Chương 9: Chương 9 : Quốc Tử Giám

Quốc Tử Giám

Hoàng Đình Bảo không biết hắn hỏi thế là có ý gì nhưng cũng trả lời:

“Bẩm điện hạ, hạ quan nhờ ân trên mưa móc hiện tại đã làm đến tước Quận Công, quan hàm Chính nhất phẩm Tả Đô đốc Trung Nhuệ Phủ, kiêm trấn thủ Sơn Nam (1).”

Trịnh Cán gật cái đầu bé xíu của mình rồi nói:

“Ồ, vinh thăng đến hàm nhất phẩm(2), tước đã đến Quận Công.”

Hắn giơ ngón tay lên làm bộ tính toán một hồi rồi nói:

“Vậy là lão đã làm quan to đến cùng cực có phong nữa cũng không có chỗ mà phong, Thứ cho ta nói thẳng, ta đã từng nghe cao luận của một vị danh sỹ, làm đến mức như lão thì một là tạo phản, hai là đợi người khác đặt điều chém đầu đi thôi.”

Hoàng Đình Bảo nghe xong thì đầu óc lùng bùng, vừa đứng lên chưa được bao lâu, lão lại vội vã quỳ xuống dập đầu binh binh,

“Điện hạ minh giám, hạ quan trung thành cảnh cảnh, không dám có dị tậm. tuyệt đối không dám a, xin ngai xem xét, ắt là có kẻ đặt điều nói xấu hạ quan.”

Hừ

Vậy mà ta ở ngoài lại nghe thấy một câu khác, không biết lão có mốn nghe hay không, Thấy Huy Quận công thét ra lửa trong lịch sử phải lo sợ cuống cuồng Trịnh Cán cũng cảm thấy mình thật là oai phong lẫm liệt.

Chỉ là bọn dân đen đồn thổi xin điện hạ bất tất phải tin bọn chúng,

Trịnh Cán cười rồi thủng thẳng đọc:

Trăm Quan có mắt như mờ

Để cho Huy Quận vào sờ Chính Cung!

Đến nước này thì Hoàng Đình Bảo sợ hãi thật sự, câu này mà truyền đến tai chúa thì cho dù lão có là đại la kim tiên cũng không thoát khỏi bị chém cả nhà, thằng nhãi này nó định ép mình chết hay sao, đau khổ không biết kêu ai, lão đành phải tiếp tục dập đầu lia lịa, luôn miệng vấn an, hạ quan bị oan, bị kẻ xấu dặt điều, đương đường một vị quận công mà lại bị một thằng nhóc ép cho không thể thở nổi. lão dập đầu thế nào hắn cũng mặc kệ, rồi lại liếc mắt cho Tiêu Thuận Tử, gã này thấy chủ tử nhìn mình thì đau khổ nhăn nhó, chủ nhân của ta, ngài thật là chiếu cố nô tài, việc tốt thì ngài nhận, còn việc ác ại giao cho ta. Tiểu Thuận Tử móc trong người ra một phong thư dán kín rồi nói:

“Ngài mau đứng dậy, Vương tử nhà ta anh minh thần võ, gương sáng treo cao, tự biết phải trái, ngài cũng phải tự biết mình/”

“Đa tạ thuận công công, bản quan đã biết bản quan đã biết. “

Trong lúc đỡ Hoàng Đình Bảo dậy, Tiểu Thuận Tử nhanh tay nhét vào ngực lão phong thư rồi nháy mắt. lão nhìn hết sang bên Trịnh Cán rồi lại nhìn xuống ngực, trong lòng không khỏi thắc mắc tên này trong hồ lô bán thuốc gì, đã vất vả truy cho lão đến bực này, ép lão phải về phe mình rồi lại thần thần bí bí đưa thư.

Trịnh Cán không nhìn đến ánh mắt của lão mà đưa tay lấy thêm một cái bánh nữa rồi nói:

Bánh của nhà Quận công rất ngon, ta rất vừa ý, hy vọng sau này đến phủ quận công còn cho ta ăn thêm nhiều bánh nữa/

Hoàng Đình Bảo là cao quan bậc nào, lão vừa nghe thì đã hiểu ý tứ của Trịnh Cán, ý hắn đây chính là bảo lão, lần này lão ứng đối hắn rất vừa lòng. Sau này hãy làm cho hắn vừa lòng hơn nữa thì lợi ích cho lão không hề thiếu. nghe ra như thế lão không dám chậm trễ vội vã cúi đầu sát đất:

Lần này bánh hoa quế đúng thượng ý được Điện hạ ban khen, đám gia nô nhà thần vô cùng cảm tạ. chỉ mong sau này điện hạ đến ngự dụng nhiều hơn

Ý của lão chính là hôm nay lão đã làm đúng ý của hắn. mong hắn sau này đừng nhắc lại chuyện cũ, mong hắn sau này sau này chính là cho lão nhiều lợi ích hơn.

