“ Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công.”
Người ta thường dùng câu nói trên để an ủi những người vừa mới tạch đại học, còn đối với Hải “Dớ” mười hai năm học kết thúc, chữ nghĩa trả lại cho thầy cô, làm bữa liên hoan rồi huynh đệ ai đi đường nấy, hẹn đến cuối năm có “alo” thì “ok” tụ họp một bữa. Nhà của gã thuộc dạng bình thường, ba đời làm nông đến đời ba má của hắn thì có mở một sạp bán thức ăn ngoài chợ. Ông bà cũng chẳng yêu cầu con học rộng tài cao, nên học xong cấp 3 rồi muốn làm gì thì làm. Dưới Hải còn có một em trai và một em gái đang, mặt mũi sáng sủa và đáng để ba má đầu tư hơn củ khoai đầu mùa như gã.
Một ngày nọ, Dì Phượng về nhà ăn đám dỗ, hỏi thấy thằng cháu ăn không ngồi rồi nên cũng thưa chuyện với hai anh chị.
“ Thằng Hải cũng lớn rồi, không tính đi làm đi, để ở nhà ăn bám mãi à?”
Mẹ Hải nghe như bị chọc vào chỗ ngứa,
“thì cũng đang tính cho nó lên thành phố kiếm việc gì đó làm, chứ ở nhà hết ăn rồi chạy ra quán nét, chẳng được cái tích sự gì, lớn rồi giờ nói nó không nghe đâu.”
Phượng biết chị gái thuộc dạng phụ nữ cam chịu, không năng nổ và cứng rắn như cô, chắc vì thương con nên không dám lớn tiếng. còn anh rể thì mắc cái tội nát rượu, cứ tối về lại lè nhè xem chừng còn tệ hơn thằng Hải nữa. Cái nhà này không có chị thì bốn cái miệng kia chẳng có gì đút vào mồm. Thương chị, Phượng nói.
“Chị không dạy được thì để em dạy cháu, dạo này anh Quỳnh đi công trình suốt, cửa hàng đang thiếu người trông coi, chị cho nó lên chỗ em một thời gian, em sẽ rèn lại nó, chứ để thế này thì hỏng hết.”
“Nhưng như vậy thì có phiền em lắm không?”
Phượng đáp gọn.
“Phiền gì đâu chị, chỗ em cũng đang thiếu người, đang nào cũng phải tuyển, tiền trong nhà chảy vào túi người nhà vẫn hơn. Em sẽ kiểm soát chi tiêu của thằng Hải, chứ nó mà đi làm ở ngoài cũng chẳng giữ được đồng nào trên người đâu.”
Mẹ của Hải mừng rỡ như trút được cái của nợ mấy năm nay. Nhà có ba đứa con thì chỉ có Hải là ngang bướng hơn cả, chứ hai đứa em của nó thì ngoan ngoãn và rất nghe lời.
Cứ như vậy sau đám giỗ, Hải theo em gái của mẹ, tức là dì Phượng lên thành phố làm việc cho dì. Dì Phượng lấy chồng làm trong ngành xây dựng, tính ra nhà của Dì làm ăn khá khẩm nhất bên đằng ngoại, cả họ ai cũng nể, riêng Hải thì cảm thấy hơi sợ nhà bên đấy, nhất là Dượng Quyền nghe nói nghiêm khắc, khó tính hơn cả dì Phượng nữa.
Ngồi trên xe, Hải im thin thít không dám mở miệng ca thán, gì hỏi gì thì trải lời cái đấy, mà đối với thằng cháu học hành chểnh mảng này. Dì cũng chẳng có mấy lời để nói, đại khái bảo hắn.
“Mày cũng đá lớn rồi tụ biết suy tính, dì không phải nói nhiều. Lên đây là phải làm việc chứ chẳng ai cho không ai cái gì đâu. Trình độ văn hóa không bằng người ta, công việc vất vả lương thấp, nếu mà lười thì có mà chết đói. Các cụ nói rồi, ở đời thì có làm thì mới có ăn, không làm mà đòi có ăn thì chỉ có ăn b* ăn c*t.”
