Chương 21: Chương 17

Angiêlic đang ngồi ngoài hành lang đặt dãy gương soi theo kiểu Vơnidơ của lâu đài Bá tước ở Tuludơ. Nàng chưa biết mình sẽ làm gì, và mình cần có thái độ như thế nào. Buổi sáng hôm đó khi rời nhà thủy tạ trên bờ sông Garon trở về đây, nàng không trông thấy ông Perắc đâu. Quản gia Clêmăng báo với nàng Bá tước đã đóng kín cửa, ngồi trong phòng thí nghiệm cùng với Cuaxi-Ba, anh chàng người Morơ. Angiêlic bực mình cắn môi: chắc ông ta sẽ vắng mặt hàng giờ mà không quay lại. Nhưng nàng cũng chẳng cần gì sau trò lỡm của ông đêm trước, nàng vẫn còn bực bội.

Nàng quyết định đi vào phòng để cốc đĩa, nơi pha chế rượu mùi và nước hoa quả, nàng vừa bước vào căn phòng sực nức mùi cam, quế và hoa hồi, chú bé người hầu da đen hớt hải chạy đến báo tin: ngài Nam tước Phrôngtơnắc, Tổng giám mục Tuludơ đến kính thăm Phu nhân Bá tước và

Ngạc nhiên và với một cảm giác lo ngại không rõ rệt. Angiêlic cởi khăn choàng làm bếp ra và vuốt lại tóc. Nàng ra phòng đợi gần cổng thì trông thấy bóng dáng cao lớn của ông Tổng giám mục mặc áo dài màu đỏ ngoài có khoác tấm áo choàng cổ trắng.

Angiêlic quỳ xuống hôn nhẫn Tổng giám mục; nhưng khi nàng đứng lên thì đức cha lại h

ôn tay nàng, cho thấy cuộc đi thăm này không mang nghi lễ trọng thể.

Tổng giám mục gỡ bỏ mũ và găng tay trao cho một trong số mấy linh mục trẻ tùy tùng rồi ra hiệu cho người đó ra ngoài.

- Những người đi theo tôi sẽ đợi ở bên ngoài. - Đức cha nói.

Trong phòng khách, Angiêlic xin lỗi vì chồng nàng vắng mặt.

Sau khi xoa hai tay với vẻ đăm chiêu, Tổng giám mục nhắc lại rằng ông vui mừng được gặp lại người phụ nữ trẻ tuổi sau một thời gian khá lâu, kể từ ngày ông làm phép cưới cho nàng ở nhà thờ lớn, chưa có nhiều dịp xuất hiện ở Tòa giám mục.

Rồi ông đột ngột hỏi nàng:

- Phu nhân có biết gì về chuyện ông Bá tước làm công việc luyện đan không?

- Thực tình tôi không được biết. - Angiêlic điềm tĩnh trả lời. - Bá tước Perắc thích khoa học.

Người ta nói ông ấy là một nhà khoa học lớn.

- Tôi tin như vậy. Nhà tôi thường ngồi lâu hàng giờ trong phòng thí nghiệm, nhưng ông ấy chưa bao giờ cho tôi xem phòng thí nghiệm ấy cả. Chắc chắn nhà tôi cho rằng loại công việc này, phụ nữ không chú ý đến.

Nàng mở chiếc quạt giấy để che nụ cười, hoặc vì nàng có một cảm giác không thoải mái dưới cặp mắt sắc sảo của ông thầy tu.

Như nhận thấy vẻ bối rối đó, ông ta nói:

- Cha có nhiệm vụ thăm dò lòng dạ nông sâu của con người. Nhưng chớ rối trí, con ạ. Trông mắt con, cha biết rằng con ngay thẳng, và mặc dù tuổi còn trẻ, con có nhiều nghị lực. Và có lẽ cũng còn thời gian cho người chồng của con hối cải về những lỗi lầm và từ bỏ những việc làm tà giáo của ông ta.

Angiêlic thốt lên một tiếng kêu:

- Thưa Đức cha, con xin thề rằng ngài lầm rồi. Có thể chồng con không cư xử được như một người công giáo mẫu mực, nhưng ông ấy không có chút liên quan gì tới việc cải cách tôn giáo hay những tín ngưỡng khác của Tin lành...

- Thưa phu nhân, ai chẳng biết rõ những người Tin lành nổi tiếng thường xuyên tới thăm nhà ta?

- Đó là những nhà khoa học. Ông ấy thảo luận với họ về khoa học, không phải về tôn giáo.

