Trận đánh thảm khốc qua đi, thế nhưng trong lòng mỗi người lính đều có một loại hưng phấn cuồng nhiệt đến khó tả.
Họ đã đánh bại quân Pháp bằng một cuộc tấn công trực diện trên chiến trường, thắng lợi luôn luôn là thứ chiến lợi phẩm cổ vũ tinh thần lớn nhất trong mỗi trận đánh.
Trên chiến trường, giặc Pháp bỏ lại hơn 300 cái xác chết, số còn lại dù thoát khỏi trận chiến cũng hầu hết chịu thương vong hoặc khiếp sợ về mặt tinh thần, nhóm quân của De Vassoigne coi như đã hoàn toàn tàn phế mất sức chiến đấu.
Chính Trần Trung cũng không thể tưởng tượng được rằng quân SS có thể đánh thắng một trận xinh đẹp đến như vậy.
Từ lúc tham chiến đến lúc kết thúc trận đánh chỉ mất không đến nửa canh giờ, thế nhưng gây ra số lượng thương vong cho giặc Pháp bằng tất cả thương vong quân triều đình gây ra cho Pháp từ đầu chiến tranh cộng lại.
Cứ cho như là trận thắng này bằng rất nhiều yếu tố, quả thật là nhiều yếu tố lắm, nếu như không phải quân Pháp đang phân tán khắp nơi trong đại đồn tiêu diệt tàn quân Việt, khiến cho đònn đột kích của Trần Bình đạt mức độ ưu thế cục bộ tuyệt đối trong mỗi trận đánh trên chiến trường, nếu như không phải tàn quân Triều Đình vẫn còn ương nghạnh chiến đấu khắp nơi khiến quân Pháp buộc phải xé lẻ đội hình đi quét sạch, khiến cho đội hình chiến đấu mạnh mẽ của chúng phân tán, thì quân SS dù có chiến thắng cũng phải chịu tổn thất thảm trọng. Nếu như không phải đội quân SS được huấn luyện tinh nhuệ, tinh thần chiến đấu cao, vô cùng dũng cảm, mà được thay thế bằng quân triều đình thì chưa chắc có thể giành được chiến thắng xinh đẹp đến thế.
Trong toàn bộ cuộc chiến, quân SS chịu thương vong không đến 100 người, thế nhưng gây ra cho địch thương vong gấp nhiều lần quân mình, hất chúng về vị trí những bức tường.
Trận đánh này gần như là mở màn chiến thắng, đẩy bánh xe lịch sử của dân tộc đi về một hướng khác.
Tuy rằng ở đại đồn, quân SS đã giành được thắng lợi cực lớn, thế nhưng quân triều đình thì không có được thắng lợi lớn như vậy, mà là một cuộc thảm bại chưa từng có.
Mất đi sự chỉ huy của Tướng Phương, bao nhiêu kế hoạch của quân Việt bỗng chốc hóa tan thành bọt nước, cuộc rút lui biến thành cuộc tháo chạy toán loạn, bị quân Pháp liên tục truy đuổi phía sau bắn giết, quân triều đình thậm chí không thể tổ chức một đội quân chặn hậu hữu hiệu nào nhằm chặn thế tấn công của giặc, liên tục những đội quân phía sau bị Pháp đánh tan,
Thế giặc quá lớn, quân triều đình rút về đến đồn Thuận Kiều vẫn chưa hết hoàn hồn, toàn quân rệu rã.
Charner đang trực tiếp chỉ huy chủ lực quân, một mực đuổi giết quân triều đình. Bất chợt có lính thám báo điên cuồng chạy theo, báo tin rằng một nhóm quân Việt thần bí, vô cùng tinh nhuệ tổ chức phản công, chiếm lại hầu hết các vị trí chiến lược trong đại đồn khiến Charner vô cùng khiếp sợ.
Đại đồn bị chiếm lại, ôi chúa ơi, Charner nghe tin mà cảm giác không rét mà run, hắn cảm giác toàn bộ cuộc chiến này như một hồi âm mưu cực lớn đang chụp lên đầu đoàn quân Viễn chinh của Pháp.
