Chương 10: Chương 10 Kỳ Thư

Kỳ Thư

Linh Nhi nghe thấy vậy thì phì cười:

“Vương tử, ngài biết viết chữ khi nào thế.”

Hắn cũng không buồn nhìn đến nàng mà giục đám thái giám mau mau trải giấy, không nhanh thì sợ là không kịp ấy chứ chẳng đùa, viết chữ nôm này vừa khó viết vừa khó nhận mặt chữ, hắn viết mà cứ xiêu xiêu vẹo vẹo, tên cung nữ mài mực cho hắn, nhìn thấy nét chữ của hắn thì mặt nhăn nhúm cả lại vì nhịn cười, cố gắng lắm hắn mới viết được ba chữ Trị Quốc Sách:

Hắn ném bộp cái bút xuống bàn rồi nói:

“Không xong rồi Linh Nhi mau viết hộ ta.”

Linh Nhi không dám cười nữa mà dạ một tiếng rồi tiến tới cầm lấy bút, ngước ánh mắt trong trẻo lên chờ hắn đọc,.

Trịnh Cán ngồi xuống ghế, đưa tay xoa xoa đầu, hai tên cung nữ đứng đằng sau hắn cầm quạt lông khẽ phe phẩy quạt, hắn đang vắt óc nhớ lại vài món tư liệu có thể dùng trong đống sách hắn đọc ở thời hiện đại:

Thế nhưng trước hết cũng phải cho vào vài câu giáo điều của thời này cái đã, hắn ê a đọc cho Linh Nhi chép

“ Ngôi Cửu ngũ chí tôn, phải tỏ tường thông kim bác cổ, đạo tâm sáng tỏ. theo học thánh hiền, Có lòng bao dung độ lượng, hải nạp bách xuyên, tuy chỉ là tu thân của một người nhưng lại có liên quan rất lớn đến lê dân bách tính...”

Hắn đọc đến đâu Linh Nhi ghi chép theo đến đó, đám thái giám cung nữ đều há mồm thè lưỡi thật dài. nếu không phải chứng kiến màn lừa đảo này ngay từ đầu, thì có lẽ đám này cũng tin là chủ nhân của mình được Thái Vương Trịnh Kiểm báo mộng.

Mặc kể vẻ mặt cổ quái của đám gia nhân, Trịnh Cán lại đọc tiếp.

Theo sau mấy câu mở đầu là một đoạn dài về tu thân dưỡng tính, rồi thì là dân có thể chở thuyền, cũng có thể lật thuyền, hoàng đế phải yêu dân như con. Tóm lại là một thiên trường giang đại hải, cóp nhặt ở mỗi quyển sách mà hắn đọc mấy dòng, lắp ghép vào nghe cũng khá là có hồn. hắn đọc lại rồi gật gù tán thưởng.

Trả tờ giấy lại cho Linh Nhi rồi hắn lại đọc.

“Nay chế độ giàn trải quá nhiều, quyền hành chen lấn, làm khó cho việc quốc quân trị quốc, cho nên ta đặc báo cho Cán nhi chép lại Trị Quốc Sách này để làm nền Trung Hưng trường cửu thiên thu vạn đại…”

Sau đó hắn theo trí nhớ của mình đọc ra vô số cải cách tân tiến

Như cải cách chế độ quan lại, quy định lại chức năng của các bộ bên vua Lê và các phiên bên phủ chúa. Đại loại như sau:

Nội các là cơ quan phụ tá giúp việc cho vua, chuyên trách giải quyết các công việc về công văn, giấy tờ như xét duyệt các văn bản trước khi trình lên vua, làm phiếu nghĩ, thư bài, soạn các bản phúc đáp, kính sao bản vua phê, phụng sao lời chỉ dụ, sao lục phát giao công văn, coi giữ ấn tín

Cơ mật viện tư vấn cho Đức Hoàng thượng và Đức bề trên các vấn đề về chính trị, ngoại giao và những vấn đề mang tính cơ mật quốc gia.

Quy định lại chức năng cụ thể của 6 Bộ

Bộ Lễ lo việc lễ nghi, tế tự, khánh tiết, yến tiệc, trường học, thi cử, áo mũ, ấn tín, chương tấu, biểu văn, sứ thần cống nạp, các quan chầu mừng, tư thiên giám, thuốc thang, bói toán, tăng lục, đạo lục, giáo phường, đồng văn nhã nhạc.

