DÒ ĐƯỜNG
Mường Mùn (1), chính là Mung Khua một ngôi làng ven biên giới của Việt Nam ngày nay. Đây chính là tuyến đầu mối giao thông then chốt lớn của Lai Châu, , giao thông vô cùng tiện lợi, phía tây có thể đến Luông Pha Băng, về phía đông có thể đến Đại Việt, còn phía bắc là Quý Châu của Đại Thanh, về phía nam là chính là đi thành Ninh Á, nó đồng thời cũng là một tuyến đường quan trọng mà thương nhân hai nước phải đi qua.
Đã hơn một năm trôi qua. chiến bị của quân Trịnh Cán cho chiến dịch Thượng lào đã đến thời khắc mấu chốt nhất, hơn ba vạn quân của FayNa từ Mường La, Nong Khaiw đã tiến đến gần Mường Mùn. còn có hơn tám ngàn quân bản bộ của Đại Việt, sát biên giới cũng đã sẵn sàng chuẩn bị
Quân Việt tại đây không phải người Kinh, mà là người mường, người thái, thời bình họ là nông phu, thời chiến họ đều trở thành chiến binh dũng mãnh, Hiện nay đại tướng quân trấn thủ quan ải này là Cầm Bá Dương. Kiêm tri phủ Điện Biên(2) gia tộc hắn giữ chức này hoàn toàn là cha truyền con nối , lần này được lệnh của Trịnh Cán phủ Điện Biên của hắn sẽ trực tiếp cung cấp hậu cần chi viện cho quân Việt ở tuyến này.
Hai ngày này, đại đội một lừa ngựa chở lương thực bắt đầu đi lại, Cầm Bá Dương vô cùng bận rộn. Lương thực được tập kết, cỏ khô cho voi ngựa chất như núi, chiến tranh đã đến rất gần
Cầm Bá Dương là một phụ tạo (3) thông minh, để lấy lòng Trịnh Cán, hắn đã dùng mọi biện pháp, để kịp thời vận chuyển lương thực, đồng thời huy động dân phu đến gần một vạn người, ngày đêm sấy thịt khô và làm cơm nắm.
Khi Nguyễn Hữu Chỉnh dẫn theo đại quân tới nơi, Việc chuẩn bị hậu cần đã gần như hoàn tất
………..
Trên đất thượng lào, một toán tình báo của Chu Tước doanh đang phóng ngựa đi trên một triền núi.
Quan hệ giữa Đại Việt và Lan Xang vốn không tốt kể từ đầu thế kỷ 14. Đại Việt thời nhà Trần và Lan Xang cũng có quan hệ không tốt đẹp. Hai bên đã có giao tranh ở khu vực biên giới. Quan hệ giữa Lan Xang (Ai Lao hay Lão Qua) với triều đại sau của Đại Việt là nhà Hậu Lê càng không mấy hòa hảo. Khi Bình Định Vương của nhà Hậu Lê khởi nghĩa, Ai Lao cho Mãn Sát đem 30.000 quân và 100 thớt voi sang phối hợp với quân đội nhà Minh đánh úp. Trong trận đánh ở Sách Thủy, cháu của Lê Lợi là Lê Thạch tử trận. Sau đó, Lan Xang còn hay quấy nhiễu biên giới Đại Việt. Ngược lại, khi xây dựng chính quyền, Đại Việt còn sáp nhập một số mường của Lan Xang vào lãnh thổ của mình, đồng thời bắt Lan Xang thần phục và phải triều cống cho Đại Việt (tuy không thành lệ).
Theo sử Việt, đất Bồn Man (Lan Xang gọi là Muang Phuan) đã xin nội thuộc Đại Việt dưới triều Hoàng đế Lê Nhân Tông, được vua Nhân Tông nhập vào Đại Việt thành châu Quy Hợp thuộc xứ Nghệ An và cử quan quân sang, nhưng vẫn cho họ Lư Cầm đời đời làm Phụ tạo.