Hải cúi đầu vâng vâng dạ dạ, đừng thấy dì ăn mặc sành điệu mà lầm tưởng, giọng nói hung hồn đanh thép, không ngại dùng thêm mấy từ ngữ tục tĩu, chỉ mới nhắc nhở thôi mà cứ như đang chửi vào mặt mình.
May quá đợt này lên thành phố đúng lúc Dượng Quyền đi công trình chưa về, chứ nhìn cái mặt hầm hầm của Dượng thì đến bữa Hải không nuốt được cơm nữa. Nhà dì có ba tầng, hắn được thu xếp một phòng trên tầng 3, tầng hai thì cho dì và Dượng, một gian phòng cho đứa con chưa biết khi nào ra đời. Kể cũng lạ, Dì Phượng lấy chồng 5, 6 năm rồi, cơ ngơi khang trang, công việc ổn định nhưng chưa sinh con, đó là thứ duy nhất còn thiếu trong căn nhà này.”
Hải cất đồ vào trong phòng, ra sân phơi ngắm nhìn thành phố đông đúc, tiếng còi xe bíp bíp chạy qua trước nhà, gã không thấy ngộp, ngược lại còn thấy hứng thú với không khí nhộn nhịp, từng tòa nhà cao tầng mà trước nay hắn chỉ thấy qua truyền hình nay đang hiện rõ ở trước mắt một cách chân thực.
Gã vươn vai hít một hơi cảm nhận mùi của thành phố, bớt chợt một con gió nhẹ thoảng qua mang theo mùi thơm nồng chui vào mũi khiến hắn không nhịn được mà mở mắt ra nhìn xung quanh. Vô tình nhìn thấy đung đưa trong gió, trên chiếc dây phơi mấy bộ quần áo của dì Phượng đung đưa theo gió, khăn mặt, khăn tắm, chăn màn… Hải rất chú ý tới mấy chiếc áo áo hai dây, kèm với đồ lót của dì, mấy thứ này đẹp mắt hơn đồ ở dưới quê hơn nữa còn rất thơm.
Gã tiến lại gần, đưa mũi ngửi thử, cám thấy khoang khoái lạ thường, một lát sau, tiếng của dì Phượng từ dưới nhà vọng lên. Hải rảo bước chạy xuống thấy Dì đang chống nạnh ở dưới chân cầu thang, hai mắt đăm chiêu dò xét đưa cháu.
“Làm gì mà lâu thế, ở đây không có chuyện nằm một chỗ chờ ăn đâu đấy.”
Hải đưa tay gãi nhẹ sống mũi, Dì Phượng chép miệng bảo gã
“Biết nấu ăn không?”
“Hải nửa gật nửa lắc.”
Phượng đảo mắt vào trong nhà bếp
“Qua đây, dì chỉ bảo một lần thôi đấy.”
Hải lẽo đẽo theo sau, nghe dì Phượng chỉ trỏ trong bếp, chỗ nào cất chén bát, gia vị, tủ lạnh, nồi cơm.
“Đây là bật bếp, đây là tắt bếp, khi nào dùng xong thì tắt bếp không được quên, khí gas mà rò rỉ thì cháy cả nhà chứ chẳng đùa.”
Vừa hướng dẫn vừa nấu luôn bữa tối để thị phạm cho Hải quy trình chuẩn bị bữa ăn như thế nào, bởi sau này gã là người vào bếp nấu cho cả nhà ăn. Gì chứ ngoại trừ cái bếp gas và nồi cơm điện lần đầu dùng thì Hải cũng biết nấu nướng, trong mắt người ngoài, gã là đứa trẻ trâu mới lớn ngang bướng, nhưng ở nhà, ngoại trừ lễ lết đám giỗ mẹ gã nấu, những ngày còn lại trong năm, bữa nào cũng qua tay gã cả.