Cả hai cùng nhìn nhau cười ha hả:

Lão hồ ly

Tiểu hồ ly

Chuyện hôm nay ta hy vọng không có ai biết

Điện hạ yên tâm, hạ quan tự biết nặng nhẹ

Tạm biệt nhau xong xuôi, Trịnh Cán lại chui vào trong cái giỏ đựng thức ăn, Tiểu Thuận Tử cắp vào nách rồi nghênh nganh rời phủ.

Đợi gã đi khuất, Hoàng Đình Bảo vội vã chạy đến thư phòng xé ngay phong thư ra, trời ạ, chữ của điện hạ xấu như gà bới, khiến lão một vị từng thi đỗ bảng vàng phải toát mồ hôi để luận, đọc xong bức thư, lão lại còn toát mồ hôi hơn nữa, chuyện trong thư mà là thật tuyệt đối là một việc trọng đại, quan hệ đến rất nhiều nơi. Làm sao nhị điện hạ có thể biết được, lão bắt đầu nghi ngờ khả năng phán đoán của chính mình. Hay đúng là đức Thái Vương bản triều đã nhập vào người điện hạ. lão quát lớn:

Hoàng Ngũ,

Quận công cho gọi con ạ,

“Ngươi mau cho ngươi mời cấp sự trung(3) Nguyễn Huy Bá đến đây nói ta có việc gấp cần nhờ cậy, “

Vâng, Quận công.

Còn lại một mình trong phòng, Hoàng Đình Bảo tay run rẩy cầm lấy lá thư đọc lại một lần nữa, lão sống hay chết chính là thời khắc này đây. Lão cấp tốc mài mực hạ bút như mưa trên giấy thượng hạng, viết liền một lúc bốn đạo thư rồi dán phong bì niên phong cẩn mật, giao cho Trương Thành mang đến tận nơi, không được chậm chễ, rồi lão lại gọi mấy tên Đô đốc đồng tri, Chỉ huy thiêm sự thân tín đến, dặn dò bọn chúng cả nửa ngày, mới cho chúng rời đi. Lần này có lẽ lão đã dốc hết vốn liếng, còn lại chính chỉ là chờ gió đông mà thôi.

…………..

Quốc Tử Giám, Kinh thành Thăng Long

Văn Miếu - Quốc Tử Giám thời Lê Trung Hưng rất khác so với bây giờ. Quý độc giả đừng nên nghĩ nó chỉ có mấy tòa nhà diện tích vài trăm mét vuông như hiện nay . Văn Miếu thời này có Điện Đại Thành (nhà Đại học của quốc gia) có tả hữu ở phía đông, phía tây và 4 nghi môn. Nhà Minh Luân có 2 giảng đường phía đông và phía tây, và cửa nghi môn Sùng Nho 4 mặt xây tường. Hàng năm việc tu bổ, xây dựng thêm, lát gạch và dọn cỏ, theo lệ cũ do lính ở các huyện, xã và các phường ở hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức đảm nhiệm

Có Phán Thuỷ Đường trên gò Kim Châu ở hồ Văn Cứ đến mùng Một và ngày rằm hàng tháng, học trò lại tập trung về Quốc Tử Giám học tập.

Nhà Đại Bái có làm hai cột đá hình bút lông dựng phía trước Cửa Đại Thành 3 gian 2 chái, lợp bằng ngói đồng. Đông vu và Tây vu mỗi dãy đều 7 gian. Đằng sau có cửa nhỏ 1 gian, điện Canh phục 1 gian 2 chái. Nhà bếp 2 gian. Kho tế khí 3 gian 2 chái, cửa Thái Học 3 gian có tường ngang lợp bằng ngói đồng. Nhà bia phía đông và phía tây mỗi dãy đều 12 gian. Kho để ván khắc in sách 4 gian. Ngoại nghi môn 1 gian xung quanh đắp tường. Cửa Hành mã ngoài tường ngang 3 gian. Nhà Minh Luân 3 gian 2 chái. Cửa nhỏ bên tả và bên hữu đều 1 gian, có tường ngang. Nhà giảng dạy ở phía đông và phía tây 2 dãy, mỗi dãy đều 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá ở phía đông và phía tây đều 3 dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người