- Khoa học với tôn giáo có những quan hệ mật thiết với nhau. Vấn đề làm cho tôi băn khoăn từ nhiều năm nay là vấn đề này: Bá tước Perắc là một người rất giàu và ngày càng giàu. Từ đâu mà ông ấy có nhiều vàng thừa thãi đến thế?

- Nhưng thưa Đức cha, ông ấy thuộc dòng dõi một gia đình quý tộc lâu đời nhất ở xứ Lănggơđốc này.

Tổng Giám mục nở một nụ cười khinh bỉ:

- Đúng thế. Nhưng, tước vị quý tộc không đồng nghĩa với giàu có. Bố mẹ chồng của Phu nhân trước kia nghèo đến nỗi tòa dinh thự lộng lẫy mà phu nhân hiện đang ngự trị, mới mười lăm năm trước đây thôi chỉ là một cảnh điêu tàn. Thế ông Perắc có bao giờ nói chuyện với phu nhân về thời trai trẻ của mình không?

- Không, không ạ. - Angiêlic kh ngạc nhiên về sự kém hiểu biết của mình.

- Ông ta là con út trong gia đình: nhà nghèo đến mức năm mười sáu tuổi, ông đã phải xuống tàu lưu lạc đến những miền đất xa xôi. Trong nhiều năm không thấy ông ta trở lại, mọi người tưởng ông ta chết rồi. Bỗng ông ta xuất hiện. Bố mẹ ông ta đã qua đời, cả người anh trai nữa. Các chủ nợ đã chia nhau xâu xé đất đai và tài sản gia đình ông ta. Ông ta phải bỏ tiền ra mua lại cơ nghiệp cũ, và từ đó ông ta đã ngày càng giàu thêm. Mặt khác, ông ta lại là một nhà quý tộc không bao giờ có mặt ở triều đình, thậm chí ông có ý cho mọi người thấy mình tự tách ra khỏi chốn cung đình và không nhận bất cứ khoản trợ cấp nhỏ nào của nhà vua.

- Nhưng ông ấy có đất đai. - Angiêlic nói và thấy hơi tức thở. - Có trại nuôi cừu ở vùng đồi núi, để khai thác lông, có hẳn nhà máy lớn để dệt len, có đồn điền trồng ôliu, có trại chăn tằm lấy tơ, có mỏ vàng, mỏ bạc!

- Vàng và bạc phải không?

- Vâng, thưa Đức cha. Bá tước Perắc có nhiều mỏ ở nhiều nơi trong nước, và ông tuyên bố là đã khai thác được nhiều vàng và bạc lắm.

- Đấy thật là một từ chính xác, phu nhân ạ. - Ông thầy tu nói giọng thật ngọt ngào - Các mỏ mà ông ta tuyên bố khai thác được vàng và bạc. Chính tôi muốn được nghe thấy điều này, điều phỏng đoán đáng sợ này vậy là có cơ sở.

- Người định nói gì, thưa Đức cha?

Một lần nữa, ông Tổng giám mục Tuludơ lại nhìn nàng với đôi mắt sắc, nay trở thành lạnh như thép. Ông nói thật chậm:

- Tôi không nghi ngờ gì về chuyện Phu quân của bà có thể là một trong những nhà khoa học lớn nhất của thời đại này. Vì vậy, thưa Phu nhân, tôi tin rằng chính ông ta đã khám phá được thứ “Đá tạo vàng“, nghĩa là bí quyết dùng quỷ thuật chế tạo vàng. Nhưng ông ta đi theo con đường nào để đạt được mục tiêu đó? Tôi rất sợ ông ta giành được quyền lực đó là nhờ đã tư thông với q

Một lần nữa, Angiêlic lấy quạt giấy che miệng để khỏi bật cười. Lời tố cáo kỳ quặc từ miệng Tổng giám mục, người được coi là rất thông minh, trước hết làm nàng ngạc nhiên và thấy hết sức buồn cười. Ông ta có nói nghiêm chỉnh không đấy?

Như một tia sáng lóe lên trong đầu, nàng chợt nhớ ra rằng tất cả các thành phố lớn ở Pháp, Tuludơ là thành phố duy nhất còn giữ lại trụ sở của Tòa án giáo hội. Thứ cơ chế tòa án trung cổ khủng khiếp nhằm đàn áp những người theo tà đạo vẫn còn duy trì ở Tuludơ, quyền lực của chính Nhà vua cũng không khống chế được quyền hành của Tòa án giáo hội.

