Chương 20: Ăn tiệc ở Gò Công.

Thời gian trôi qua được vài tháng, kế hoạch của Trực phần lớn đều vận hành trôi chảy. Bản thân hai chiến hạm cũng đã sẵn sàn cho cuộc chinh phạt của hắn. Nói là chinh phạt nhưng đồng thời cũng là cách để tên Robert thử nghiệm vũ khí mới, chính là mẫu súng Gras mà Trực đã đưa bản thiết kế cho hắn. Dù sao thì chinh phạt cũng không thể nói ngày một ngày hai. Thứ chuẩn bị rất nhiều. Trong lúc này, hắn lại được Trương Định mời tới bữa tiệc đón tiếp Quan Nội Thị tới thăm Gò Công theo ủy thác của hoàng thái hậu Từ Dụ, mẹ ruột Tự Đức. Nói đúng ra thì hắn cáo bệnh không đi cũng được nhưng hiện tại thì địa bàn chính của hắn vẫn ở trên lãnh thổ Đại Nam nên cũng cần phải tránh rắc rối không đáng có.

Do vậy, hắn đành đi tới Gò Công (thuộc Tiền Giang ngày nay) để dự tiệc. Nói theo kiểu hiện đại là đi từ Long An sang Tiền Giang để tham dự buổi tiếp đón quan chức cấp cao. Cũng may là thầy Sáu kiếm cho hắn chiếc xe bò để cho đỡ mỏi chân. Dù sao thì tàu chiến không thể lộ ra được.

Nói chúng thì so với Bắc Kỳ và Trung Kỳ, mức sống của người dân Nam Kỳ có thể nói là cao nhất Đại Nam thời điểm này. Được ưu đãi về thuế má do là nơi Gia Long dựng nghiệp, khí hậu ôn hòa. Do đó, dù chỉ mới được khai hoan hơn trăm năm, Nam Bộ đã là một vùng đất trù phú.

Nhìn trên bàn tiệc, Trực thất khá nhiều món ăn được bày trí công phu, không thua nhà hàng thời hiện đại. Nên nhớ lúc này dân Nam Bộ tuy sống khá hơn các vùng còn lại nhưng họ cũng không đủ xa hoa để đấu mấy món ăn tốn công phu như vậy. Nhìn vào mức độ này, Trực thấy được Trương Định tốn công sức để đón tiếp khách quý ra sau.

Hiện tại, với tư cách chủ tiệc, Trương Công lên tiếng:

“Hôm nay Trương Định tôi mở tiệc để đón tiếp quan nội thị tới thăm tệ xá. Không biết thái hậu ở kinh thành có chỉ dụ gì để đám dân đen chúng tôi làm theo”

Từ Dụ, không ai khác chính là một trong những phi tần của hoàng đế Thiệu Trị, mẹ ruột của hoàng đế Tự Đức. Tuy hoàng đế nhà Nguyễn như Tự Đức bị người đời sao chửi khá nhiều nhưng Từ Dụ lại được hậu thế ca ngợi hết lời với tư cách một thái hậu nhân từ phúc hậu. Hơn hết, bà còn có quan hệ họ hàng máu mù với Trần Thị Sanh, em gái của Thái hậu Từ Dụ.

“Trương Công quá khen. Công cuộc khẩn hoang lập ấp ở Gò Công đúng là tiếng làng đồn xa. Tiện thế, ta còn gửi lời cám ơn của thái hậu và hoàng thượng tới Nguyễn Văn Lịch vì những kế sách của y. Ít nhất thì chúng ta cũng đã cho bách tin thấy bộ mặt thật của đám Tây Dương. Cách tăng sản lượng gạo làm cho triều đình dư gạo mà cứu đói cho Bắc Kỳ.” Viên quan nội thị lên tiếng.

Lúc này, mọi người ngày làm tức chú ý đến tên Văn Lịch. Phải nói là Trực hiện giờ cũng khá nổi tiếng ở xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh rồi.

“Tại hạ xin đa tạ” Trực đứng dậy, chấp tay theo kiểu phong kiến để cám ơn.

“Chỉ là chuyện nhỏ thôi. Ngoài ra, ta mong Văn Lịch và mọi người phải huấn luyện sĩ tốt cho thiệt giỏi để khi hữu sự có cái mà dùng” Viên quan nói.

“Ngài có cẩn trọng quá đáng chăn. Nước ta đang thái bình thịnh trị. Đương kiêm hoàng thượng là bật thánh minh được thái hậu Từ Dụ trợ giúp. Việc binh đao loạn lạc hãy còn xa” Một vị khách nói.

Cái này thì Trực cũng không biết nói sao. Thái bình thịnh trị là ở Nam Kỳ với Trung Kỳ bởi Nam Kỳ được mùa còn Trung Kỳ là trung tâm hành chính còn Bắc Kỳ loạn ra thành một đống kia kìa. Còn “thánh minh” thì hắn cũng chả biết nói sao. Dĩ nhiên, không nói tốt không lẽ chửi thẳng để rồi bay đầu.

Thực ra thì chuyện Pháp đánh Đại Nam là chuyện của trên dưới một năm sau. Khác với thời hiện đại, tin tức thời này, nhất là ở phương Đông vẫn truyền đi rất chậm.