Bộ Lại chuyên trách việc quan tước, thăng giáng, thuyên chuyển, lựa chọn, xét công, bãi truất và thăng thưởng, bổ sung quan lại, cung cấp người cho các nha môn, chỉnh đốn phép làm quan để giúp việc chính sự trong nước.

Bộ Công chuyên trách việc xây dựng, tu sửa cung điện, lăng tẩm, thành hào, đồn luỹ, đê điều, cầu cống, đường sá, lo việc thợ thuyền, sản xuất vật dụng phục vụ trong hoàng cung và quản lý việc sản xuất hàng hoá ngoài xã hội…

Bộ Hộ chuyên trách việc ruộng đất, nhân khẩu, kho tàng, thuế khoá, định giá lương thực trong nước, bình chuẩn việc phát ra thu vào để điều hoà nguồn của cải nhà nước, nó giống như bộ tài chính và ngân hàng nhà nước hiện nay

Bộ Hình chuyên trách việc luật lệnh, xét xử, hình phạt, án tù, ngục tụng, giúp nhà vua chế định, chấn chỉnh các vấn đề về hình luật.

Bộ Binh chuyên trách việc binh nhung, khí giới, bảo vệ kinh thành, biên giới, các nơi hiểm yếu, chăm lo việc bổ nhiệm, tuyển dụng các chức võ quan trong ngạch, khảo duyệt vũ khí, quân lương

Quy định về Lục Tự , lục tự này giống như các sở ban ngành hiên đại thừa hành quyền lực mà Lục bộ trao cho gồm Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lư tự, Thượng bảo tự. Hồng lư tự (lo việc tiếp đón sứ đoàn các nước) và Thượng bảo tự (lo việc văn phòng, ấn tín giúp vua) có chức trách thường trực, các chức điều hành trong những tự khác như chức Tự khanh, Tự thiếu khanh, Tự thừa thường trao cho các quan trong Lục bộ điều hành tạm thời, không có chức vụ nhất định

Đô sát viện giám sát các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương Đô sát viện, Đại lý tự, Bộ Hình là 3 cơ quan trong Tam pháp ty tạo thành hệ thống tư pháp

Tôn nhân phủ chuyên chăm lo các vấn đề về hoàng tộc như: trông coi sổ sách của hoàng tộc, thay nhà vua quản lý mọi mặt trong hoàng tộc.

Hàn lâm viện được chuyên trách các việc chế cáo, từ hàn để tuyên dương, lo chương sớ, chiếu cáo, dựng bia, soạn kinh điển, thư từ bang giao, biên tập sách vở.

Quốc tử giám phụ trách việc dạy học, giáo dưỡng các hoàng tử, con cháu trong hoàng tộc, quan lại trong triều đình, đào tạo nhân tài cao cấp của nhà nước

Quốc sử quán chuyên trách việc nghiên cứu, lưu trữ sử liệu, biên soạn các bộ sử chính thống của triều đình

Thái y viện chuyên trách chăm sóc sức khoẻ cho vua và người trong hoàng tộc, chăm lo việc thuốc thang, chữa bệnh và ngành y dược trong cả nước

Khâm thiên giám chuyên quan sát và chiêm nghiệm âm dương bói toán, các hiện tượng thiên văn, thời tiết, làm lịch, coi ngày, báo giờ để định mùa vụ cho dân, giữ đồng hồ báo canh ở trong cung, và giữ trọng trách tư vấn triều đình về các vấn đề địa lý và phong thủy

Thông chính sứ ty chuyên phụ trách việc tấu chương trong ngoài, chuyển đạt giấy tờ của triều đình xuống và nhận đơn tâu lên vua. Trưởng quan Thông chính sứ ty, cùng trưởng quan Đại lý tự, trưởng quan Đô sát viện, và 6 vị quan Thượng thư điều hành Lục Bộ, hợp thành Cửu khanh của triều đình

Nội vụ phủ là cơ quan coi giữ tài sản, vật dụng cho vua và hoàng gia tại nội cung. Ngoài ra, Nội vụ phủ còn giữ trách nhiệm quản lý và sản xuất các vật dụng cho vua và nội cung dùng.

Vũ khố. Đây là cơ quan chuyên trách việc coi giữ quân trang, vũ khí. Dưới Vũ khố là các ty, và các kho trực thuộc.

Đọc đến đây hắn cũng phải thán phục trí nhớ của mình, nếu thực thi theo sách này, bộ máy trung ương sẽ gần như hoàn thiện, ngoại bang sau này muốn xâm lược Đại Việt ư, không có cửa rồi.