Dì Phượng mới đầu cho rằng Hải không biết làm việc nhà nên mặt mũi cau có lắm, sau khi thấy hắn nhặt rau, thái cắt thành thạo, phụ nữ mà, nhìn là biết đứa cháu này ở nhà cũng hay vào bếp. Nên thái độ của Phượng bớt căng thẳng hơn, những đứa ngỗ nghịch tuy có gây khó chịu nhưng được cái tiếp thu nhanh. Đi một lượt là biết sử dụng hết các đồ đạc trong nhà, sau này ngoài nấu ăn, Hải còn làm luôn việc phơi quần áo, lau nhà. Sau đó ra ngoài phụ việc ở quầy hàng.
Dì Phượng mở gian hàng bán hoa quả, cả ngày ở ngoài làm việc đến bữa thì vào ăn rồi tranh thủ nghỉ ngơi một lúc,những lúc ấy, Hải sẽ ra trông hàng, đến tối thì dọn hàng vào kho bảo quản. Mới đầu còn tưởng dì Phượng đưa lên thành phố làm việc gì to tát lắm hóa ra lên đây làm ô sin, kiêm việc đi ship hàng cho khách. Gần thì đi bộ, xa hơn thì đi xe máy, loanh quanh trong quận, nhàn rỗi tùy hôm. Đầu tháng với ngày rằm thì cong đít trên xe, những ngày kia bình bình, dễ thở.
Xong việc nhà, Hải vác ghế ra ngoài ngồi ở quầy hóng hớt vì ở trong nhà thì chán, gã lại thuộc dạng không ngồi yên được một chỗ, cứ phải vận động mới được bằng không cơ thể sẽ rất ngứa ngáy. Dì Phượng không cho gã ra ngoài ngoại trừ lúc đi ship đồ. Và chẳng cho tiền để hắn tiêu sài ngoại trừ lúc đi đổ xăng. Dì đưa tiền rất kỹ chỉ để dư ra mười, hai mươi nghìn. Cả tháng gom góp đút túi được trăm ngàn, có lần chạy xe làm rớt bịch hoa quả, lúc về gã bị chửi một trận còn phải nôn hết tiền ra bù vào.
“Cho mày chừa! Lần sau đi đứng cho cẩn thận vào, may mà người ta dễ tính chứ người khác có khi bỏ việc đặt hàng ở chỗ mình rồi.”
Trong lòng Hải tuy có chút bất mãn nhưng không mở miệng than phiền vì sợ đưa ba lại về bảy, nói một câu Dì Phượng xả lại cả rổ. Đang ăn ở nhà người ta, ăn ngon mặc đẹp, ngủ nệm êm sướng hơn ở quê rồi. Nhưng nếu mãn kiếp làm việc vặt ở nhà dì Phượng thế này mãi, Hải không can tâm. Hôm này ra xem Dì làm ăn như thế nào, sau này có dịp còn mở quầy tự bán tự thu lời.
Công việc gì cũng có cái khó của nó, mở gian hàng bán hoa quả cũng thế, hàng nhập về không bảo quản được lâu, đồ hư thối, không bán được thì lỗ. Ngày nào cũng phải có hàng mới, chứ bán đồ cũ mãi thì mất khách, nếu ế thì hai ba ngày nhập một lần, hàng mới về thì hàng cũ phải tống đi ra chợ hoặc cho người bán hàng rong với giá thấp hơn. Cụ thể lời lãi ra sao tôi cũng không rõ vì việc đi nhập hàng đều do dì Phượng trực tiếp làm, nhiều khi trời chưa sáng đã nghe tiếng dì mở cổng, lái xe ra ngoài. Lúc Hải dậy đã thấy dì đang kiểm mấy thùng hàng ở dưới nhà, đó là những lúc hoa quả đầu mùa được giá nên phải tự đi lấy, còn bình thường thì người ta giao tận nơi mình chỉ ra nhận và trả tiền.