Đến giữa thế kỷ 15, quan hệ hai bên lại xấu đi. Lan Xang mang quân đánh phá biên giới Đại Việt và xung đột bùng phát.
Sau khi xung đột tạm lắng khoảng 10 năm, tình hình lại căng thẳng trở lại..
Năm 1478, Cầm Công (hay Lư Cầm Công thủ lĩnh của Bồn Man) liên kết với Lão Qua (Lan Xang) đem binh quấy nhiễu (châu Quy Hợp) khu vực phía tây xứ Nghệ của Đại Việt. Vua Lê quyết định cất quân sang đánh Lan Xang.
Tháng 2 năm 1467, quân Lan Xang đánh chiếm động Cự Lộng, quấy nhiễu các vùng biên giới. Lê Thánh Tông sai Hành tổng binh Khuất Đả đem 1.000 quân, cùng với Đồng tổng binh Nguyễn Động và Tán lý quân vụ Nghiêm Nhân Thọ họp với quân đồn trú trấn Gia Hưng lên đánh. Khi đến nơi, quân Lan Xang đã rút, Khuất Đả bèn tâu là Lan Xang xin trả lại đất đã chiếm. Lê Thánh Tông bèn cho Đào Viện thay chức Đốc tướng.
Tuy nhiên, đến tháng 3, Khuất Đả họp quân ở Mộc Châu (Gia Hưng), sai đem 300 thổ binh đóng quân ở sách Câu Lộng (Mã Giang), sai Lê Miễn đêm quân vệ Gia Hưng đóng quân ở Khâu Chúc, hợp với quân hai châu Mường Việt và Mường Muỗi, hư trương thanh thế khiến quân Lan Xang tan vỡ. Tướng Lan Xang (Ai Lao) là Đạo Đồng ra hàng. Khuất Đả sai Kinh lược Mộc Châu họ Xa và Cầm La canh giữ đất, sửa cửa ải. Vua Lê Thánh Tông ban đầu định sai giết, nhưng sau khi nghe lời Đinh Liệt thì vẫn không nguôi giận, sai giam vào ngục.
Sau đó, Hiệu úy Hoàng Liễn đánh trận cuối ở Khâu Lạo. Quân Lan Xang thiệt hại 3.000 người. Đến đây, xung đột tạm ngưng. Năm 1471, Lan Xang sai sứ đến Thăng Long. Khi ấy vua Lê Thánh Tông đang đi đánh Chiêm Thành, phải di chuyển vào hành điện tại cửa Tư Dung. Khi vua Lê trở về mới gặp. Uy thế của Đại Việt khi đó lên cao. Năm 1474, Lan Xang phải sang cống nộp.
Năm 1478, phụ tạo phủ Trấn Ninh (tức Bồn Man) là Cầm Công liên kết với Lão Qua (Lan Xang) đem binh quấy nhiễu khu vực phía tây xứ Nghệ. Nhận thấy tình hình nguy hại, vua Lê Thánh Tông quyết định hạ chiếu đi đánh Lão Qua. Cuộc chiến ở biên giới có lẽ đã thành công, tuy nhiên theo Chiếu đánh Bồn Man của Lê Thánh Tông thì Cầm Công không những không quay lại thần phục nhà Hậu Lê mà còn chống lại Chế sứ Nguyễn Tử Nghi, giết đại thần Vương Văn Đán, ngăn thư báo thắng trận về đến Thăng Long. Đến tháng 6 năm 1479, vua lê quyết định chuẩn bị đánh Bồn Man.
Theo đó, Lê Thánh Tông trao cho các tướng Thái úy Lê Thọ Vực, Trịnh Công Lộ, Lê Hy Cát đeo ấn đem quân đi chinh phát Bồn Man. Theo kế hoạch, đến tháng 8 thì sẽ chia quân tiến công.