Phía trước đại môn Văn Miếu - Quốc Tử Giám là hai bia Hạ Mã với hàm ý dù quan lại hay dân thường khi đi qua cửa Văn Miếu đều phải xuống ngựa đi bộ qua cửa Văn Miếu nhằm thể hiện sự tôn kính đối với các bậc Tiên thánh, Tiên hiền. xung quanh Quốc Tử Giám và xung quanh hồ Văn, đều trồng cây, lát đường. vô cùng trang nghiêm, không phải như thời mà Lê Huy sống, các cây cột bị viết chữ chi chít do sự vô ý thức của đám trẻ mới lớn, đầu con Bá Hạ đội bia thì bị sờ cho đến nhẵn thín thời hiện đại đám nghiên cứu nửa mùa cho rằng các con vật đội bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là loài rùa, nhưng khi Lê Huy đọc sách trong thư viện thì có một phát hiện thật ra đó là Bá Hạ(4) một trong chín đứa con của rồng, đặc tính thích mang vật nặng và nó cũng rất thích văn chương nên người xưa dùng nó để đặt bia Tiến sĩ. Chứ không phải rùa quý vị nha.

Trở lại chuyện chính của chúng ta. Đức Hoàng Thượng Lê Thần Tông và Đức Bề trên Trịnh Sâm đang ngồi cùng với vô số vương công đại thần trong nhà Thái Học, Lê Thần Tông mặc long bào bằng gấm đoạn vàng ngồi chính giữa, Trịnh Sâm mặc áo tía ngồi chếch về mé tả, phía dưới là vô số các vị quan lớn như thượng thư lục bộ, lục phiên bên phủ chúa, các vị Tả hữu đô đốc ngũ quân phủ, các vị hoàng thân quốc thích, rồi đến vương công đại thần. tất tật đang ngồi ở đó, vì một một đích duy nhất là xem Đức Thái Vương bản triều báo mộng gì cho vương tử. đám Tế Tửu, Tư Nghiệp và Trực giảng (5) không thể nào ngờ được các vị huân quý bậc nhất triều đình lại tập trung hết cả lại chỗ này, khiến cho đám phẩm trật thấp như bọn chúng xơ tóc gáy chạy xuôi chạy ngược phục vụ, ai nấy đều là lần đầu tiên tiếp kiến Đức Hoàng Thượng và Đức Bề trên gần đến như vậy, tất cả mồ hôi vã ra đầy đầu, không dám có điều gì thất lễ, chỉ sợ sơ xuất hay phạm húy là cái đầu bay khỏi cổ.

Trên chủ vị Lê Thần Tông đang dùng một ấm trà thượng hảo hạng do bọn Quang Lộc Tự(6) dâng lên, phía hữu của Lê Thần Tông, Trịnh Sâm cũng dùng trà y như vậy, Đức Hoàng thượng có gì Trịnh Sâm có cái đó, thậm chí Trịnh Sâm có chưa chắc Đức Hoàng Thượng đã có. Quyền thế chúa Trịnh Sân hiện nay có thể nói là khuynh loát trong triều, các đời vua trước đã là ngồi không thì đến đời này càng buông tay rủ áo. Qua một tuần trà, Lê Hiển Tổng cất tiếng:

Không biết Trịnh Thái Vương định báo mộng gì cho đám đồ tử đồ tôn chúng ta. Hay trẫm trị quốc có chỗ không đúng/

Trịnh Sâm ngồi mé hữu lắc đầu đáp:

“Đức hoàng thượng từ khi đăng cơ đến nay trong dẹp nội loạn Công Chất, Duy Mật, phía ngoài đánh cho đám Phản loạn đàng trong không dám vượt qua giới tuyến, có thể nói công vượt cổ kim, uy đức trùm bốn bể. sao có thể trị quốc không nghiêm. Hoàng thượng không nên cả nghĩ mà tổn hại long thể. “

Đám vương công đại thần phía dưới cũng được thể a dua, lời nịnh nọt tuôn ra như thủy triều, nếu nói về vuốt mông ngựa, bọn này mà nhận thứ hai sợ là khắp cả Kinh thành Thăng Long không ai dám nhận hạng nhất. đợi đám hủ nho chua lét này tạm lắng xuống. Lê Thần Tông mới nói:

Cơ nghiệp tổ tổng được như ngày hôm nay chính là do Vương hết sức giúp gìn giữ, Mong rằng: Vương hãy cố gắng Trung hiếu đủ mười phần, gắng giữ tròn một đạo. Thọ khang gồm năm phúc; ngôi vương dài ức năm. Giúp cho hoàng gia bền vững lâu dài, giữ cho tông xã vô cùng tốt đẹp.