Sau phần viết về thể chế triều trình, hắn suy nghĩ rồi đưa vào một mớ cải cách theo ý của hắn như, cải cách quân đội, cải cách vũ khi, khoa cử… tóm lại là những gì tinh hoa của triều đại phong kiến đều ở trong này cả, hắn đọc một thôi một hồi khiến cho Linh Nhi cũng phải chép mỏi tay mới kịp.

Có một số chỗ hắn còn trắng trợn lấy các trước tác của đời sau nhận làm của mình, thực là mặt dày quá lắm/

Ghi chép suốt hai canh giờ thì Trị Quốc Sách mới xong, Linh Nhi đưa tay lau mồ hôi trên trán. Thấy vậy hắn bèn quát:

Tiểu Huyền Tử còn không mau dâng tra cho Linh Nhi

Dạ dạ,

Tiểu Thuận Tử đưa trà qua, Linh Nhi vội vã quỳ lạy:

Tạ ơn vương tử

Hắn xua tay lắc đầu:

“Cho ngươi thì ngươi cứ uống đi, tạ ơn cái gì. Uống xong rồi viết tiếp”

ặc

Linh Nhi tí nữa thì sặc, lại phải viết tiếp sao. Ngài thật chiếu cố mối làm ăn của nô ty. Đau khổ xoa xoa cổ tay trừng mắt hạnh nhìn Trịnh Cán.

Hắn cũng mặc kệ nàng lườm, hắn nhăn mặt suy nghĩ:

Muốn Đại Việt hùng mạnh, thì không thể độc tôn nho học, những thứ gì mà quân muốn thử tử thân không tử là bất trung,. Hắn không thích cái mớ lý luận này cho lắm, mặc dù ở thời đại này, tư tưởng này chính là thứ tốt nhất để bảo vệ hoàng quyền, bảo vệ chính cho hắn, nhưng hắn vẫn cần mượn uy của Trịnh Kiểm để đưa một chút tri thức mới vào đời sống của bách tính thời này. Nhưng nói về khoa học kỹ thuật, hắn nhận ngu thứ hai, chắc không ai dám nhận nhất, hắn suy nghĩ mãi rồi cũng đành mượn lời Trịnh Kiểm đề cao khoa học kỹ thuật, làm cho thế nước cường thịnh vân vân và mây mây. Nhắc nhở đám hậu nhân phải cải tiến vũ khí, đúc súng, đóng thuyền, hắn lại lôi cả Đại Thành Toán Pháp (1) của Lương Thế Vinh vào đây bắt đưa vào học tập. đang đọc thì hắn chợt nhớ đến diện mạo của Thăng Long sau này thế là hắn lại mượn giọng của Trịnh Kiểm sai đám Trịnh Sâm hàng năm phải đắp đê ngăn lũ, trong thành Thăng Long phải xây dựng cống ngầm, hệ thống thoát nước cho cẩn thận, hắn lại còn bồi thêm một câu “ Tuy chỉ là việc nhỏ nhưng liên quan đến cơ nghiệp rất lớn, chớ nên coi nhẹ mà làm hỏng đại nghiệp ngàn đời”

……………..

Sau hai ngày hai đêm ở trong Quốc Tử Giám, Trịnh Cán dâng lên vua Lê Hiển Tông và Trịnh Sâm hai cuốn sách, một cuốn tên là sách trị quốc, một cuốn gọi là Canh tân. Hai cuốn sách này vừa hiển lộ đã gây ra một trận oanh động trong triều:

Sách trị quốc: nói về đạo trị quốc, cải cách hành chính, cải tổ, và làm cho chế độ trung ương tập quyền thành một thế vững chắc. nhà vua nắm mọi quyền hành, trên thực tế thời này chính là cha hắn Trịnh Sâm.

Còn canh tân sách chỉ ra những hạn chế của đất nước và cách để thay đổi, nhìn ra ngoài thế giới . hắn manh dạn đưa vào sách một mớ lý luận thời hiện đại như dân bàn, dân kiểm tra, giám sát, nếu quan phụ mẫu làm không tốt có thể kiện lên đến tận triều đình, phần lớn là tri thức mà hắn ăn cắp, nhưng hắn cũng tặc lưỡi cho qua

“- mẹ nó , ông đây đọc truyện, thằng nào xuyên việt mà lại chả nhận vơ kiểu này, ta chẳng qua mới chỉ ăn cắp bản quyền có tí chút, hông có gì đáng kể.”