“Các vị huynh đệ. Ta biết mọi người tin vào triều đình. Ta cũng vậy. Tuy nhiên, gần đây quân Phú Lang Sa liên tục gây hấn. Rõ ràng chiến tranh tới ngày càng gần. Chiến hạm Tây Dương quá lợi hại mà nước ta lại có bờ biển trãi dài. Thủy quân thì yếu kém” Viên quan nội thị thở dài.

Dù không ngạc nhiên gì nhưng Trung Trực không tỏ sắc mặt gì nhiều để tránh bị nghi ngờ. Dù bây giờ hắn cảnh báo mọi người về cuộc xâm lược sắp tới thì cũng chả có tác dụng gì. Có khi còn bị bắt tội.

Tuy nhiên, cái mà Trực ấn tượng nhất đó là sự phản ứng của mọi người. Cái thứ tinh thần yêu nước tưởng như đã chìm xuống ở thời hiện đại thì ở thế kỉ XIX này đã bùng lên.

“Bẩm quan nội thi, bọn Phú Lang Sa dám coi thường vua ta nước ta là hành động không thể chấp nhận được. Chúng mà dám đem thuyền chiến bắn vào đất Gò Công này thì tôi sẽ liều mạng với chúng” Một người nói.

“Tôi cũng vậy”

“Chết không từ”

Những tiếng lòng vì tổ quốc cứ thế mà vang lên. Suốt hàng ngàn năm nay, lòng yêu nước của người Việt có bao giờ cạn. Kể cả tên Trực cũng bị cảm nhiễm. Thời điểm hắn sống ở kiếp trước thì chiến tranh đã lùi xa mấy chục năm. Do đó, cái tinh thần triệu người như một với hắn là một thứ gì đó quá là mù mờ.

Hiện tại, các hành động của quân Pháp chỉ là bắn phá ở Đà Nẵng. Tuy người chết ở đó không liên quan tới người ở đây nhưng cũng là máu mủ đồng bào, cùng là con dân nước Việt. Là người Việt, thấy quê hương mình bị súng đạn quân thù giày xéo thì làm sao mà không đau cho được.

“Tôi cứ tưởng chỉ có cọp, sấu mới đáng lo. Giờ thì tới quân Pháp. Xin đại nhân đừng lo, Trương Định tôi quyết sẽ sống mái vì giang sơn Đại Nam” Trương Định lên tiếng.

“Liệu chúng có vô Gò Công không? Mà tốt nhất là chúng đừng vô chứ chúng mà vô thì tôi gặp tên nào giết tên đó” Một người khác lên tiếng.

“Gặp tên nào giết tên đó”

“Gặp tên nào giết tên đó”

Như phản ứng dây chuyền, những tiếng lòng yêu nước cứ liên tục vang lên. Dù vậy, trong làn sóng yêu nước sục sôi, Trực để ý thấy một ánh mắt lạc lõng. Chủ nhân ánh mắt đó dường như đang suy tính điều gì khác. Hắn đang tinh toán kỹ lưỡng, tính toán để làm sao tận dụng thời thế hỗn loạn đem lại lợi ích lớn nhất cho bản thân. Chủ nhân ánh mắt đó không ai khác là Huỳnh Công Tấn.

Vào thời điểm này thì có lẽ bản thân tên Tấn vẫn chỉ là dạng lợi dụng thời thế cầu vinh chứ chưa bán nước. Quân Pháp chưa vào Nam Bộ, hắn muốn bán nước cũng không được. Dù vậy, tên này có dấu hiệu tiến tới ranh giới không quay đầu lại được. Nếu chuyện đó xảy ra, đích thân Văn Lịch sẽ tiễn tên này về trời.

Thực ra, bản thân kiếp trước của Trực không lạ gì dạng như tên Tấn. Hắn giống như một bộ phân thanh niên trẻ của thời hiện đại, nhà có điều kiện, không lo ăn lo mặc, dáng vẻ cũng coi được nhưng lại cảm thấy bản thân mình bị xã hội đối xứ bất công và xứng đáng có được nhiều hơn thế. Từ đó, bọn chúng bắt đầu tìm cách đăng bài chửi nhà nước và chế độ trong khi bọn chúng là những kẻ được hưởng lợi ích nhiều nhất từ chế độ này. Cái lý do là để thu hút đám phản động ở nước ngoài, vốn chỉ là một bọn làm công.

Trong lịch sử, những tên Việt gian khi Pháp tới lại là những tầng lớp ở địa phương được hưởng nhiều lợi lộc nhiều nhất từ chế độ phong kiến nhà Nguyễn. Tầng lớp vua quan vốn được hưởng lợi nhiều nhất lại là những kẻ bán đứng đất nước thay vì chiến đấu cho đó. Trong khi đó, tầng lớp nông dân bị chế độ nhà Nguyễn bóc lột nhiều nhất lại là những người lao vào mũi súng của giặc.

Lúc này, tiếng nói của viên nội thị kéo Trực là khỏi suy nghĩ và cũng làm không khí tĩnh lặng trở lại:

“Có khí thế lắm. Tôi về tâu lại với đức hoàng thái hậu chuyện hôm nay. Thế nào người cũng khen thưởng. Người thường nói con dân Gò Công nói riêng và Nam Kỳ lục tỉnh nói chung kiên cường lắm, dũng cảm lắm. Tôi rất cảm động”

Sau đó, gã lấy một ly rượu lên:

“Kính mời chư vị’”

“Mời” Mọi người cũng đưa ly rượu lên.

Trực cũng lấy rượu lên. Nhấp gia tùy tục. Hắn uống rượu cũng không ít nên cũng không sợ.