Angiêlic biết rằng chính Tổng giám mục, người đang ngồi trước mặt nàng, hiện nay vẫn là người thống lĩnh của Tòa án giáo hội.

Vì vậy nàng thật sự bối rối, nàng khẽ cất lời:

- Thưa Đức cha, làm sao Người có thể buộc tội phù thủy cho chồng tôi? Tôi nghe nói chính Người cũng thuê hàng đoàn người đãi cát lọc vàng ở sông Garon và dùng tiền lãi thu được để cứu tế dân nghèo.

- Con ạ, chính vì có biết ít nhiều về việc đãi cát lọc vàng mà ta có thể khẳng định: cho dù có đi đãi cát ở tất cả sông suối của cả xứ Lănggơđốc này, thì tổng số vàng lọc ra được cũng chưa thấm gì với khối vàng mà Bá tước Perắc hình như có trong tay.

Angiêlic thấy câu chuyện trao đổi như thế này vừa dớ dẩn, vừa nguy hiểm.

Nàng quay ra cửa, hy vọng nghe thấy bước chân đi khập khiễng của chồng ngoài hành lang. Nàng giật mình trông thấy Bá tước Perắc đi vào.

Ông vẫn mặc chiếc áo khoác rộng và dài dùng trong phòng thí nghiệm. Ông ra hiệu cho người đầy tớ giúp mình bỏ áo choàng ra, rồi lại gần cúi chào.

Bá tước Perắc đẩy cái ghế cao ra, ngồi xuống cạnh Angiêlic, nhưng hơi lui về phía sau. Vì vậy, nàng không nh được mặt ông, nhưng cảm thấy hơi thở ấm áp của ông, nhớ lại giây phút đắm say đêm hôm trước. Nàng biết rằng ông Perắc vừa trao đổi những câu chào hỏi thường lệ với Tổng giám mục, vừa tranh thủ cơ hội đưa mắt vuốt ve cổ và vai vợ, thậm chí còn táo bạo nhìn sâu hơn vào áo nàng, để tìm bộ ngực tuyệt mỹ mà ông mới được thấy đêm qua.

Ông cố ý làm như thế trước mặt Tổng giám mục mà mọi người đều biết đạo đức nghiêm khắc.

Angiêlic lấy lại được sự bình tĩnh và chăm chú theo dõi câu chuyện giữa hai người.

- Không, thưa ngài, - Bá tước Perắc nói, - Xin ngài chớ nghĩ rằng tôi đi vào khoa học là nhằm mục đích tìm thấy những bí quyết của quyền hành và sức mạnh. Bản thân tôi vốn ưa thích khoa học. Nếu tôi vẫn còn nghèo như trước, thì tôi sẽ tìm cách xin giữ chức kỹ sư thủy lợi của Nhà vua. Ngài không tưởng tượng được là ở Pháp chúng ta còn lạc hậu tới mức nào trong việc bơm tưới cho ruộng đồng, so với La Mã, và khi tôi được đi thăm Ai Cập, Trung Quốc...

- Tôi biết rằng Bá tước đã từng đi du lịch nhiều nơi. Ngài đã có dịp đến nhiều nước phương đông, ở đó người ta vẫn còn biết những bí quyết về quỷ thuật.

Ông Perắc bật cười:

- Quỷ thuật không phải là mối quan tâm của tôi. Tôi xin dành môn đó cho ông linh mục Bêse hiền lành của Ngài.

- Ông Bêse vẫn luôn luôn tự hỏi là bao giờ ông ta mới được xem một trong số các cuộc thí nghiệm của Bá tước, và trở thành học trò của Ngài về môn hóa học.

- Thưa ngài, tôi không phải là thầy giáo. Và dù tôi có là thày giáo đi nữa, tôi biết rằng cần phải lánh xa những người có đầu óc thiển cận.

- A, đó là quan điểm của Bá tước. Tôi quá dốt nát khoa học đó, nên không xét đoán ý kiến đó được, nhưng xin chớ quên rằng năm 1639 linh mục Bêse đã công bố một cuốn sách đáng chú ý về kh

Angiêlic lo ngại rằng cuộc nói chuyện giữa hai người có thể trở thành gay gắt hơn, nhất là sợ ông Perắc sẽ không chịu làm chút gì để xoa dịu Tổng giám mục.