Hai cuốn sách này rất nhanh chóng được Vua Lê, Chúa Trịnh công đám vương công đại thần thông qua, giỡn chơi sao. tổ tiên của họ Trịnh, người giúp vua lê giành lại ngai vàng ‘Minh Khang Nhân Trí Vũ chinh hung lược Hiển đức phong công Khải nghiệp hoành mô Tế thế trạch dân Kiến ưu khuông bích Triệu tường dụ quốc Quảng vạn hoằng mô Dụ hậu diễn phúc Tĩnh bích tá mạn Thùy hưu đốc bật Khai quốc cương nghị Phụ quốc tán trị Nghi uy triệu vũ Diên khánh vĩnh tự Kinh văn tuy lộc Cảnh quang phi hiếu Dương võ phù tộ Hưng nghiệp thùy thống Hồng sư nguyên tự Đốc dự riễu tự Yến mưu hồng nghiệp Khoát dại khoan dung Lập cực vĩnh điển Tuy phúc trí đức Quảng huệ phù vận Tư trị hồng ơn Tích hậu vĩnh đức Đại công thịnh nghiệp Chế trị phục viễn Lập kinh trần kỷ Cương minh hung đoán Trương thiện triệu uy Trấn quốc an cương Quan minh tấn triết Cung ý quả quyết Sáng pháp khai cờ Cảnh thái vĩnh quang Hàm trương tái vật Mậu công hoành hiến Pháp thiên hưng vận Quách hoành khôi cương Tề thánh thông minh Vũ anh quả tịch Trương nghĩa bình tàn Thánh nhân duệ trí Cương kiên trung chính Anh hung hào kiệt Kiến nghĩa tạo mưu Khai tiên xương hậu Thái thủy phu tiên Sùng cơ triệu khánh Thần võ thánh văn Hùng tài vĩ lược Lập nghiệp phối thiên Cao công đức hậu Triệu mưu khải vận Sáng nghiệp lập bản Thái Vương’

Đấy một loạt thụy hiệu dài như vậy, sự tích anh hùng của ngài như vậy, đám con cháu sao dám không nghe lời, rất nhanh chóng, hai cuốn sách này được thực thi một cách triệt để, hay mà như ngày nay chúng ta hay nói đó là cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trịnh Cán chính là nắm được điểm này, hắn biết rõ, không có kẻ nào đầu óc bình thường vào thời điểm này dám chống lại uy quyền của họ Trịnh, không một kẻ nào dám, có chăng cũng chỉ nói xấu sau lưng, còn trước mặt tất nhiên chúng sẽ gật đầu lia lia, mồm luôn miệng:

“- Đức thái vương anh minh, trị quốc sách của ngài đúng là kỳ thư…”

Chưa đến một tháng ai ai cũng ca ngợi kỳ thư này, người ta đua nhau đọc và chép lại, triều đình cho người giảng ở giữa chợ hoặc cổng thành cho dân chúng nghe, từ đây triều đình đi vào một giai đoạn mới, mọi truyện đều năm trong vòng dự đoán của hắn, có mớ sách này, sau này hắn muốn cải cách cũng không vấp phải bao nhiêu phản đối.

Sách này ra đời, Thanh danh Trịnh Cán bỗng chốc tăng vọt. không chỉ lê dân bách tính dựng ngón cái lên khen ngợi nhị điện hạ lo cho nước cho dân nên đức thái vương mới chọn ngài để báo mộng. mà đám quan lại, vương công quý tộc, võ thần huân quý, cũng nườm nượp kéo đến vấn an, khiến cho hắn sợ hãi phải trốn biệt vào lầu Ngũ Phượng, không dám ló mặt ra ngoài

“- Điện hạ, ngoài thành bây giờ ai ai cũng khen ngài và anh minh thần võ, hùng tài đại lược, hai cuốn kỳ thư của điện hạ, thật là khiến nô tài cũng phải lau mắt mà nhìn.’

Tiểu Thuận Tử cười cười tâu với hắn. đúng là gã cũng phải trợn mắt thật, vị điện hạ này cứ cho hắn cảm giác thần thần bí bí, mới có ba tuổi đã dọa cho Hoàng Đình Bảo sợ vỡ cả mật, rồi lại đưa ra hai cuốn sách có thể nói là quá sức tưởng tượng, thực sự hắn không biết vị chủ tử này ba tuổi hay là ba mươi tuổi nữa. hơn nữa hôm qua Vua Lê đã ban chiếu chỉ phong thưởng cho Trịnh Cán thực ấp hai ngàn hộ, đây là một ân điển rất lớn, hiếm có ai còn trẻ tuổi như vậy đã đạt được. Nghe Tiểu Thuận Tử xu nịnh, hắn cười ha hả, mặc dù biết là hắn nói phóng đại nhiều lần, nhưng ở đời ai lại không thích người khác khen mình, giờ Trịnh Cán cũng hơi hiểu tại sao nịnh thần lại sống lâu như vậy.