Bình thường thấy Dì ngồi thong dong trông hàng vậy thôi chứ đằng sau lo lắng nhiều thứ lắm, phải chủ động giao hàng tận nhà cho người ta chứ chờ người qua đường mua thì có mà ăn hoa quả thay cơm sống qua ngày.
Thấy tôi vác ghế ra ngoài ngồi lì ở đấy, Dì Phượng quay lại lườm Hải và hỏi.
“lau nhà, phơi quần áo chưa mà ngồi rung đùi ở đây?”
Hải đáp.
“Xong rồi con mới ngồi đây chứ. Hôm nay không có đơn nào à dì?”
Phượng cầm cây quạt giấy, phe phẩy rồi thở dài.
“Hầy, sắp chết đói rồi đây, hôm nay bán được có xíu, chẳng đủ kẽ răng.”
Hải phì cười rồi bặm môi lại sợ dì nghe thấy, chẳng mấy khi được ngồi ngoài hàng vào giờ này, bình thường thì gã cứ chạy vòng vòng trên phố, hôm nay không có việc nên cũng chẳng biết kiếm cớ gì đi ra ngoài, hai dì cháu cứ ngồi nhìn người qua đường, chèo kéo bâng quơ mấy câu, rồi lại nhìn nhau chẳng biết nói câu gì.
Lúc nhàn rỗi Hải mới để ý, thường ngày dì Phượng vẫn hay mặc áo ai dây ra ngoài bán hàng, mấy thứ này ngày nào hắn cũng giặt và phơi trên tầng, nhưng chưa bao giờ tưởng tượng khi dì mặc nó sẽ trông như thế nào. Lúc này đây, gã ngồi ở bên trông thấy cái áo hai dây, hai bên sườn hở rộng nhìn thấy cả áo lót lẫn một chút thịt mềm mại ở phần ngực, loại áo có gọng và mỏng, ôm trọn bầu ngực không hở chút nào kể cả khi ngồi. Gã mải mê ngắm nhìn cho đến khi có khách đến mua hàng. Dì Phượng chào hỏi mấy câu với người ta, còn Hải cầm sẵn cái túi đưa cho người ta lựa. Lúc này gã đang đứng rất gần với dì, vừa đưa mắt qua một cái liền nhìn thầy cả một cái khe lấp lửng sau vạt áo hai dây.
Dì Phượng đã sang tam tuần rồi mà chưa có con, vóc dáng vẫn còn có nét gì đó của thời con gái, bộ ngực lại nở nang hơn thiếu nữ rất nhiều. Hải âm thầm thưởng thức một chút, chợt thấy trong người rạo rực, gã có cảm giác bản thân đang nhìn Dì Phượng không phải bằng cặp mặt cháu nhìn dì.
Khoảnh khắc ấy chỉ lướt qua, Gần trưa, Dì Phượng nhận liên tiếp mấy cuộc gọi, thế là Hải lại dắt xe đi ship hàng, Loanh quanh cả buổi đến tối hai dì cháu mới được nghỉ, Từ ngày quen việc Hải ship hàng xong, về tới nơi thì dọn hạng trên quầy vào kho, sau đó mới tắm rửa vào ăn cơm. Bữa tối thì Dì PHượng nấu, còn gã thì phải dọn bếp xong mới được đi nghỉ.
Hai người đối diện nhau ăn tối, không gian vắng vẻ quá nên Phượng mở TV lên coi mà không để ý phía đối diện Hải vừa ăn lâu lâu lại nhìn bà dì của mình, càng nhìn, trong người càng dấy lên một cảm giác nóng rực. Dì kẹp tóc lên sao vài lọn ướt át mồ hôi sau khi vào bếp, vừa nhai cơm, hai mắt lại dán lên bộ phim truyền hình đang chiếu trên TV.