Đến tháng 7, Lê Thánh Tông xuống Chiếu đánh Lão Qua, trong đó kể tội Lan Xang sỉ nhục các vua nhà Hậu Lê là Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, chứa chấp các tù trưởng làm loạn, cướp các vùng Lang Chánh, Sầm Thượng, Sầm Hạ, Lâm An, Quy Hợp. Đặc biệt Lê Thánh Tông nhắc đến chuyện Cầm Công của Bồn Man dẫn đường cho quân Lan Xang. Lê Thánh Tông liền sai các danh tướng chỉ huy 5 đạo quân, huy động quân số lên đến 18 vạn, chia làm 5 đường tiến vào Lan Xang và Bồn Man:
Theo sử Lào, quân Lan Xang đặt mai phục ở đồi Poomung. Trận chiến diễn ra suốt 3 ngày đêm, hai bên đều thương vong lớn, quân Lan Xang phải rút về Na Khaochao. Quân đội Đại Việt truy kích và giao chiến ở cánh đồng Na Moungkon và Na Haidio. Hai bên đều chịu tổn thất, nhưng quân đội Đại Việt dựa vào ưu thế tạm thời về quân số bao vây và đánh bại Lan Xang, giết chết hai tướng Muen Kwatepa và Muen Neua. Cánh quân lan Xang do tướng Muen Bun và Muen Luan đến cứu cũng bị tiêu diệt. Một số tướng Lan Xang là Norasing, Noranarai, Noradet và Norara thì bị bắt sống và xử tử ở Na Khaochao. Bản thân thế tử Chao Chienglaw bị thương nặng, rồi bị bắt giết.
Thất bại lớn khiến vua Xaiyna Chakhaphat cùng hoàng tộc vội lên thuyền chạy tới Chieng Khan (khi đó thuộc Lan Na, nay thuộc tỉnh Loei, Thái Lan). Quân đội Đại Việt tiến vào thành Luang Prabang, tịch thu của cải, lấy đây làm bàn đạp để tiến sang phía Tây.
Khi đó hoàng tử Thengkham, con thứ của Xaiyna Chakhaphat, đang cai trị ở Dansai (thuộc Loei) tập hợp quân ở vùng Dansai và Chieng Khan tiến về kinh đô Luang Prabang. Quân Đại Việt khi đó đã rút khỏi.
………………………..
Thời gian thoáng chốc đã nhiều năm qua đi. cùng với thế lực ngày càng lớn mạnh của Đại Việt. hai nước không tránh khỏi đụng độ hết lần này đến lần khác. Lần này, đế quốc Đại Việt của Trịnh Cán nhân cơ hội Lê Hiển Tông và Lưu Nhạc đều lo việc nội bộ nên đã giơ bàn tay của mình đến Lan Xang.
Chiều muộn, một đội kỵ binh chừng 18 người đang phóng ngựa như bay trên cánh đồng Vang Mai. Xa xa. làn sương khói mỏng bao trùm lên vùng đất đai phì nhiêu này, từng cơn gió bỏng rát phả vào mặt họ.. Hai bên bờ sông chen đầy các nữ nhân giặt giũ. Nơi đây khí hậu nóng bức, áo quần đều phải giặt mỗi ngày, để cho bớt mồ hôi bám trên áo, chốc chốc lại có nữ nhân không chịu nổi sự nóng bức của tiết trời, cởi bỏ áo quần đi xuống sông tắm gội.
Tiếng cười đùa hí hứng của các nữ nhân đằng xa lọt vào tai kỵ binh, khiến không ít kỵ binh trẻ lòng nôn nao khôn nguôi. Lúc này, một kỵ binh trẻ cười nói với quan quân trẻ của mình: “Hoàng Du kích hay là chúng ta cũng xuống sông tắm thôi! Dầu sao trời nóng thế này,có chút nắng mặt trời thì sẽ khô ngay thôi mà!”