Thật sự tin tức này vô cùng đáng sợ, xét về tổng thể chiến lược, đại đồn bị chiếm lại đồng nghĩa với việc quân Pháp bị cắt rời ra từng bộ phận. Charner vô cùng hối hận về việc chia quân như vậy,
Hiện quân Pháp đang phân tán thành 3 bộ phận, chủ lực tấn công, đang quần nhau với chủ lực quân triều đình là nhóm thứ nhất, kế đến là nhóm quân của De Vassoigne chỉ huy đang tiêu diệt tàn quân còn kháng cự trong đại đồn, nhóm cuối cùng là hậu quân, với lương thực, vũ khí, và hầu hết những khẩu đại bác hạng nặng quý giá.
Việc quân De Vassoigne bị đánh bại, đồng nghĩa với việc đội quân chủ lực tấn công đang bị tách rời khỏi hậu phương của chính mình.
Đó chưa phải điều đáng sợ nhất, nếu như hiện tại quân triều đình phản công vỗ mặt, đội quân thần bí tinh nhuệ trong đại đồn kia phản công đánh tạt sườn, quân Pháp vốn truy kích quán nhanh, không thể mang theo đại bác, khuyết thiếu hỏa lực, thêm nữa vốn dĩ Pháp quân đang phân tán khắp nơi truy kích quân Việt không thể hình thành được một đội hình chiến đấu chặt chẽ, rất có thể sẽ bị đánh tan, và tiêu diệt, như vậy công sức của mấy năm nay, cùng với chiến lược thuộc địa của quân Pháp tại vùng viễn đông này sẽ hoàn toàn bị phá sản.
Chiến tranh là vậy, hình thế chiến lược của đôi bên, thay đổi liên tục, có thể vừa mới đây thôi, họ vẫn còn là đội quân giành ưu thế trên chiến trường, bày ra truy kích chém giết địch nhân, thế nhưng ai có thể chắc chắn rằng, sau một phút họ sẽ thành con mồi bị địch nhân sẻ thịt đâu.
Lập tức, Charner ra lệnh thổi kèn thu quân, lập trận địa ngay tại chỗ, đề phòng quân triều đình phản công,
Charner có lí do hoảng sợ của chính mình, thế nhưng chiến trường hoàn toàn không như Charner nghĩ, quân Việt không hề tổ chức lại quân đội phản công, thậm chí hoảng loạn tan tác còn không có dấu hiệu giảm bớt khiến hắn vô cùng khó hiểu. hắn thầm nghĩ, âm mưu các ngươi ta đã phát hiện rồi, có nhất thiết phải diễn sâu như vậy nữa không. Còn diễn nữa thì các người thật sự hơn cả William Shakespeare. Viết về romeo và Juliet mất rồi.
Nếu như quan quân triều đình mà biết về những suy nghĩ của Charner lúc này thì thậm chí sẽ có nguy cơ tự sát mất.
Thực tình thì lúc này quân Việt đã tan tác và mất khống chế, từ lúc rút lui đến hiện tại là bỏ chạy tán loạn, binh sĩ thất lạc khắp nơi, về đến đồn Thuận kiều sau khi kiểm kê quân số còn không tới 8000 người khiến cho Nguyễn Duy khóc không ra nước mắt, mấy mươi ngàn quân đội bị đánh cho tan rã, còn mấy ngàn người như vậy liệu có thể thủ vững trước cuộc tấn công sắp tới của giặc Pháp hay không quả thật rất khó nói, nhìn đội quân xộc xệch này sợ rằng khó lòng mà giữ nổi đồn Thuận Kiều. Đây là kho lương lớn nhất của quân ta, nếu mất nơi đây coi như tổng thế chiến lược của tướng Nguyễn Tri Phương coi như hoàn toàn thất bại.
Bất ngờ lúc này một lính truyền tin chạy vào báo.
Phản ứng đầu tiên của Nguyễn Duy khi nghe tin rằng nhóm tàn quân trong đại đồn đã đánh thắng trận quân Pháp là không tin, đồng dạng Tôn Thất Hiệp, Nguyễn Lâm và các quan quân triều đình suy nghĩ sâu xa hơn thì tin rằng đây là cái bẫy của quân Pháp.
Khi nghe đến việc Trần Trung thỉnh cầu quân triều đình ra phối hợp, tổng phản công thì Tôn Thất Hiệp nổi giận đùng đùng, ra lệnh giam tên lính đó lại với tội danh, phản quân. Cái gì vậy má, Trần Trung là thằng nào, đội quân trong đồn phản công kia là đội quân nào, đùa nhau chắc, mấy chục ngàn người đánh ác liệt không giữ nổi Đại Đồn, mấy trăm người bộ hạ của Nguyễn Duy lại có khả năng giành lại đại đồn được chắc.