Trịnh Sâm vội lạy tạ:

“Đức hoàng thượng yên tâm, thần cho dù chết cũng quyết báo đáp ân đức hoàng triều.”

……

Trái ngược hẳn với nhà Thái Học, phía bên trong nơi mà Trịnh Cán trai giới để ghi chép lại lời dạy của Trịnh Kiểm lại yên tĩnh phi thường, đám thái giám cung nữ sáng ngày, cùng đi với Trịnh Cán vào đây, đang đứng ngồi không yên đi đi lại lại, mặt ai nấy cũng đầy vẻ lo âu hoảng sợ, không hoảng sợ sao được khi mà hồi sáng, vương tử đã chui vào trong giỏ rồi đi mất hút. Chẳng may việc này lộ ra ngoài, rất có thể họ sẽ bị chém hết với tội danh như dậy hư thế tử vân vân là vân vân.

Tiểu Huyền Tử, ngươi xem khi nào vương tử mới về.

Linh Nhi đã sốt sốt lắm, trước giờ nàng chưa trải qua tình cảnh này bao giờ, đúng là như kiến bò trong chảo.

Tiểu Huyền Tử đáp lại:

“Ngươi hỏi ta, thì ta lại biết đi hỏi ai. “

“Vậy bây giờ phải làm thế nào, không nhẽ cứ chờ chết ở đây”

Cả đám nhao nhao lên hỏi. vừa lúc đó thì một giọng nói oai nghiêm vang lên,

“Im hết cho ta,”

Trịnh Cán đã chui ra từ trong chiếc giỏ, bên cạnh hắn là TIểu Thuận Tử đứng cúi đầu xuôi tai, hắn đã thực sợ vị chủ nhân này rồi, tuổi mới bao lớn mà đã nghĩ ra lắm chuyện kinh thiên động địa. Đứng lại đàng hoàng co duỗi mấy cái cho đỡ mỏi rồi hắn quát bảo một tên cung nữ.

“Mau mài mực, ta cần ghi chép một chút.’

/……………..

Chánh Nhất Phẩm: quan lại thời xưa có cửu phẩm. Mỗi phẩm lại chia làm hai bậc: chánh và tòng. Để định vị trí cao thấp của hệ thống tên tước, phải căn cứ vào đơn vị tư. Người càng có nhiều tư thì càng có tước cao. Tư là đơn vị của hàng tòng cửu phẩm. Cửu phẩm là hàng thấp nhất có 1 tư. Cao hơn là chánh cửu phẩm có 2 tư. Hàng tòng bát phẩm có 3 tư. Hàng chánh bát phẩm có 4 tư. Như vậy hàng cao nhất là chánh nhất phẩm có 18 tư

Cấp sự trung: 1 chức quan chánh thất trong sáu bộ có sau khoa Lại khoa, Hộ khoa, Lễ khoa, Binh khoa, Hình khoa, Công khoa)

Bá Hạ : Con thứ 7 của rồng, có sở thích văn chương hình dáng như con rùa, đầu rồng, có sức mạnh kinh hồn, thích cõng vật nặng trên lưng, có thể cõng cả trái núi một cách nhẹ nhàng theo truyền thuyết rồng sinh 9 con. Bí Hí, Li Vẫn/Si Vĩ, Bồ Lao, Bệ Ngạn, Thao Thiết, Bá Hạ, Nhai Xỉ, Toan Nghê, Tiêu Đồ

Tế Tửu, Tư Nghiệp và Trực giảng: các quan đứng đầu Văn Miếu thời lê Trịnh.

Quang lộc tự là một trong 6 tự trong quan chế Lục tự. Quang lộc tự là cơ quan phụ trách việc cung cấp và nấu rượu lễ, đồ lễ, đồ ăn trong các bữa tế tự, triều hội, yến tiệc cung đình, yến tiệc ân vinh Tiến sĩ.