- Ngài Perắc. - Tổng giám mục nói, - Ngài nói đến quyền lực: quyền lực đối với con người, quyền lực đối với sự việc. Có bao giờ ngài nghĩ rằng: thành công đặc biệt trong cuộc đời ngài có thể mang vẻ đáng ngờ đối với nhiều người và nhất là dưới sự quan sát chăm chú của Nhà thờ? Tài sản của Ngài tăng lên hàng ngày; những công trình khoa học của Ngài lôi cuốn được cả những nhà bác học bạc đầu nghiên cứu đến thảo luận với Ngài. Năm ngoái, tôi có nói chuyện với một trong những nhà bác học đó, một nhà toán học người Đức. Ông ta tỏ ra kinh ngạc vì thấy Ngài đã giải đáp được dễ dàng như một trò chơi những bài toán mà nhà khoa học lớn ngày nay chưa giải được. Ngài nói được hơn một chục thứ tiếng...

- Trong thế kỷ trước, nhà bác học Pich Mirăngđôn nói mười tám thứ tiếng.

- Ngài có một giọng hát làm cho ca sĩ nổi tiếng Ý, Marôni phải ghen tị. Ngài làm thơ rất hay. Ngài đã đạt một trình độ cao nhất - Phu nhân tha lỗi cho - trong nghệ thuật lôi cuốn phụ nữ...

- Thế còn cái này?

Thấy nhói trong tim, Angiêlic đoán rằng ông Perắc đã đưa tay chỉ vào khuôn mặt dị dạng của mình.

Ông Tổng giám mục lúng túng, đành nhăn mặt cáu kỉnh trả lời:

- Ồ, lạy Chúa, không biết ngài lại có cách làm thế nào để cho người ta quên cái đó đi. Ngài là một con người có quá nhiều khả năng, quả thật như vậy.

- Những lời tố cáo của Ngài làm tôi ngạc nhiên và bối rối. - Bá tước trả lời chậm rãi - Tôi chưa dự kiến được rằng mình lại là đối tượng của nhiều sự ghen ghét đến thế. Trái lại, tôi vẫn nghĩ rằng tôi đã phải chịu một gánh nặng thua thiệt độc đ

Ông ta cúi về phía trước, với mắt sáng ngời như vừa mới khám phá ra chuyện gì tức cười:

- Ngài có biết không, thưa Đức cha, về một phương diện nào đó, tôi có thể được coi là một người Tin lành tử vì đạo.

- Ngài là người Tin lành ư? - Tổng giám mục kêu lên kinh ngạc.

- Tôi nói: về một phương diện nào đó. Chuyện về tôi như thế này. Bà mẹ tôi, sau khi sinh ra tôi, đã chọn người vú nuôi khỏe mạnh, nhiều sữa để nuôi con chứ không dựa theo tín ngưỡng người đó. Hóa ra bà vú của tôi lại là người Tin lành. Bà ta đem tôi về quê ở vùng núi Xêven thuộc lãnh địa của một quý tộc Tin lành. Cách làng này không xa, có một lãnh chúa khác thống trị mấy làng công giáo. Năm tôi lên ba, xẩy ra sự xung đột giữa những người nông dân công giáo và những người dân Tin lành ở mấy làng nói trên. Bà vú của tôi đem tôi đi cùng các phụ nữ trong làng đến trú ẩn trong lâu đài của vị lãnh chúa theo Tin lành. Những người công giáo nửa đêm đến đánh chiếm lâu đài. Họ cắt cổ mọi người rồi châm lửa đốt lâu đài. Riêng tôi, sau khi bị chém ba nhát gươm vào mặt, tôi bị ném qua cửa sổ từ tầng ba xuống sân phủ tuyết. Tuyết dày cứu tôi khỏi bị thiêu vì những mảnh cháy đùng đùng rơi vãi chung quanh. Sáng đến, một trong số những người dân làng công giáo quay lại để cướp bóc đã nhận ra tôi là con nhà quý tộc ở Tuludơ nên nhặt tôi lên, đặt vào chung một cái bị cùng với Macgô, là cô bé cùng bú sữa vú nuôi tôi, và với hai đứa trẻ duy nhất sống sót, người nông dân ấy xách bị cõng hai đứa bé chúng tôi vượt qua bão tuyết về đến vùng đồng bằng. Khi đến nhà tôi ở Tuludơ, tôi vẫn còn sống. Mẹ tôi đặt tôi lên sân thượng để phơi nắng như vậy trong nhiều năm. Mãi đến năm mười hai tuổi tôi mới đi được. Năm mười sáu tuổi, tôi xuống tàu biển đi xa. Đó là nguyên nhân vì sao tôi có được nhiều thì giờ để học. Ban đầu là do ốm yếu phải nằm im không cử động, về sau là nhờ được đi đây đi đó. Có gì đáng ngờ vực trong chuyện này đâu?