Vị Hoàng Du kích này tên gọi là Hoàng Đình Vấn là con trai của Thống Lĩnh đơn vị số 9 Chu Tước, Hoàng Đình Quyết, năm nay mới chỉ mười tám tuổi, nhưng tòng quân đã được năm năm. tích lũy công trạng mà thăng chức Du Kích. Lần này Nguyễn Hữu Chỉnh nắm búa Việt Cờ Mao trong tay đã phái ra tổng cộng mười tám đội quân xích hầu mỗi đội 18 người đến thâm nhập Lan Xang thám thính tình báo. Đội quân xích hầu do Hoàng Đình Vấn dẫn này chính là một trong số đó.
Để không gây chú ý, bọn họ đều đã thay quân phục Lan Xang. Lúc này cả đám đều đeo đao của quân Lan Xang còn binh khí thực thì đều buộc dưới yên ngựa.
Hoàng Đình Vấn kế thừa hầu như toàn bộ những gì tinh túy nhất của phụ thân. Hắn tham gia vào đơn vị số 9, đây là đội quân được yêu cầu nghiêm ngặt nhất trong chín đơn vị của Chu Tước doanh, nhưng cũng là quân chúng có địa vị cao nhất, thậm chí còn vượt qua Ngự Lâm quân của Trịnh Cán. chỉ vì Trịnh Cán đã nói rằng, muốn đánh thắng thì tình báo là quan trọng nhất. Muốn vào quân xích hầu này không những phải qua tuyển chọn nghiêm khắc, còn phải vượt qua được kỳ khổ luyện hai năm tại căn cứ bí mật nằm sâu Trong động Phong Nha, sau khi đạt tiêu chuẩn mới được thành quân xích hầu.
Cho nên về mặt nào đó, đơn vị số chín này thuộc bộ phận đặc nhiệm của quân Đại Việt, bao nhiêu nhiệm vụ khó nhằn đều do quân xích hầu đảm nhiệm. Trinh sát, quân báo chỉ là một trong số đó ngoài ra còn có các nhiệm vụ đặc biệt như đột kích, thích sát đều do quân xích hầu đám nhiệm.
Hoàng Đình Vấn dẫn đội quân này từ Châu Tuần Giáo xuất phát.xuyên qua tám trăm dặm đường núi. từ Pang Hop đi vào Lan Xang; sau đó dọc theo sông Sen In tây hạ. dần dần đi sâu vào vùng đất Phong Sa Lỳ. Lúc này, bọn họ đã đi sâu vào sáu trăm dặm lãnh thổ Lan Xang. còn khoảng hai trăm dặm nữa sẽ đến Pak Nam Noi là điểm trung chuyển từ các tỉnh Oudomxay, Phongsaly, Luangnamtha
Lúc này, Hoàng Đình Vấn liếc sang tên binh sĩ đang nói đùa kia. hắn dùng tiếng Lan Xang lạnh lùng nói:
“Ngươi còn nói tiếng Đại Việt một lần nữa, coi chừng ông đây chém chết ngươi?”
Tên binh sĩ đó sợ quá cúi gầm mặt xuống không dám nói một câu. Hoàng Đình Vấn lại quay sang nói với mọi người: “nhiệm vụ chính của chúng ta. Là tìm ra kho lương thực phục vụ hậu cần của chiến dịch lần này của bọn chúng, thời gian đã rất cấp bách rồi. các ngươi hãy giữ vững tinh thần, đừng có làm mất mặt đơn vị số chín.”
