon, chiến hạm của hắn cũng như các chiến hạm của quân Pháp, đều chuyển sang trạng thái chiến đấu. Những khẩu pháo Napoleon III được nạp đạn để chuẩn bị khai hỏa. Và sau nó, những viên đạn pháo chính thức bắn ra. Hàng loạt binh lính nhà Nguyễn trên đất liền bị thổi bay lên trời. Chiến tranh Pháp-Đại Nam chính thức bắt đầu.

Dưới ánh mặt trời, cả đám lính nhà Đại Nam đứng trên phòng tuyến mà nhồi đạn cùng thuốc súng vào những khẩu hỏa mai cũ kỹ từ mấy trăm năm trước. Tiếng trống ngày càng dồn dập báo hiệu cuộc chiến đang diễn ra.

Từ ngoài biển, những viên đạn pháo được các khẩu Napoleon III tiếp tục đẩy thẳng vào bán đảo Sơn Trà. Cường độ của đợt mở đầu này vượt xa các đợt bắn phá trước đây. Người dân, binh lính cứ đâm đầu mà bỏ chạy tán loạn. Từng cột khói bụi mang theo những sinh mạng nhỏ bé cứ thi nhau xuất hiện sau mỗi lượt pháo.

Thỉnh thoảng, một vài tay pháo thủ liều mạng chạy tới bên thần công để bắn trả quân địch. Tuy nhiên, chưa bắn được phát nào thì pháo binh Pháp đã chôn vùi tất cả.

Nếu có bất kỳ ai ở đây. Họ sẽ thấy quân Đại Nam rõ ràng là ở thế bất lợi. Tuy nhiên, họ lại không hề có ý định rút lui mà lại đấu không màng sự sống. Ở cái tình thế bại trận rõ như ban ngày, không kẻ nào bỏ chạy.

Từ trên cao nhìn xuống, cả bán đảo Sơn Trà đã bị pháo binh Pháp nướng chín theo đúng nghĩa đen. Khói bóc lên bao phủ toàn bộ bán đảo được những cơn gió khuyết tán. Dù vậy, trên vùng đất khủng khiếp này, vẫn có những người lính cầm súng hỏa mai kiểu cũ và cung tên lao đến. Họ thừa biết là mình đang tự tìm đường chết nhưng đất nước đang bị quân thù tàn phá thì họ biết làm gì hơn.

Sau đó, những toán lính Pháp đầu tiên bắt đầu đổ bộ. Một lúc sau, trên mặt đất, những đạo quân châu Âu cao lớn lao thẳng tới. Một trong số chúng cầm lá cờ của nước ba màu xanh, trắng, đỏ và tung hô Napoleon III cùng nước Pháp của hắn. Toàn bộ được hỗ trở bởi những loạt pháo được căng chỉnh chính xác từ chiến hạm ngoài khơi.

Thấy quân địch đi tới, quân lính nhà Nguyễn liền nạp đạn nhanh hết mức có thể để bắn. Dĩ nhiên, pháo binh Pháp không ăn chay. Một loạt binh lính cầm súng hỏa mai, hỏa lực mạnh nhất của bộ binh Đại Nam lúc này, bị thổi lên trời.

Tiếp đó, cuộc đấu súng chính thức diễn ra. Quân Đại Nam hoàn toàn bị áp đảo quân Pháp. Súng hỏa mai không tài nào bắn đủ nhanh nếu so với súng ống của kẻ thù. Một số cung thủ lao tới để tiếp viện. Tuy nhiên, hiệu quả thật chẳng thắm vào đâu. Dù vậy, bọn họ dám bắn khi đã và đang chịu pháo kích cũng cho thấy một lòng dũng cảm phi thường.

Sau đó, đám lính trang bị gươm giáo bắt đầu xông lên đánh sáp lá cà với quân địch. Gần trăm lính bị bắn gục trước khi tiếp cận đủ gần quân Pháp. Một người lính, dù bị trúng nhiều phát đạn vẫn cầm giáo đâm thủng một tên giặc Pháp trước khi bị hạ gục bởi một phát đạn vào đầu. Một người lính khác thì vật lộn với một tên lính Tây cao gấp đôi anh ta rồi bị lưỡi lê đăm thủng phổi. Trước khi chết, người đó vẫn nhìn về lá cờ Long Tinh Kỳ của Đại Nam.

