Chương 1: Chap 1 - Nguyễn Hạo Anh

Trái Đất năm 2200, nhân vật chính của chúng ta Nguyễn Hạo Anh và cậu chỉ mới 13 tuổi, nhưng vì hoàn cảnh gia đình đã khiến cậu trưởng thành trước tuổi.

Nhà thì nghèo khó, cha lại mất sớm trong lúc làm việc ở công trường, mẹ cậu cũng phải vay mượn khắp nơi để có tiền làm đám tang cho cha.

Ở cái độ tuổi mà những đứa trẻ khác được học tập, chơi đùa ở trường học, thì cậu phải làm bốc vác cho một tiệm bán gạo gần nhà.

Một đứa trẻ 13 tuổi thì ai mà dám mượn, bà chủ tiệm gạo thì cũng không muốn mượn cậu làm, vì thân hình bé nhỏ đó làm sao vác nổi một bao gạo, mượn như thế vừa lãng phí tiền vừa mang tiếng xấu.

Nhưng vì thương cho hoàn cảnh gia đình của cậu, nên bà mới nhận cậu vào làm coi như làm việc thiện, cũng vì một phần bà chủ thương cậu còn nhỏ nhưng đã biết phụ giúp cho mẹ mình.

Cứ như thế, sáng thì Hạo Anh đi làm, tối 8h mới lon ton chạy về nhà với bộ đồ lấm lem, mặc dù trưởng thành trước tuổi, nhưng tính tình trẻ con thì vẫn còn sót lại trong tâm hồn của cậu.

Hạo Anh bước vào nhà với gương mặt cười ngây ngô : “Mẹ, con về rồi.”

Từ trong nhà đi ra một người phụ nữ trung niên khoảng 35 tuổi, dù ở tuổi trung niên những trên khuôn mặt của bà đã có những vết tích của sự lão hóa.

Do áp lực về tiền bạc, về cuộc sống nên bà già yếu đi rất nhanh, bà xoa xoa khuôn mặt non nớt của đứa con mình, miệng thì nở một nụ cười hiền hòa, nhưng trong lòng ta thì rất đau xót.

Mẹ của Hạo Anh cảm thấy bản thân không làm tròn trách nhiệm của một người mẹ, dù bà biết hoàn cảnh nhà mình không thể làm gì hơn, nhưng mặc cảm bà luôn cảm thấy mình có lỗi với đứa con trai này.

Hạo Anh là một đứa trẻ thông minh, nhìn vào hành động của mẹ mình thì cậu biết bà đang buồn, cậu không an ủi, cậu biết nếu mình làm như vậy sẽ khiến mẹ mình khóc.

Hạo Anh đi vào và nói : “Con đi tắm cái đã, sáng giờ mồ hôi làm con ngứa ngáy không chịu được, nhà còn cơm không mẹ?.”

Mẹ của Hạo Anh mới lau đi những giọt nước mắt đang đọng ở mí mắt như bất cứ lúc nào cũng sẽ rơi xuống được, mẹ nói : “Còn, mẹ đợi con về mới ăn, để mẹ đi hâm nóng lại.”

Hạo Anh cười : “Dạ, vậy con đi tắm đây.”

Nhìn theo Hạo Anh, mẹ vừa hạnh phúc vừa buồn, hạnh phúc là vì chồng đã mất nhưng anh ấy để lại cho mình một đứa con trai ngoan như vậy.

Buồn là vì bản thân không lo được cho đứa con của mình như bao đứa trẻ khác, Mẹ biết dù Hạo Anh không nói ra, nhưng bà vẫn biết con của mình ước mơ đi cấp sách đến trường với bạn bè.

Khi nghe những đứa trẻ gần nhà chê con mình nghèo, không muốn chơi chung, mẹ của Hạo Anh buồn lắm, đôi lúc mẹ muốn tự tử chết đi để con mình khỏi phải gánh vác áp lực của một người đàn ông trưởng thành.

Những khi như thế thì Mẹ của Hạo Anh luôn tỉnh táo mà không làm bậy, vì Mẹ cậu biết bản thân cậu đã mồ côi cha rồi, nếu bây giờ mẹ cũng mất đi thì Hạo Anh sẽ ra sao.

Từ lúc nghe tin cha cậu mất do sự cố ở công trường thì mẹ cũng đổ bệnh, từ đó sức khỏe của bà cũng ngày càng sa sút, do đó nên cậu mới không cho mẹ đi làm thuê làm mướn nữa mà tự thân đi kiếm tiền.

Dù số tiền cậu kiếm không được bao nhiêu, nó cũng đủ lo cho mẹ và cậu, bữa ăn thì hôm ăn rau, bữa nào bà chủ thương tình mà trả thêm tiền thì cậu mua thịt về để hai mẹ con ăn.

Cuộc sống khó khăn, nhưng có những người tốt bụng giúp đỡ mẹ con cậu như bà chủ tiệm gạo, khiến Hạo Anh vẫn còn cảm nhận được cuộc sống vui tươi, chỉ là đôi chút mệt mỏi khi làm việc mà thôi.

Cứ thế ngày tháng trôi qua, chớp mắt đã 3 năm qua đi, Hạo Anh bây giờ không còn là đứa trẻ hồn nhiên năm đó, bây giờ cậu đã trưởng thành hơn, chín chắn hơn xưa rất nhiều.

Cậu đang vác gạo thì có một người hàng xóm chạy lại với vẻ mặt hoảng hốt nói : “Hạo Anh, con về nhà liền đi, mẹ con có chuyện không hay rồi.”

