“Con chào cô Út, em chào anh.” Người chào hỏi đầu tiên chính là chị Hai đã rất quen thuộc với nhà cô Út, sau đó là Tô San: “Con chào cô Út, chào anh Cả.”
Tô Cẩn Du mới 7 tuổi, không thể chào hỏi thoải mái hào phóng như vậy, anh lùi lại một bước, nấp sau chị Hai, đôi mắt tròn xoe nhìn gương mặt thanh tú của cô Út. Cô ấy mặc một chiếc váy dài màu xanh nước biển, trên chân đi một đôi giày xăng đan màu trắng, nếu là 1 tháng trước, Tô Cẩn Du sẽ cảm thấy bộ quần áo như vậy rất quê mùa, nhưng bây giờ lại cảm thấy thời thượng hợp mốt nhất.
Ôi, giá mà anh xuyên thành con trai của cô Út thì tốt rồi.
“Đứa bé này, con trốn cái gì, lúc Tết còn ôm cô Út không chịu buông tay, con đã quên rồi à?” Cô Út cười, bế Tô Cẩn Du lên: “Béo lên rồi, mẹ con mỗi ngày cho con ăn gì thế?”
Bắp luộc, bánh bao bột bắp, mì sợi làm từ bột bắp…
Nguyện vọng duy nhất của Tô Cẩn Du khi đi lên Huyện chính là không phải ăn bắp nữa.
Lý Ứng Hiếu nhéo đôi má bánh bao của Tô Cẩn Du: “Ở nhà ấy nhịn đói vài ngày được không, sao em béo chưa kìa?”
Tô Cẩn Du che mặt lại: “Không chịu.”
Bộ dáng nhỏ đáng yêu làm Lý Ứng Hiếu muốn trêu chọc thêm, nhưng bây giờ không phải lúc đùa giỡn, anh ấy vươn tay cầm lấy hành lý trong tay của hai cô em gái: “Đi thôi, chúng ta về nhà trước đã.”
Ánh mắt Tô Cẩn Du sáng lên, vừa nhìn đã biết cô Út biết dạy con, từ phong thái lịch thiệp của Lý Ứng Hiếu là có thể nhìn ra. Nếu anh nghĩ cách ở lại nhà cô Út một thời gian, có lẽ sẽ giải thích được sự thay đổi của anh. Anh đúng là thông minh mà
Nhà của cô Út có 3 phòng ngủ và 1 phòng khách, nội thất trang hoàng lộng lẫy, trong phòng không có một hạt bụi. Tô Cẩn Du rất tò mò, không biết chú Út chức vụ là gì, trong tiểu thuyết chỉ nói là làm cán bộ trên Huyện, mà trong trí nhớ của Tô Cẩn Du hoàn toàn không có.
“Cô Út, An Nhiên không ở nhà ạ?” Lý An Nhiên không có ở nhà, Nhị Ni rất vui vẻ.
“À, con bé đến Cung Thiếu Niên học múa, giữa trưa anh phải đi đón nó.” Lý Ứng Hiếu cầm mấy cái ly, rót nước cho các em và mẹ của mình.
Tô Cẩn Du cầm ly uống một ngụm nước to, ngồi xe ngựa lâu như vậy, cũng khát đến khô cả họng.
“Anh, em có thể đi đón An Nhiên cùng với anh không.” Tô San đột nhiên cất lời.
Cung Thiếu Niên cách ngôi nhà bỏ hoang kia rất gần, chỉ cách một con phố, Tô San cảm thấy đây là cơ hội, chỉ cần cô ta lấy được 2 vạn đồng thì cuộc sống sau này của cô ta sẽ tốt hơn.
“Đi đi, Cẩn Du và Nhị Ni cũng đi luôn, Cô Út dẫn mấy đứa đi dạo.” Cô Út rất dịu dàng, khi cười rộ lên cho người ta cảm giác như tắm trong gió xuân, rất thoải mái
Giữa trưa, cô Út dẫn theo 4 đứa nhỏ đi Cung Thiếu Niên, An Nhiên chưa tan học, đang ở trong phòng uốn chân, chị ấy mặc quần áo bó sát người, tóc dài buộc đuôi ngựa, khuôn mặt trắng trẻo mềm mại, mắt không to, mũi hơi thấp, hơi giống chú Út.
Lý An Nhiên nhìn thấy đám người Tô Cẩn Du ở ngoài cửa, miệng lập tức chu lên, đầu quay sang một bên.
Tô Cẩn Du bị ghét bỏ nên rất lúng túng. Đương nhiên, không chỉ mỗi anh mất tự nhiên.
“Một lát nữa An Nhiên mới tan học, cô đưa các con đi tham quan Cung Thiếu Niên.” Cô Út rất bất lực đối với cô con gái này, luôn được nuông chiều, nên tích cách mới thành ra vậy.
“Cô út, con đau bụng, con muốn đi vệ sinh.” Tô San ôm bụng, làm ra vẻ rất đau.
“Cô đưa con đi.”
“Không cần đâu ạ, lúc mới tới con đã nhìn thấy nhà vệ sinh, con đi 1 mình được rồi ạ.” Nói xong Tô San chạy ra ngoài, bộ dáng không lễ phép của cô ta khiến cho cô Út cau mày.