Hắn biết tuy sách này ra đời quốc lực sẽ dần dần mạnh lên, thế nhưng có một việc mà phải đợi đến khi hắn lên ngôi chúa thì mới giải quyết được, đó chính là việc thuế khóa, Thuế thời Lê Trịnh có đến hơn bốn năm trăm loại, như thuế thân, thuế ruộng, thuế muối, thuế đất, thuế sản vật, thuế tuần ty, thuế chợ….

Mỗi nơi lại thu thuế một kiểu, có nơi nộp cho Chúa, có nơi nộp cho tướng lĩnh, quan lại hay người được chúa chỉ định, cho nên tệ nạn nhũng nhiễu, thu lạm là không thể tránh khỏi, trong lịch sử mà hắn đọc, chính vì tệ sưu cao thuế nặng này, mà rất nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, hắn muốn sống lâu ở thời này, nếu không giải quyết được vấn đề thuế khóa thì chẳng mấy chốc, mọi việc sẽ diễn ra đúng theo lịch sử, Tây Sơn san phẳng cả đàng trong lẫn đàng ngoài, cơ nghiệp tổ tiên để lại cũng trôi theo dòng nước, thế nhưng việc thuế này cũng phải tiến hành hết sức từ từ, Lịch sử đã có gương sáng cho hắn soi rồi, ai nhỉ ?, hắn nhíu mày suy nghĩ rồi lại gật gù, à à Trương Cư Chính của nhà Minh. Lão này thực ra cũng có đại tại, thế nhưng theo hắn thì ông này làm việc bất chấp quá Năm Vạn Lịch thứ 9 (1581), lão cho sa thải một loạt quan chức lớn như tuần phủ Vân Dương, tuần phủ Thuận Thiên, tổng số quan lại trong nước vì thế giảm từ hơn 12 vạn người xuống còn 9 vạn 8 nghìn người. Về đất đai, Trương Cư Chính cho thanh tra các địa chủ khai man đất để trốn thuế đồng thời cho áp dụng chính sách Nhất điều tiên pháp nhằm đơn giản hóa việc thu thuế đồng thời tăng thu cho ngân sách quốc gia thế nhưng do lão quá cứng nhắc nên đám quan lại không hề ưa thích, cuối cùng sau khi lão qua đời. Vạn Lịch nghe lời của đám quan lại gây cho gia đình lão bao tai họa. đã có tấm gương này, nếu hắn không từ từ chậm rãi, rất có thể chẳng mấy chốc hắn cũng đi gặp Trịnh Kiểm nơi chín suối

Tiểu Thuận Tử thấy hắn lúc thì gật đầu, lúc thì lại lắc đầu, lại tưởng hắn bị làm sao, tiến lên sờ trán hắn:

“Điện hạ, ngà không sao đây chứ, hay bị ốm.”

“Ốm cái đầu người, việc ta giao ngươi đã làm chưa, “

Trịnh Cán đá cho Tiểu Thuận Tử một cái rồi quát.

Vừa ôm đầu lùi ra ra, gã vừa trả lời:

“Khởi bẩm nhị điện hạ, theo lệnh ngài nô tài đã nói với Hoàng Đình Bảo rồi, hắn nói việc này là việc nhỏ chẳng mấy chốc sẽ đưa người đến, Điện hạ bất tất phải nhọc lòng”

Vậy thì tốt

Trịnh Cán mong chờ cuộc gặp gỡ này, đây là cuộc gặp gỡ trong lịch sử, hắn cũng nóng lòng muốn biết vị Hải Thượng Lãn Ông (2) này trông như thế nào, y thuật có thực sự cao minh hay không. Tuy hắn xuyên qua thì thể chất của Trịnh Cán thay đổi nhiều, nhưng hắn thuy chung vẫn thấy yếu ớt, điều này rất không an toàn, hắn chợt nhớ ra vị thần y này, có thể lão thực sự có cách

Đại Thành Toán Pháp: là một cuốn sách toán học cổ của Việt Nam, tác giả là Lương Thế Vinh biên soạn vào giữa Thế kỉ 15

Hải Thượng Lãn Ông: tinh thông y học, dịch lý, văn chương danh nhân thời Trịnh Sâm