Chương 26: Ngân Tước

Phụng Hoàng sinh được hai con là Khổng Tước và Kim Bằng.

Khổng Tước lại sinh ra ngàn vạn loài chim được suy tôn là Vạn Điểu Chi Mẫu.

Kim Bằng tính tình ngang tàn, sức mạnh vô địch, một ngày nó ăn hết chín con rồng con với một con rồng lớn, loài rồng sợ lắm thấy bóng Kim Bằng ở đâu là lẩn vào núi ngay.

Một hôm loài rồng mới họp lại bàn:

- Loài rồng ta ba năm mới sinh được một con, ba trăm năm mới trưởng thành, vậy mà Kim Bằng kia một ngày đã giết hết chín con rồng nhỏ với một con rồng lớn, cứ như thế này chẳng mấy mà loài rồng diệt vong.

Rồi chúng bàn với nhau đến chỗ Phật Tổ xin giúp đỡ. Phật Tổ loài rồng như vậy đau xót lắm bèn nhận lời cho loài rồng về tây phương ở để ngài che trở.

Kim Bằng biết chuyện bèn bay tới tây phương gặp Phật Tổ, Phật Tổ giảng pháp cho Kim bằng nghe để giải trừ oán nghiệp nó gây ra. Kim Bằng giác ngộ quy y từ ấy không ăn thịt rồng nữa.

Về sau nó sống ở tây phương buồn chán quá mới xin Phật Tổ cho trở về đông phương, Phật Tổ đồng ý lại dặn nó đừng làm việc ác.

Kim Bằng bay về đông phương chu du khắp chốn, một lần bay xuống phía nam nó gặp một con Hỷ Thước màu đỏ như máu thì động lòng phàm, kết nghĩa phu thế, trăm năm sau Hỷ Thước sinh được một quả trứng bằng bạc, trứng ấy nở thành Ngân Tước.

Ngân Tước lúc lớn lên hóa thành thiếu nữ dung nhan tuyệt mỹ khó ai bì kịp.

Ngân Tước sống ở Lập Thạch, ban ngày Ngân Tước là một con chim sẻ có bộ lông màu bạc, đến đêm Ngân Tước hóa thành Mỹ nữ xuống hồ để tắm.

Kiều Công Hãn ở thành Tam Giang nghe người ta đồn có tiên nữ ban đêm xuống hồ tắm thì khoái lắm, muốn đến xem thử.

Đến giờ Tý, trăng lên cao ánh tỏa xuống mờ mờ ảo ảo, giữa lúc ấy có con chim sẻ nhỏ bay tới đậu trên một cành cây.

Con chim ấy nhìn quanh một hồi rồi đột nhiên sà xuống đất hóa thành một thiếu nữ diễm mỹ tuyệt luân toàn thân phát quang chói lòa, tóc nàng bồng bềnh tựa mây óng lên màu bạc, dưới ánh trăng lại càng huyền ảo hơn.

Thiếu nữ đặt đôi cánh bên phiến đã rồi đắm mình vào làn nước trong mát, Kiều Tam Chế trốn sau tảng đá trông thấy thì như người mất hồn tự nhủ:

- Ta mà lấy được nàng làm thiếp thì còn gì bằng.

Nói đoạn Kiều Tam Chế đích thân đi tới chỗ phiến đá cất đôi cánh ấy đi, sau đó gọi bắt thiếu nữ kia đem về làm thiếp.

Thiếu nữ ấy từ ngày bị bắt về thì không nói cũng chẳng cười, lúc nào cũng như tượng gỗ ngồi im một chỗ, có lần định bỏ trốn nhưng bị bắt lại xích chân vào giường không cho đi đâu.

Kiều Tam Chế có được mỹ nhân nhưng không sao có được nụ cười của nàng thì buồn lắm mới cho mời người về diễn tuồng ca múa, nhưng nàng vẫn không nói gì.

Có bận một nhà sư đi hóa duyên ngang qua phủ thì cứ đứng mãi đuổi không chịu đi, quân lính toan đánh thì Kiều Tam Chế đi đâu về bèn hỏi chuyện, quân lính thưa:

- Bẩm, người này đứng ở đây đã mấy canh giờ rồi, chúng thần đuổi cũng không chịu đi sợ là có ác ý.

Kiều Tam Chế lại gần nhà sư thì nhà sư mới nói:

- Tâu Sứ Quân, ngài đương có hạn, nếu không giải sợ năm nay khó qua.