Nguyễn Duy cũng bán tín bán nghi, quả thật hắn rất ít khi hỏi đến đội quân này, khi đại chiến nổ ra thậm chí có lệnh cho đội quân này rút về phía sau, hắn không muốn người của mình bị thiệt hại.
Đến giờ hắn vẫn nghi vấn về sức mạnh của đội quân này, thêm nữa Trần Trung, có nghe qua, hình như là tướng dưới trướng vị Quận Công kia, tại sao lại nắm giữ quân bản bộ của mình, tại sao lại chỉ huy quân đội được cơ chứ, trăm ngàn mối không có lời giải đáp.
Phản ứng của quan quân cũng không có gì là kì lạ cả, trong khi mấy chục ngàn người bị đánh cho tan rã bỏ chạy như chó nhà có tang khắp nơi, thì mấy trăm quân lại tuyên bố rằng mình đã đánh bại quân giặc chiếm lại đại đồn, càng khoa trương hơn khi đội quân này còn kêu gọi quan quân ra khỏi thành phản công, nhất cử tiêu diệt hết quân Pháp.
Á đù, gặp quỷ đi thôi, coi toàn bộ quan quân triều đình ở đây đều là lũ ngốc hết hay sao mà tin vào cái mưu kế sơ đẳng đấy.
Gặp quân Triều Đình không hề nghe lời thỉnh cầu xuất binh đánh giặc, Trần Trung quả thật bất đắc dĩ, quan quân vô năng đến thế là cùng, không dám chiến thì cũng thôi đi, thế nhưng không hề phái thám báo đi xem xét tình hình chiến cuộc thì cũng đến ạ bọn họ.
Liên tục, liên tục Trần Trung gửi người đến, van nài Nguyễn Duy mang quân ra khỏi thành cùng nhau đẩy lùi quân Pháp, thế nhưng không có hồi âm, thất vọng cực điểm khiến hắn ra lệnh từ bỏ tấn công quân Pháp, co rút về phía sau đại đồn thậm chí co rút, bỏ phần lớn đại đồn, chỉ giữ các vị trí trọng yếu phía sau, đồng thời ra lệnh cất giữ kho vũ khí mấy vạn cân hỏa dược, và vũ khí lương thực, chuẩn bị cố thủ lâu dài trong đại đồn, chờ Hồng Đĩnh.
Có thể nói, quan quân triều đình đã đánh mất hoàn toàn cơ hội cuối cùng lấy được chiến thắng trong trận quyết chiến này. Chỉ cần bày ra tư thế tổ chức phản công thôi, cũng có thể khiến quân Pháp run sợ, cảm giác như bị mắc mưu quân ta, lực lượng của chúng không nhiều, không có can đảm chiến đấu một trận quyết chiến khi chúng không nắm chắc, và rất có thể khiến chúng rút lui về Gia Định, và ta sẽ thắng.
Ngay lúc này, toàn bộ chiến trường bắt đầu yên tĩnh lại, một sự yên tĩnh chết choc tạm thời , chờ đợi nó là càng nhiều máu hơn sẽ phải đổ xuống mảnh đất này.
Quân Triều đình bắt đầu thu nạp tàn quân, dồn sức thủ Đồn Thuận Kiều, Quân Pháp thì dần dần lập lại đội hình, từ các chiến hạm trên sông, người Pháp bắt đầu tăng cường lực lượng bộ binh cùng pháo binh, chuẩn bị một trận quyết chiến với quân Việt phản công bất cứ lúc nào.
Ở bên phía đại đồn, Trần Trung hiện đang là tổng chỉ huy các lực lượng quân việt ở đó, cứ việc Trần Trung không hề có bất kì quan hàm hay phẩm cấp gì, thế nhưng hắn nắm trong tay đội quân SS thiện chiến, đánh cho quân Pháp run sợ, thì tất cả mọi người đều không ai phản đối.
Hiện trong đại đồn có tổng cộng hơn 2000 quân, trong đó có khoảng 400 quân SS, ước chừng 1500 quân đồn điền của Trương Định, và vài trăm quân triều đình cùng dân quân.
Sau khi thỉnh cầu tốc chiến không được, Trần Trung lập tức thay đổi chiến lược kế hoạch, lệnh cho toàn bộ mọi người đào hầm, giấu vũ khí, đạn dược cùng lương thực để tránh bị pháo binh địch phá hoại, dự trữ cho mùa mưa sắp tới.