Từng chút, từng chút một, những người lính bảo vệ bán đảo cứ thế mà ngã gục. Tuy nhiên, khi người lính này ngã xuống thì một người lính khác lại thế vào chỗ của họ. Những người gãy kiếm, mất súng thì dùng đất đá hoặc bất kỳ thứ gì có thể, thậm chí cả bản thân để chiến đấu với quân xâm lược.

Dù vậy, trước hỏa lực của quân địch, kết quả thắng thua đã rõ ràng. Đến cuối cùng, lá cờ của bọn xâm lược đã tung bay trên bán đảo Sơn Trà. Dù vậy, tên cấm cờ cùng có chút rùng mình khi xung quanh hắn toàn xác chết của quân An Nam. Không biết có phải hắn sợ quá nên nhìn nhầm không nhưng dường như tất cả bọn họ đều đang trợn mắt mà nhìn hắn.

Đến chiều tối, khi mọi thứ đã an toàn, một người châu Âu cao lớn trong trang phục đô đốc hải quân bắt đầu bước lên bờ. Ông ta là Charles Rigault de Genouilly, tướng lĩnh của cuộc chỉ huy lần này. So với những người lính cao to thì Charles có vẻ hơi béo mập nhưng cũng không quá tới mức làm ảnh hưởng tới hình tượng hải quân.

Đi cùng với ông là một gã cỡ khoảng ba mươi trong trang phục sĩ quan quân đội Tây Ban Nha. So với Genouilly thì hắn trong có dáng vẻ chuẩn mực hơn. Tên này là đại tá Lanzarotte của quân đội Tây Ban Nha.

Khi ông ta tới, một viên sĩ tới chào hai cấp trên của hắn.

“Báo cáo. Toàn bộ bán đảo đã nằm dưới quyền kiểm soát của liên quân. Hết”

“Tình hình thiết hại quân ta như thế nào” Charles hỏi.

“Báo cáo. Đáng ra không có thiệt hại gì nhưng quân An Nam liều chết dưới mưa đạn dày đặc làm một số binh lính của ta tử thương” Tên sĩ quan nói. Nét mặt của hắn có chút khó coi khi nhắc tới hai chữ “liều chết”

“Liều như thế nào?” Tên đô đốc hỏi.

“Báo cáo. Theo lẽ thường, một đội quân nếu mất quá nhanh khoảng 30% quân số thường có nguy cơ tan rã nhưng quân An Nam đã mất từ 50 tới 80% quân số mà vẫn lao tới chiến đấu. Vì Chúa, tôi có thể cảm nhận được người An Nam anh dũng hơn người Trung Hoa trăm lần. Hết”

Sau đó, gã sĩ quan bỏ đi để lại viên đô đốc cùng vị đại tá người Tây Ban Nha. Tên đô đốc có hơi thất thần trước xác chết quân Nam.

Thực ra, bản thân Charles không phải là mới thấy người chết nhưng một đạo quân quyết tử theo cách tên sĩ quan đó thì gã chưa từng gặp. Gã từng nghe nói tới những chiến binh không sợ chết gọi là samurai của Nhật nhưng bọn họ được đạo tạo từ nhỏ theo quy trình nghiêm ngặt hơn cả kỵ sĩ châu Âu trước đây. Gã cũng nghe nói tới cái đám gọi là “cao thủ võ lâm” ở Trung Hoa nhưng bọn chúng cũng được đào tạo kỹ lưỡng. Tuy nhiên, những kẻ đã đối đầu với quân Pháp chỉ là binh lính bình thường. Dù còn có đường bỏ chạy nhưng tất cả đã chiến đấu và chết. Nếu chỉ một đám lính nhỏ đã như vậy thì cả đất nước An Nam sẽ chiến đấu điên cuồng như thế nào.

“Chúa ơi, người có thể cho con biết tại sao bọn chúng lại liều mạng như vậy không?”

(Lời tác giả: độc giả có ai muốn trả lời cho ngài đô đốc biết không?)