_Dịch Giả: Thế Lữ _

LỜI GIỚI THIỆU

Bên cạnh nỗi ám ảnh về lời nguyền là tham vọng muốn chiếm được vật báu bằng tà thuật với thanh gươm và bàn tay danh vọng chặt từ cái xác một người bị treo cổ, tất cả đã tạo thành một con “quái vật truyền kiếp” bao đời xô đẩy người thuộc dòng họ Hammond phạm vào những tội ác đẫm máu, để sau đó lại sa vào niềm hối hận triền miên đến phải kết liễu đời mình để chuộc lỗi. Bí mật qua từng thế kỷ lại dày đặc thêm ấy chỉ được soi rọi qua ánh sáng của khoa học hình sự và phân tâm học hiện đại, không những đã giải mã được những câu đố bí hiểm xa xưa mà còn mang lại thăng bằng cho tâm hồn con người khi tìm thấy điểm tựa của lương tâm. Chỉ có tình thương mới cứu rỗi được cho con người, phải chăng đó là điều mà nhà văn J.D. Kerruish muốn nói với chúng ta qua tiểu thuyết Con Quỷ Truyền Kiếp .

LỜI ĐẦU SÁCH

Truyền thuyết về ma sói và tín ngưỡng đa thần giáo Bắc Âu, đã được bọn cướp biển Viking, mũ trụ đè lên bím tóc vàng, mang gươm đồng, mang đến nước Anh trên những chiếc tàu buồm đầu mũi khắc hình quái vật từ mấy năm trước công nguyên. Đến xứ sở bị sương mù bao phủ này, nó lại quyện chặt với những ký ức lịch sử thời chiến tranh Hai Hồng và thời Mary Tuder, thiêu sống những kẻ phản đạo trên dàn củi, sau khi nhúng thân thể họ vào thùng hắc in nấu lỏng… Mùi hắc in nấu lỏng không những đã để lại những nhiễm sắc thể trong “gien” di truyền của giòng họ Hammond qua bao thế hệ, mà còn gây những cảm giác và phản xạ về sinh lý cho những người thuộc dòng họ này mãi đến thời đại văn minh của chúng ta ngày nay. Bên cạnh nỗi ám ảnh về lời nguyền là tham vọng muốn chiếm được vật báu tà thuật với thanh gươm và bàn tay danh vọng chặt từ cái xác một người bị treo cổ, tất cả đã tạo thành một con “quái vật truyền kiếp” bao đời xô đẩy người thuộc dòng họ Hammond phạm vào những tội ác đẫm máu, để sau đó lại sa vào niềm hối hận triền miên đến phải kết liễu đời mình để chuộc lỗi. Bí mật qua từng thế kỷ lại dày đặc thêm ấy chỉ được soi rọi qua ánh sáng của khoa học hình sự và phân tâm học hiện đại, không những đã giải mã được những câu đố bí hiểm xa xưa mà còn mang lại thăng bằng cho tâm hồn con người khi tìm thấy điểm tựa của lương tâm. Chỉ có tình thương mới cứu rỗi được cho con người, phải chăng đó là điều mà nhà văn C.Kerruish muốn nói với chúng ta qua tiểu thuyết Con quỷ truyền kiếp.

Để đi vào thế giới nửa hư nửa thực, pha trộn giữa không khí tâm linh và màu sắc khoa học này, may mắn chúng ta có một người dẫn đường thông thạo, đó là dịch giả Thế Lữ, cũng là nhà văn đã sáng tạo nên những tiểu thuyết truyền kỳ – hiện thực Việt Nam như Vàng và máu. Bên đường thiên lôi, Trại Bồ tùng Linh, Tiếng hú hồn của mụ Ké… và là người mở đầu cho thể loại tiểu thuyết trinh thám Việt Nam.

Qua bao nhiêu năm đi “học đạo” với thầy Thế Lữ, có lần tôi đã hỏi ông về ý nghĩa của Con quỷ truyền kiếp, ông nheo mắt cười bảo: “Mỗi tác phẩm bao giờ cũng là một câu đố, chờ đợi những lời giải thông minh”. Thể theo ý nhà văn, muốn bạn đọc tham gia vào trò chơi giải đố, nên tôi không dám dài dòng thêm về nội dung cuốn sách này, và chỉ nguyên một cái tên dịch giả: Thế Lữ, cũng đủ đảm bảo cho giá trị của tác phẩm.

Hoài Anh

Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Con Quỷ Truyền Kiếp!

