Chương 240: Không có thời gian

Thư ký Trình dẫn cô đến văn phòng làm việc bên kia, đồng thời đưa ra thông tin cho nhóm trí thức trẻ tuổi.

Công xã Bắc Hà mấy năm gần đây tiếp nhận tình nguyện về nông thôn, nhưng trí thức trẻ cũng không nhiều. Đếm đi đếm lại cũng chỉ có mười mấy người.

Nếu không phải trượt tốt nghiệp trung học thì là rớt môn văn. Cuối cùng chọn được ba học sinh trung học, đều là nam trẻ tuổi. Bao gồm cả Thôi Hướng Bắc.

Sau khi Quách đại đội trưởng nhận được thông tin, liền tới tìm Thôi Hướng Bắc.

Đây là một điều vinh dự, Thôi Hướng Bắc dù sao cũng là thanh niên trí thức trong đội của mình, nếu học xong kỹ thuật, về sau cậu ta còn có thể chỉ lại cho người trong đội nữa.

Khi đến trại nuôi heo, ông liền thấy Thôi Hướng Bắc đang nấu cám. Mấy việc khác cậu đều giao cho Tô Nhị Trụ, chỉ có việc này là cậu không yên tâm nên phải tự làm, bởi vì Thôi Hướng Bắc lo lắng heo ăn vào sẽ đau bụng.

Quách đại đội trưởng nhìn cậu chăm heo chu đáo như vậy, ấn tượng trong lòng về việc không nghe lời trước đây đã phai nhạt, ông nhẹ giọng nói: “Này chàng trai, tôi nói cho cậu một tin tức tốt. Bên xã muốn phát triển nghề làm gạch, muốn chiêu mộ những trí thức ưu tú về học kỹ thuật trong huyện. Xã đã chọn cậu và hai thanh niên khác đi cùng.”

“Tôi đang vội nuôi heo, không có thời gian.” Thôi Hướng Bắc hời hợt nói.

Nếu đổi lại là người khác, Quách đại đội trưởng sớm đã đạp cho hắn ta một cú. Nhưng với Thôi Hướng Bắc, ông lại có phần lưỡng lự. Cuối cùng vẫn không nỡ xuống tay.

Vì vậy, ông chuyển sang thuyết phục cậu ta: “Trời ơi, chuyện này cậu giao cho Tô Nhị Trụ làm là được. Cậu là người hiểu lý lẽ mà. Hãy dành vài ngày đi học là xong. Hơn nữa, lò gạch cũng do Tô Mạn phụ trách, tốt xấu gì cũng là cán bộ trong đội, cậu và Tô Nhị Trụ cũng có quan hệ tốt, lẽ nào không muốn chiếu cố cậu ấy một chút sao? “

Thôi Hướng Bắc nghe vậy, vẻ mặt kinh ngạc: “Không phải cô ấy muốn nuôi heo sao, sao lại làm lò gạch rồi?”

“Không, công xã không nói muốn nuôi heo, Tô Mạn nói nuôi heo nguy hiểm lắm, không thể nóng nảy được. Làm lò gạch trước.”

Thôi Hướng Bắc: “……”

Dưới một phen giáo dục tư tưởng của Quách đại đội trưởng, Thôi Hướng Bắc đành phải đồng ý bỏ thời gian ra đi học tập kỹ thuật nung gạch. Cho nên công tác ở trại nuôi heo phải giao lại cho một mình Tô Nhị Trụ.

Vì vậy, mấy ngày tới đây Tô Nhị Trụ chẳng cần phải làm gì hết, ngoài việc chăm sóc chu đáo cho mấy chú heo trong chuồng.

Nghe được tin này, Tô Nhị Trụ tỏ ra vô cùng vui vẻ. Công việc trong trại nuôi heo chỉ gói gọn nửa ngày là giải quyết xong, còn lại nửa ngày chỉ cần ngồi ngơ ngẩn nhìn heo là được, so với bận rộn tay chân ở ngoài đồng thì quá là nhàn.

Thôi Hướng Bắc cũng hiểu điều đó cho nên trước khi đi, liền đưa cho anh ta một tờ công tác biểu mới.

Trên bảng biểu, anh vẫn chỉ công tác nửa ngày, nhưng lại được thay đổi để cho Tô Nhị Trụ mỗi ngày hai lần sáng chiều đều phải đúng giờ có mặt thực hiện công việc.

Nội dung công tác chính là mỗi ngày cọ rửa chuồng heo hai lần, tắm heo hai lần, dọn phân cũng phải hai lần. Tóm lại, cứ chỗ nào bẩn là phải cọ rửa ngay.

Đối với sự thay đổi này, Thôi Hướng Bắc đưa ra lý do như sau: ngày trước Tô Nhị Trụ chỉ làm một lần công tác, bởi vì lần công tác thứ hai kia là do cậu thực hiện. Bây giờ cậu phải đi học tập, Tô Nhị Trụ thay cậu công tác thì đừng có hòng được nghỉ ngơi sảng khoái như trước.

“……”

Trong huyện, quy mô của lò nung gạch cũng không quá lớn nhưng sản lượng và chất lượng gạch xuất ra mỗi ngày lại không tồi. Dù sao, đây cũng là công tác do huyện chỉ đạo, cho nên phương diện kỹ thuật được đầu tư khá ổn thoả, ban kỹ thuật ngoài đại sư phụ đã cống hiến cả đời cho nghề còn có chỉ đạo viên là sinh viên đã qua trường lớp hẳn hoi.

Cùng đi với Thôi Hướng Bắc tới đây là hai nam thanh niên, nghe nói là được đội sản xuất cử sang.

Bọn họ và Thôi Hướng Bắc giống nhau, đều thuộc thành phần trí thức trẻ, thoạt nhìn chỉ nghĩ rằng họ mới hơn hai mươi tuổi đầu, thậm chí là từ hai mươi lăm tuổi trở xuống.

Hơn nữa, hai người họ đeo kính, trông vừa lịch sự lại nho nhã, vừa nhìn đã biết ngay họ là người có học.

Bởi vì dáng người của Thôi Hướng Bắc cao to, lại lười gội đầu nên để tóc ba phân, trông không giống người khiêm tốn lễ phép tí nào, chỉ thấy giống mấy tên cà lơ phất phơ ở nông thôn chứ không phải là một cán bộ làm công tác văn hoá.

Cho nên thời điểm chỉ đạo viên dạy dỗ bọn họ, cũng chú tâm dạy hai người lịch sự văn nhã kia hơn là Thôi Hướng Bắc.

Thôi Hướng Bắc không lại gần bọn họ mà cầm quyển tư liệu lùi dần về phía sau, tai thì vẫn nghe chỉ đạo viên giảng giải, nhưng mắt lại nhìn chằm chằm vào mấy cái lò thiêu gạch ngoài kia.

Nơi này không hề có mùi phân, hẳn là chỉ đạo viên thường xuyên cho người dọn dẹp sạch sẽ. Công tác trong hoàn cảnh như vậy thật sự khiến người ta thoải mái.