Bọn chúng lại đi thêm hơn một canh giờ, chiến mã đã bắt đầu kiệt sức nên họ buộc phải thả tốc độ chậm lại. tứ phía tìm chỗ dừng chân. Cuối cùng mọi người tìm thấy một khu rừng bèn xuống ngựa nghỉ ngơi. Mười tám tên binh sỹ nằm vật xuống đất, móc túi lấy cơm nắm ra ăn, hôm qua bọn chúng gặp mưa, cơm đã nhão thành một thứ vừa giống cám lại vừa giống hồ dán, nhưng bọn chúng mặ kệ, ai cũng cắm đầu vừa nhai vừa nuốt. đã là cuối tháng ba, cách lễ hội té nước của Lan Xang không còn xa nữa, . khí hậu xung quanh bắt đầu nóng dần lên, đến cả gió cũng mang theo hơi nóng khủng khiếp.
“ Mẹ bà nó, nóng chết ta rồi”
Một tên binh sỹ đi ra phía sau cởi áo ra vắt lên một cành cây, thế nhưng hắn vội vàng dừng lại, căng mắt ra nhìn rồi đưa tay lên huýt gió
“Xảy ra việc gì?” Hoàng Đình Vấn khẽ hỏi.
Tên đi phơi quần áo vội chạy lại: “tướng quân, có một đội quân đang tiến đến, chứng một ngàn năm trăm người”
Hắn vừa dứt lời đã thấy có tiếng hô hào từ bên ngoài, hình như bọn họ đã bị phát hiện, chỉ là đối phương dùng tiếng thổ ngữ. mọi người đều nghe không hiểu.
Hoàng Đình Vấn nói với mọi người: “nhớ kỹ không được nói tiếng Việt, La Phương Lương theo ta.”
Hoàng Đình Vấn cùng La Phương Lương tiến ra, chỉ thấy một đội quân vài ngàn người đang nằm ngang nằm dọc khắp nơi. Bọn chúng cũng đến đây nghỉ ngơi. Mười mấy tên quan quân muốn tiến vào rừng, kết quả bèn phát hiện ra họ.
Đội quân này cũng mặc quân phục giống hệt bọn Hoàng Đình Vấn. Dù cho quân phục giống nhau, nhưng tướng mạo quá khác. Một đội quân đen như quỷ đói, còn lại hơi có phần trắng trẻo.
Một quan quân đi lên ngắm nghía họ họ một lúc, bỗng đổi sang dùng tiếng Thái hỏi:
“Các ngươi là quân đội của đâu?”
Hắn nhìn ra đám này không phải người Lan Xang gốc có lẽ là người thái ở Biên giới với đại việt chạy sang. Tên tướng quân này, thấy mặt mày không giống mình bèn đoán vậy
La Phương Lương là người thái chính tông liền nói: “Bọn ta là xích hầu từ Thuận Châu, Mang theo tình báo quan trọng đến để giao cho Vương tử Xaiyna Chakhaphat .”
Thời tiết quá nóng, khiến đầu óc của tên quan quân này cũng trở nên chậm chạp. Hắn căn bản không chút hoài nghi gì với bọn Hoàng Đình Vấn, dĩ nhiên rồi ai mà ngờ được sâu trong nội địa lại có quân lính Đại Việt, theo hắn nghĩ điều này là bất khả,. Hắn nhiệt tình mời mọc: “Bọn ta đang đi hội quân ở Pak Nga để vận chuyển lương thực, hãy đi chúng bọn ta! Người của các ngươi quá ít. Đi với chúng ta cho vui
Hoàng Đình Vấn đang khổ sở không cách gì tìm được tin tức, giờ đối phương đã chủ động mời, hắn vui đến cười không khép được mồm
“ Ha ha ha, vậy đệ xin đa tạ lão ca chiếu cố “
…………..
Mường : cấp địa danh có trong lịch sử gồm nhiều bản ở vùng những dân tộc thuộc ngữ hệ Tai-Kadai cư trú, tương đương với xã hay tổng (liên xã) hay huyện tùy theo quy mô thực, thời trần chúng ta có mười sáu châu Mường thái, gọi là Đại tri trâu
Phụ tạo: người đứng đầu một xứ mường, có toàn quyền và thay mặt ngươi dân Mường thương thảo với triều điình