Thêm nữa, bắt đầu cải tạo đại đồn, những bức chiến lũy vốn không cao lắm bị phạt bớt đi, từ khắp nơi hệ thống giao thông hào được xây dựng, sẵn sàng chuẩn bị cho các cuộc tấn công của Pháp bất cứ lúc nào.
Lúc này người Pháp chiếm được phần phía đông và một phần phía tây nam đại đồn, nhìn từ phía trên cao, giống như một hình chữ nhật bị cắt chéo, mỗi người chiếm một nửa,
Đang chỉ huy quân đội Charner bắt đầu gặp tình thế vô cùng lưỡng lan, quân Pháp bị chia cắt, đa số lực lượng pháo binh chủ lực bị cắt đứt, tuy dựa vào đường thủy có thể tiếp viện thêm quân và đại bác, nâng tổng số quân đội nhóm quân này lên xấp xỉ 3000 người, đội hình cũng dần được ổn định lại, thế nhưng Charner hiện tại đối mặt với 2 lựa chọn khó khăn,
Hoặc là tập trung toàn lực đánh đồn Thuận Kiều, nơi tập trung chủ lực quân Việt, sau đó sẽ quay về giải quyết đồn Chí Hòa với đội quân thần bí kia, rồi đối mặt với nguy cơ bất cứ lúc nào cũng bị tập kích từ bên sườn( điều sẽ không bao giờ xảy ra, do Trần Trung đã thay đổi sang sách lược phòng thủ)
Hoặc bỏ qua đồn Thuận Kiều tập trung đánh đại đồn Chí Hòa, giải quyết đội quân thần bí kia, đả thông con đường liên lạc giữa các cánh quân. Giải quyết mối nguy hiểm bị tập kích từ bên sườn, thế nhưng lại để cho quân Triều Đình ở Thuận Kiều có nguy cơ thở dốc, ổn định quân đội và bất cứ lúc nào cũng có thể tổng phản công.
Sau một đêm suy nghĩ Charner quyết định chọn đánh đồn Thuận Kiều giải quyết tận gốc quân đội triều đình.
Chiến lược này là một cuộc phiêu lưu có tính toán cẩn thận cùng với tổng hợp tình báo của quân Pháp, thực sự thì xét về mặt quan chỉ huy quân Pháp vượt mặt quân Nguyễn quá nhiều,
Charner tính toán rất chuẩn, quân triều đình ở Thuận Kiều tuy vẫn còn rất đông, thế nhưng tinh thần và sĩ khí thì suy giảm, thất bại khiến quan tướng tan rã ý chí chiến đấu, đồn Thuận Kiều không được như đồn Chí Hòa, bất kể có cố gắng như thế nào thì nơi đây cũng chỉ là một đồn lớn chứa lương thực, quân nhu mà thôi, quân triều đình về đây thu nạp đa số là tàn quân, thậm chí một số còn quăng mất vũ khí, vạn người tụ tập trong cái đồn bé tẹo như vậy, thì sức phòng thủ thật sự chẳng có gì đáng nói.
Ngược lại quân Pháp khí thế đang lên, mặc dù quân ở đại đồn chí Hòa bị đánh bại, thế nhưng tin này vẫn được giấu kín, khuyết thiếu đại bác đã được bổ sung bằng đại bác trên các chiến hạm. quân số thì được bổ sung bằng lính thủy đánh bộ trên các tàu chiến, có thể nói tuy rằng quân đội bị cắt đứt ra mấy bộ phận thế nhưng quân Pháp vẫn không hề nao lúng,
Thêm nữa, Charner đã đoán đúng được một điều, đội quân thần bí kia tuy rằng mạnh mẽ tinh nhuệ, thế nhưng quân số không nhiều, sau chiến thắng vừa rồi chắc chắn có thương vong, họ cần thời gian ổn định tình hình, có chăng chỉ là các cuộc tập kích quấy rối quân Pháp,
Đoán thấu được hầu hết tình hình chiến trường, sáng 26 quân Pháp tấn công đồn Thuận Kiều.
Không ai biết rằng, lịch sử đã thay đổi. theo lịch sử quân Pháp sẽ san phẳng đại đồn Chí Hòa Trước, đến ngày 28 mới bắt đầu đánh đồn Thuận Kiều, thế nhưng sự xuất hiện của Hồng Đĩnh khiến cho sức kháng cự của quân Việt tăng thêm, buộc Pháp phải thay đổi chiến cuộc.