Tô Mạn nghe Tô Nhị Trụ than thở liền phấn chấn đáp: “Thì ra hôm nay chuồng heo sạch sẽ là do anh hai dọn à. Đúng là không tồi, em vừa nhìn đã thấy chuồng heo hôm nay khác hẳn mọi ngày.”
Tô Nhị Trụ: “…… Heo mà cần được hầu hạ như vậy sao? Đến cha chúng ta anh còn chưa hầu hạ như vậy nữa.”
Câu nói đó như một cái tát vào mặt Tô Thiết Sơn, ông lập tức quay qua lườm anh ta một cái cháy mắt.
Tô Mạn nói: “Chỉ cần là một sinh mệnh, dù là người hay con vật đi nữa cũng mong được đối xử tử tế. Anh càng chăm heo chu đáo thì tâm trạng nó càng tốt, lại dễ béo hơn.”
Lâm Tuyết Cúc vừa mới học được một thành ngữ, liền nói tiếp : “Cái này là nhẫn nhịn để vỗ béo.”
Tống Ngọc Hoa: “……” Thành ngữ này hình như không được dùng như vậy. Nhưng cô cũng không muốn tranh luận với chị dâu về chuyện này, liền nói với Tô Nhị Trụ : “Cơ hội tốt như vậy, anh nhất định phải nắm bắt. Nếu không làm việc này, anh cũng chả có tay nghề gì khác.”
Tô Nhị Trụ: “……”
Ở trong đội nuôi heo mới thành lập này, cứ vài ngày là lại có người rời đi.
Nhưng nhờ một số thông tin bên xã tiết lộ mà các thành viên trong đội có chút phấn khích.
Con người thường sẽ quan tâm đến những thứ như ăn, mặc, sinh hoạt và đi lại. Cái mặc cũng chỉ là chuyện tầm thường, đến nhà giàu còn có thói quen mấy chị em thay phiên nhau một cái quần, còn cái ăn mới là cái khó của gia đình.
Cái ở cũng là một thứ quan trọng trong mắt mọi người. Nhà thì cuối cùng cũng đã dựng xong, nhưng phòng ở thì lại không đủ.
Những người ở thành phố thì không xây nổi nhà ở đó, vậy nên vài người phải ở chung trong một căn phòng nhỏ. Nhưng mà bọn họ là người ở nông thôn, đất rộng như vậy, nếu ở chung với nhau sẽ rất ngột ngạt.
Trước kia trong xã có lò gạch, nhưng vì không phát triển nên cũng không còn hoạt động nữa. Vì thế mấy năm nay xã thiếu gạch xây nhà. Một số người không có chỗ ở, chứ nói gì đến chỗ làm, chẳng hạn như các thành viên trong gia đình Tô Tam Trụ.
Cho nên nghe đến lò gạch, mọi người đều rất hào hứng. Họ chẳng ngại việc đốt đất nung gạch vất vả. Chỉ cần có thể xây một ngôi nhà để những người trong gia đình sống thoải mái là được rồi.
Ngay khi tin tức được truyền tới, đã có người trong nhà chạy đến hỏi Tô Mạn rằng chuyện này có phải là sự thật không.
Khi nhận được câu trả lời xác nhận là thật, liền hỏi khi nào thì khai trương. Giá gạch sau khi nung là bao nhiêu, nếu không đủ tiền thì có nợ được không?
Quách đại đội trưởng cũng rất quan tâm đến vấn đề này, các thành viên trong đội đã tìm đến Tô Mạn để hỏi thăm tình hình cụ thể.
Tô Mạn nói: “Chuẩn bị khai trương rồi. Nhưng chúng tôi còn muốn sắp xếp người đi học kỹ thuật. Có kỹ thuật tốt thì mới bắt đầu nung. Vì vậy vấn đề giá cả phụ thuộc vào các viên gạch sản xuất ra trông như thế nào. Dù sao đi nữa thì lần này tôi cũng sẽ làm đến cùng, thậm chí sẽ cố gắng làm tốt hơn nữa để nâng cao chất lượng.”
Quách đại đội trưởng thở dài, thời buổi này làm gì cũng đều phải có kỹ thuật.
Nhờ vào thư ký Trình, cuối cùng công xã cũng đã đối chiếu xong khu lò gạch, có thể bắt đầu học kỹ thuật rồi.
Lại nói đến việc thời buổi hiện nay thiếu thốn nguyên liệu, mọi thứ đều ở trong tình trạng cung không đủ cầu, cho nên chỉ hi vọng lượng gạch sản xuất ra được nhiều để giảm bớt áp lực về chỗ ở cho huyện.
Vì vậy muốn học kỹ thuật thì nhất định phải sắp xếp người đi. Việc bố trí người ở đây hướng dẫn là không có khả năng, cuối cùng cũng là vì lò gạch thiếu người tài.
Xã lập tức tuyển một số người có kinh nghiệm để học hỏi kỹ thuật tiên tiến.
Tô Đại Trụ không thể có được cơ hội tốt này, bởi vì đầu óc của anh không linh hoạt nên sẽ dẫn tới chậm trễ.
Nhìn chung thì người làm trong lò gạch dù ít nhiều gì thì cũng có một số kinh nghiệm nhất định, cho nên việc học hỏi cũng sẽ dễ dàng.
Nhưng kết quả là những người này buổi sáng đi học thì buổi chiều đã bỏ về.
Một vài người lớn tuổi vì mù chữ mà không hiểu được những tài liệu về lò gạch.
Những số liệu, độ ấm và còn một số công thức toán học linh tinh cứ như đang thôi miên.
Họ không hiểu, hoàn toàn không hiểu gì cả…
Có một giáo viên xúc động nói: “Những người học kỹ thuật đó đều là sinh viên!”
Sinh viên làm ở lò gạch, thật đúng là chuyện lạ.
Những người cao tuổi trong đội xem như là đã được mở rộng tầm mắt.
Đừng nói là họ, chính Tô Mạn xem những cái tài liệu đó, còn có chút không hiểu. Rốt cuộc hồi còn đi học cô thiên về khoa xã hội hơn. Muốn cô cẩn thận nghiên cứu cũng được thôi, không thành vấn đề. Thế nhưng không có lí do gì để cô phải làm điều đó.
Không cần quá lo lắng, trong xã cũng không thiếu những người có kiến thức.
Tô Mạn nói: “Ở xã chúng ta không có một nhóm trí thức trẻ năng động đấy thôi? Xem ra hiện tại phải sắp xếp cho họ đi học rồi.”