Tổng giám mục lặng im một lát, rồi nói vui:

- Câu chuyện của ngài cắt nghĩa được nhiều điều. Bây giờ tôi không còn ngạc nhiên vê việc ngài có thiện cảm với những người Tin lành nữa.

- Tôi không có thiện cảm gì với những người Tin lành

- Vậy thì, có ác cảm với những người công giáo.

- Tôi không có ác cảm gì với những người công giáo. Thưa ngài, tôi là một người của quá khứ, và tôi kém thích nghi với thời đại không khoan dung mà chúng ta đang sống. Lẽ ra tôi nên sinh ra cách đây một hay hai thế kỷ, vào thời Phục hưng, thời kỳ mà các hiệp sĩ của nước Pháp phát hiện ra Italia và liền đó là di sản sáng ngời của Cổ đại Rôma, Hy Lạp, Ai Cập, những xứ sở của Kinh thánh.

- Ta hãy nói chuyện xứ sở của các Kinh thánh - Tổng giám mục gợi ý một cách dịu dàng - Kinh thánh chẳng đã nói rằng Vua Xalômông đã gửi nhiều thuyền buồm tới đất Ophia, nơi đó không cho phép những con mắt tò mò dòm ngó, ông đã dùng thuật chuyển hóa những kim loại rẻ tiền thành những kim loại quý đấy thôi? Sử sách chép rằng Vua Xalômông đã đưa đoàn thuyền đầy vàng trở về.

- Vua Xalômông không thể thông thạo việc chuyển hóa các kim loại thành vàng, bởi vì sự chuyển hóa như vậy là hiện tượng không thể có được. Cái gọi là thuật luyện đan không tồn tại; đó chỉ là một trò hề thê thảm truyền lại từ thời Trung cổ, nhất định nó không thể tránh khỏi việc tan vỡ, biến thành trò cười, bởi vì không bao giờ, bất cứ ai lại có thể thực hiện được việc chuyển hóa thành vàng như thế.

Tổng giám mục mặt tái đi, kêu lên:

- Nhưng tôi xin nói để ngài biết rằng chính mắt tôi trông thấy ông Bêse nhúng một cái thìa bằng thiếc vào trong một hợp chất do chính ông ấy chế tạo, rồi khi rút ra thì cái thìa đã biến thành vàng.

- Cái thìa đó không phải đã biến thành vàng mà nó chỉ được mạ vàng thôi.

- Đúng là thế, nhưng ông Bêse khẳng định rằng đó chỉ là bước đầu của sự chuyển hóa, khởi điểm của hiện tượng này mà thôi.

Sau một lát im lặng, Bá tước nói vẻ

- Nếu ngài tin chắc rằng ông linh mục của ngài đã tìm ra cái công thức quỷ thuật đó, thì ông còn đến đây gặp tôi để làm gì?

- Ông Bêse tin chắc rằng ngài đã nắm được cái bí quyết tối cao cho phép kết thúc được quá trình chuyển hóa thành vàng.

Bá tước Perắc bật cười khúc khích:

- Tôi chưa bao giờ được nghe một điều khẳng định ngộ nghĩnh như vậy. Cái ông Bêse tội nghiệp ấy, thì cứ nên để mặc cho ông ta phấn khởi và hồi hộp theo đuổi công việc khoa học giả dối đó và...

Một tiếng nổ dữ dội, tựa như tiếng sấm hay tiếng súng đại bác bỗng ngắt lời ông.

Ông Perắc đứng phắt dậy, mặt tái đi:

- Đấy là.. đấy là ở phòng thí nghiệm. Cầu trời phù hộ cho Cuaxi-Ba không việc gì!

Ông vội vàng đi ra ngoài cửa.

Tổng giám mục đứng lên, người ngay đơ như quan tòa. Ông yên lặng đưa mắt nhìn Angiêlic.

- Thưa phu nhân, tôi xin cáo lui. - Cuối cùng ông cất tiếng - Hình như quỷ Xatăng đang nổi giận trong lâu đài này vì tôi có mặt ở đây. Xin cho phép tôi đi.

Rồi ông bước ra. Trong tiếng roi quất và tiếng người đánh xe quát ngựa, cỗ xe của ông Tổng giám mục lộc cộc rời xa dần cổng lớn của lâu đài.