Bây giờ Tô San không để ý nhiều như vậy, hũ vàng đầu tiên trong cuộc đời cô ta đang ở ngay trước mắt.
Lúc đi ngang qua phòng vẽ tranh Tô Cẩn Du dừng bước, nhón chân nhìn vào bên trong.
Là mấy thiếu niên 13-14 tuổi, đang học phác hoạ, đang vẽ tượng chủ tịch Mao.
“Cẩn Du nhìn gì vậy?” Cô Út bế anh lên để anh nhìn rõ hơn.
“Con cũng muốn vẽ.” Vẽ tranh đòi hỏi phải chăm chỉ luyện tập, từ khi xuyên qua đến bây giờ Tô Cẩn Du chưa được chạm vào bút vẽ, giờ phút này có chút ngứa tay.
“Cẩn Du cũng muốn vẽ tranh à, vậy lát nữa cô Út mua cho con một quyển sách vẽ, được không?”
Làm trẻ con muốn gì được đó, Tô Cẩn Du chỉ vào bàn vẽ và bắt đầu khóc nháo lên: “Con muốn ngồi ở đằng kia vẽ cơ! Hu hu hu! Con không chịu!”
“Cẩn Du, nghe lời, không được khóc.” Nhị Ni không nói được Tô Cẩn Du, phải nói không ai có thể ngăn cản được Tô Cẩn Du.
Đứa cháu muốn gì được nấy, tưởng nó đã lớn hơn nên nghe lời, không nghĩ tới vẫn là như vậy. Cũng không thể để cậu bé khóc mãi, cô Út thở dài: “Được được được, không khóc nữa, cô đi hỏi giáo viên một chút, xem có thể cho Cẩn Du dùng bàn vẽ được hay không.”
Khi rảnh rỗi cô Út sẽ dẫn theo hai đứa nhỏ đến Cung Thiếu Niên chơi, giáo viên ở đây cô hầu hết đều quen biết, nói chuyện với giáo viên vài câu, giáo viên đã đồng ý.
“Trẻ con, chưa vẽ bao giờ, hễ thấy cái mới mẻ thì sẽ đòi cho bằng được, cho cậu bé vẽ một bức, một lát nó sẽ hết hứng thú.”
Cô giáo cũng hiểu: “Không sao, bên kia có bàn vẽ trống, để cho cậu bé chơi đi.”
Tô Cẩn Du như ý ngồi ở bàn vẽ, các học sinh trong lớp đều cảm thấy khó hiểu đối với sự xuất hiện của củ cải nhỏ này.
Tô Cẩn Du cầm lấy một cây bút chì, những ngón tay nhỏ bụ bẫm nắm lấy.
Anh phải vẽ gì để bộc lộ tài năng một cách tự nhiên đây?
Anh vẽ một cái cây, chỉ vài nét bút, đa tạo ra hình dáng cơ bản của nó, sau đó liền ném bút chì sang một bên, cầm lấy bút màu nhìn nhìn, dùng màu xanh lá cây và màu nâu để tô. Anh tô rất vụng về, thậm chí tô ra bên ngoài, sau đó anh lại dùng màu xám vẽ một tảng đá to ở gốc cây.
“Vẽ giỏi quá.” Giáo viên khen thật lòng, đối với một đứa trẻ chưa vẽ lần nào, thì rất xuất sắc.
Cô Út rất ngạc nhiên khi Tô Cẩn Du có thể vẽ ra một cái cây hoàn chỉnh, cái cây này cô ấy nhận ra, nó ở trước cửa thôn, dưới gốc cây quả thật có một tảng đá.
“Cẩn Du, vẽ thêm một bức nữa đi, con nhớ cái gì thì vẽ cái đó.” Cô Út rất vui mừng, giáo viên không biết nhưng cô Út biết, Tô Cẩn Du chưa từng cầm bút huống chi là vẽ tranh, nhìn tư thế cầm bút của cậu bé liền biết.
Lần đầu tiên cầm bút có thể vẽ những nét thẳng tắp, thậm chí còn có thể vẽ ra nhánh cây, cô Út cảm thấy cháu trai có thể là một thiên tài hội họa, bồi dưỡng tốt có thể trở thành một họa sĩ thiên tài trong tương lai.
Cô Út bắt đầu suy xét có nên giữ cháu trai ở bên mình để dạy dỗ không, chuyện giống như Thương Trọng Vĩnh* ở thời đại này xảy ra khá nhiều.
(*) Thương Trọng Vĩnh: 1 tác phẩm của Vương An Thạch, 1 chính trị gia, nhà văn thế kỷ 11. Bài văn này được dùng để động viên khuyến khích mọi người học tập chăm chỉ, cho đến nay vẫn là bài kinh điển trong sách giáo khoa trung học Trung Quốc.
Bức tranh thứ hai của Tô Cẩn Du càng làm ý định của cô Út chắc chắn thêm.
Tô Cẩn Du vẽ cô Út, tóc đen dài tới eo, váy dài màu xanh lam, tuy rằng chưa vẽ khuôn mặt, nhưng có thể nhận ra đây là cô Út.
“Mẹ, Cẩn Du vẽ mẹ phải không.” Lý Ứng Hiếu cũng cảm thấy thần kỳ, lúc cậu ta vẽ người, luôn vẽ đầu rất nhỏ, cổ rất to, nhưng Tô Cẩn Du vẽ trông rất cân xứng.