Đến đoạn quảng cáo, Phượng mới rời mắt về mâm cơm, nhận ra có gì đó là lạ.
“Hải, sao đấy, mệt à!”
Hải thoáng giật mình như kẻ trộm bị bắt tại trận. Gã vội lấp liếm.
“À, đi làm mệt quá, lát dì cho con ra ngoài chơi nhé.”
Phượng chép miệng.
“mệt thì nghỉ đi, tối rồi còn đi chơi đâu nữa.”
“Con ra nét ngồi một lúc thôi, chứ ngày nào cũng việc nhà rồi đi giao hàng, ngày nào cũng như thế thì chán chết. Dì không thấy vậy à?”
“Bình thường mà, có gì đâu. Tối mày đi chơi rồi lạc mất thì sao? Đi ăn nói thế nào với mẹ của mày.”
Hải nói bằng giọng tha thiết.
“Lạc đi đâu mà lạc, đường đi cái quận này con nắm rõ như lòng bàn tay, với lại con đi qua tiệm nét gần nhà thôi mà, giải khuây một tý rồi về.”
Dì Phượng quả quyết.
“Không được, mày đi làm cũng thấy đồng tiền khó kiếm thế nào rồi đấy, đem đốt tiền vào chỗ đấy làm gì. Ăn xong thì lên nghỉ đi, mai còn làm việc.”
Hải im lặng hồi lâu, đến khi dọn mâm mới mở miệng.
“Dì với Dượng lấy nhau cũng mấy năm rồi sao chưa đẻ em bé? Nhà cửa có mỗi hai người vắng vẻ quá.”
Phượng tặc lưỡi.
“hỏi linh ta linh tinh, rửa bát đi.”
Hải phân trần.
“Con hỏi thật mà? Ông trưởng thôn mà không vào nhắc nhở là bá má con làm thêm mấy đứa nữa rồi. BẢo là nhà nghèo đẻ lắm thì càng nghèo. Nhà dì với dượng to thế đẻ bốn năm đứa là bình thường, à mà hình như người ta bảo chỉ nên đẻ hai thôi dì nhỉ?”
Phượng nóng mặt.
“Vô duyên, mày con nít biết cái gì?”
Hải Lươn lẹo.
“Con nít đâu, hôm trước dì chẳ nói với con là “ Mày cũng đã lớn rồi tụ biết suy tính đi” còn gì?”
Phượng xì mũi.
“Khi nào mày dẫn người yêu về đây, thì lúc đó mày mới chính thức là người lớn.”
Hải thở dài.
“Thì Dì có cho con ra ngoài chơi đâu, không đi thì kiếm đâu ra cháu dâu được.”
Phương đưa tay xoa trán.
“Nói tới nói lui vẫn là muốn xin tiền ra nét chơi chứ gì?”
Hải cười hì hì.
“Không chơi bời gì hết, ở nhà.”
Phượng nhấn mạnh câu nói rồi hậm hực đi lên tầng, Hải lầm bầm trong miệng câu gì đó, chán nản vì kế hoạch thất bại, gã uể oải lau dọn nhà bếp xong lững thững bước lên lầu. Đi trên bậc cầu thang tầng hai, gã vô tình nghe thấy tiếng nước chảy róc rách. Dì Phượng quen tắm gội xong mới đi ngủ, bình thường Hải cũng không để ý lắm, nhưng lúc này trong đầu lại xuất hiện hình ảnh dì Phượng trong chiếc áo hai dây, bộ ngực lấp ló khi đang bán hàng bên ngoài, hay lúc ngồi ăn cơm dưới nhà bếp. Gã vừa nhớ vừa nhấc từng bước chậm rãi lên bậc cầu thang. Đi tới phòng mình, một thứ gì đó thúc giục gã bước xuống vài bậc cầu thang, vịn vào lan can, hướng mắt chực chờ nhìn về phía hành lang tầng hai, ngay trước cửa nhà tắm, hồi hộp chờ đợi Dì Phượng bước ra.