Xem thêm

Chương mới nhất

Danh sách chương

Cùng tác giả

  • Con Quỷ Truyền Kiếp

    Con Quỷ Truyền Kiếp

    _Dịch Giả: Thế Lữ _ LỜI GIỚI THIỆU Bên cạnh nỗi ám ảnh về lời nguyền là tham vọng muốn chiếm được vật báu bằng tà thuật với thanh gươm và bàn tay danh vọng chặt từ cái xác một người bị treo cổ, tất cả đã tạo thành một con “quái vật truyền kiếp” bao đời xô đẩy người thuộc dòng họ Hammond phạm vào những tội ác đẫm máu, để sau đó lại sa vào niềm hối hận triền miên đến phải kết liễu đời mình để chuộc lỗi. Bí mật qua từng thế kỷ lại dày đặc thêm ấy chỉ được soi rọi qua ánh sáng của khoa học hình sự và phân tâm học hiện đại, không những đã giải mã được những câu đố bí hiểm xa xưa mà còn mang lại thăng bằng cho tâm hồn con người khi tìm thấy điểm tựa của lương tâm. Chỉ có tình thương mới cứu rỗi được cho con người, phải chăng đó là điều mà nhà văn J.D. Kerruish muốn nói với chúng ta qua tiểu thuyết Con Quỷ Truyền Kiếp . LỜI ĐẦU SÁCH Truyền thuyết về ma sói và tín ngưỡng đa thần giáo Bắc Âu, đã được bọn cướp biển Viking, mũ trụ đè lên bím tóc vàng, mang gươm đồng, mang đến nước Anh trên những chiếc tàu buồm đầu mũi khắc hình quái vật từ mấy năm trước công nguyên. Đến xứ sở bị sương mù bao phủ này, nó lại quyện chặt với những ký ức lịch sử thời chiến tranh Hai Hồng và thời Mary Tuder, thiêu sống những kẻ phản đạo trên dàn củi, sau khi nhúng thân thể họ vào thùng hắc in nấu lỏng… Mùi hắc in nấu lỏng không những đã để lại những nhiễm sắc thể trong “gien” di truyền của giòng họ Hammond qua bao thế hệ, mà còn gây những cảm giác và phản xạ về sinh lý cho những người thuộc dòng họ này mãi đến thời đại văn minh của chúng ta ngày nay. Bên cạnh nỗi ám ảnh về lời nguyền là tham vọng muốn chiếm được vật báu tà thuật với thanh gươm và bàn tay danh vọng chặt từ cái xác một người bị treo cổ, tất cả đã tạo thành một con “quái vật truyền kiếp” bao đời xô đẩy người thuộc dòng họ Hammond phạm vào những tội ác đẫm máu, để sau đó lại sa vào niềm hối hận triền miên đến phải kết liễu đời mình để chuộc lỗi. Bí mật qua từng thế kỷ lại dày đặc thêm ấy chỉ được soi rọi qua ánh sáng của khoa học hình sự và phân tâm học hiện đại, không những đã giải mã được những câu đố bí hiểm xa xưa mà còn mang lại thăng bằng cho tâm hồn con người khi tìm thấy điểm tựa của lương tâm. Chỉ có tình thương mới cứu rỗi được cho con người, phải chăng đó là điều mà nhà văn C.Kerruish muốn nói với chúng ta qua tiểu thuyết Con quỷ truyền kiếp. Để đi vào thế giới nửa hư nửa thực, pha trộn giữa không khí tâm linh và màu sắc khoa học này, may mắn chúng ta có một người dẫn đường thông thạo, đó là dịch giả Thế Lữ, cũng là nhà văn đã sáng tạo nên những tiểu thuyết truyền kỳ – hiện thực Việt Nam như Vàng và máu. Bên đường thiên lôi, Trại Bồ tùng Linh, Tiếng hú hồn của mụ Ké… và là người mở đầu cho thể loại tiểu thuyết trinh thám Việt Nam. Qua bao nhiêu năm đi “học đạo” với thầy Thế Lữ, có lần tôi đã hỏi ông về ý nghĩa của Con quỷ truyền kiếp, ông nheo mắt cười bảo: “Mỗi tác phẩm bao giờ cũng là một câu đố, chờ đợi những lời giải thông minh”. Thể theo ý nhà văn, muốn bạn đọc tham gia vào trò chơi giải đố, nên tôi không dám dài dòng thêm về nội dung cuốn sách này, và chỉ nguyên một cái tên dịch giả: Thế Lữ, cũng đủ đảm bảo cho giá trị của tác phẩm. Hoài Anh Chúc bạn có những giây phút vui vẻ khi đọc truyện Con Quỷ Truyền Kiếp!
    33 chương