Hạo Anh nghe tin mẹ mình có chuyện thì liền ném bao gạo xuống đất, chạy một mạch thật nhanh về nhà, cậu rất lo lắng và sợ hãi, mẹ là người thân duy nhất trên đời của cậu, nếu mẹ có chuyện gì thì cậu biết làm sao.

Bà chủ tiệm gạo đang ở trong nhà tính sổ sách thì nghe người hàng xóm nói loáng thoáng nên đi ra xem thế nào, khi đi ra thì đã không thấy bóng dáng của Hạo Anh đâu.

Bà chủ thắc mắc hỏi : “Ủa...có chuyện gì vậy Ông Tư.”

Ông Tư lắc đầu thở dài : “Tôi với mấy người kia đang ngồi uống cafe ở quán bà Hằng, nghe tiếng động mạnh ở từ trong nhà của nó phát ra, nên chạy qua coi thử thì thấy mẹ nó nằm bất động dưới sàn.”

Bà chủ ngạc nhiên hỏi : “Vậy có sao không?.”

Ông Tư lắc đầu : “Tôi cũng không biết, mấy bà kia đang chăm sóc ở bển, còn tôi thì chạy qua đây báo tin cho thằng nhỏ về coi sao.”

Bà chủ nghe vậy thì cũng gật đầu rồi nói : “Vậy ông đợi tôi chút, tôi vào cất sổ sách rồi tôi với ông đi qua bển.”

Ông Tư gật đầu : “Ừ lẹ lẹ đi.”

Bà chủ mới chạy vào trong dọn dẹp cái đống sổ sách tiền bạc của mình đi, rồi chạy qua nhà Hạo Anh để coi sao, một phần là vì quan tâm đến mẹ của Hạo Anh, một phần cũng là bản tính của mấy người phụ nữ hơi nhiều chuyện tí xíu.

Hạo Anh chạy về tới nhà thì thấy mấy bà hàng xóm đang thoa dầu cho mẹ cậu, mấy bà hàng xóm thấy Hạo Anh về thì cũng hơi né né ra cho cậu vào.

Hạo Anh mới ngồi xuống bên cạnh hỏi : “Mẹ có sao không, sao lại té nằm đây.”

Mẹ của Hạo Anh mới nói lại, mà bà nói rất khó khăn như còn đang mệt trong người : “Mẹ không sao, chắc do mẹ hoa mắt nên đi đứng không cẩn thận.”

Hạo Anh cũng không hỏi thêm gì, vì cậu biết có hỏi thì mẹ cũng không nói ra sự thật khiến cậu lo lắng thêm, cậu dìu mẹ lên giường rồi đắp chăn kỹ càng cho bà.

Hạo Anh mới cảm ơn mấy bà dì hàng xóm đã giúp đỡ, dù sao nếu không có họ báo tin thì không biết mẹ cậu có xảy ra điều gì tồi tệ hơn không, cũng như nhờ có họ mà nếu cậu đi làm thì lỡ mẹ xảy ra chuyện gì họ cũng qua giúp đỡ.

Tình làng nghĩa xóm mà, có thể họ hơi nhiều chuyện, nhưng họ vẫn tốt bụng chứ không có xấu tính, trước khi họ về thì người này người kia cũng góp lại chút ít đưa cho cậu để lo cho mẹ.

Mà Hạo Anh thì đâu có lấy, cứ từ chối mãi thì vẫn phải lấy vì họ nói nếu mà không lấy thì sao này mẹ cậu có chuyện gì họ không quan tâm tới nữa.

Hạo Anh biết họ chỉ nói như vậy để ép cậu nhận tiền mà thôi, nên cậu đành phải nhận lấy số tiền này, dù nó không nhiều, nhưng đây là tấm lòng của mọi người dành cho mẹ con cậu.

Hạo Anh tính quay đầu về chỗ làm để xin nghỉ một vài hôm để ở nhà lo cho mẹ mình, nhưng khi vừa đi ra khỏi nhà thì thấy bóng dáng của Bà Chủ tiệm gạo đi tới.

Bà Chủ hỏi : “Mẹ con sao rồi, có bị gì không.”

Hạo Anh đáp : “Dạ mẹ con không sao, chỉ là không cẩn thận nên ngã thôi ạ.”

Hạo Anh mới nói tiếp : “Con tính qua xin dì cho con nghỉ vài hôm để lo cho mẹ con khỏe lại chút, chứ giờ mẹ mới bị như vậy cũng đi làm cũng không yên tâm.”

Bà Chủ thì đâu phải người khó khăn gì, bà cũng là một người tốt bụng, việc Hạo Anh làm việc cho bà cũng là bà muốn tạo cơ hội cho cậu kiếm tiền nuôi mẹ mình mà thôi, nên việc Hạo Anh có đi làm hay không cũng không ảnh hưởng để công việc.

Bà Chủ gật đầu : “Không sao, con cứ ở nhà chăm sóc cho mẹ mình đi, khi nào đi làm lại cũng được, dì không có đuổi con đâu.”

Hạo Anh vui vẻ : “Cảm ơn dì.”

Bà Chủ móc trong túi xách ra một cái ví nhỏ, lấy trong đó ra hai triệu đưa vào tay Hạo Anh và nói : “Giờ mẹ con vậy, thôi thì dì cho con lãnh lương trước để có tiền mua thuốc thang cho mẹ con.”

Hạo Anh nhận lấy, vì đây là tiền công sức mình làm ra thì cậu không ngại nhận, dù cho nó không đúng với những gì cậu đã làm, nhưng cậu suy nghĩ bây giờ mình lấy trước thì mai mốt mình nỗ lực làm việc để bù đắp lại.