Kiều Tam Chế mới nói:

- Ta binh nhiều tướng mạnh, sức khỏe dồi dào cớ sao nói có hạn.

Nhà sư lại thưa:;

- Gần đây ngài có làm chuyện tày đình, trời đất không dung, bần tăng mới đi qua phủ đã thấy oán khí bốc lên tận mây, phải giải ngay mới được.

Kiều Tam Chế cho lời ấy là nhục mà sai người đem nhà sư hỏa thiêu, lúc trên giàn hỏa thiêu nhà sư mới nói:

- Xin Sứ Quân hãy thả Thần trong phủ ra bằng không có họa diệt tộc.

Kiều Tam Chế không nghe phóng hỏa thiêu chết.

Quả nhiên về sau Đinh Bộ Lĩnh đem quân đánh tới Kiều Công Hãn chống cự không nổi bèn cùng gia quyến bỏ chạy, lúc chạy trên đường bộ tướng có nói:

- Sứ quân, xưa nhà sư có nói hãy thả Thần trong phủ ra có khi nào là nhắc tới phu nhân, nay ta nên thả phu nhân ra bằng không có họa sát thân mất.

Kiều Công Hãn vẫn còn tiếc mỹ nhân nên không chịu thả, nhất định dẫn nàng cùng theo.

Lúc chạy qua đền Gin bị một hào trưởng là Nguyễn Tấn chặn đường chém chết.

Nguyễn Tấn thấy Ngân Tước xinh đẹp vô cùng bèn bắt về hầu hạ đúng lúc ấy gặp bọn Phong Liêm đi qua, thấy cảnh hà hiếp không chịu được Phong Liêm nhao đến phóng thương đâm chết Nguyễn Tấn.

Bộ hạ Nguyễn Tấn trông thấy sợ quá nháo nhác bỏ chạy, Vũ Bình chạy lại đỡ Ngân Tước rồi hỏi:

- Tiểu thư là người chốn nào sao lại bị bọn cường hào hà hiếp.

Ngân Tước lúc ấy mới mở lời:

- Đa tạ các tráng sĩ cứu mệnh, ta vốn thuộc dòng Tiên Điểu trước ở Lập Thạch bị Kiều Sứ quân bắt về làm thiếp nay Kiều Tam Chế bị Đinh Bộ Lĩnh đánh bại phải chạy trốn, nào ngờ qua đây bị người này hại chết, nếu không có các vị e rằng ta lại bị ô nhục lần nữa.

Phong Liêm bèn hỏi:

- Nay không biết Thần tiên đi đâu, nếu cần bọn tôi có thể giúp.

Ngân Tước nói:

- Lúc ta bị bắt làm thiếp có để bộ cánh bạc lại phiến đá, nếu không có đôi cánh ấy thì mãi chỉ ở thân xác này được thôi.

Đã làm việc nghĩa phải làm đến cùng, bốn người lại đưa Ngân Tước quay lại Lập Thạch.

Trên đường đi họ lại gặp truy quân Đinh Bộ Lĩnh cầm đầu, Đinh Bộ Lĩnh trông thấy bọn Phong Liêm thì xuống ngựa hỏi thăm, Phong Liêm thưa:

- Sứ quân không cần đuổi nữa, Kiều Tam Chế bị tên hào trưởng chém chết rồi.

Xong lại kể chuyện đương cùng Ngân Tước về Lập Thạch, Đinh Bộ Lĩnh trông Ngân Tước diễm áp quần phương thì có ý muốn lấy nàng làm thiếp, xong Phong Liêm nói:

- Sứ quân vẫn chưa biết gương Kiều Tam Chế à?

Đinh Bộ Lĩnh giật mình mới thôi ý định ấy, từ biệt rồi đi mất. Ngân Tước lại được bốn người hộ tống về Lập Thạch.

Lúc quay lại đôi cánh không biết đi đâu mất, Ngân Tước buồn lắm. Độn Ngân Tử trông phía xa có ngôi chùa bèn nói:

- Hay Thần tiên lên chùa để an tịnh, khi nào chúng tôi tìm được đôi cánh ấy sẽ đem vật về chủ cũ.

Ngân Tước đành đồng ý, bốn người lại đưa nàng lên ngôi chùa ấy, Trụ trì đương đứng ngoài sân trông ra thấy năm người ai lấy đều mang thần khí biết không phải phàm nhân vội vàng ra đón. Phong Liêm lại nhờ trụ tri chăm sóc Ngân Tước hộ rồi bốn người xuống núi đi tìm đôi cánh cho nàng.