10 năm trước.
Buổi tối một ngày tháng 6, mưa to rả rít bên ngoài trời. Đêm đã khuya, nhưng ngôi nhà nhỏ nằm cuối con phố nhỏ vẫn sáng đèn. Bên trong, tiếng thảo luận sôi nổi của cặp vợ chồng trẻ như lấn át cả tiếng mưa rào ngoài kia.
Bế đứa con nhỏ vừa trên tay, người phụ nữ vừa ru con ngủ, vừa nhìn vào tấm bản đồ đang đính trên tấm bảng đã cũ với chằng chịt chữ viết to nhỏ đan xen vào nhau. Còn người đàn ông thì không ngừng nói và cố gắng sử dụng ngôn ngữ cá nhân của mình để diễn giải một điều gì đó cho người phụ nữ.
“Đèo Hải Vân, không thể sai được. Tất cả manh mối đều hướng đến vị trí đó.”
“Không thể nào. Anh xem bức ảnh này, rõ ràng không phải Đèo Hải Vân.”
Cả hai tranh cãi với nhau về những điều mà mình cho là đúng. Và từ trong đống giấy tờ chất cao thành núi kia, người đàn ông lấy ra một bức ảnh chụp một tấm da dê, bên trong là một thứ ngôn ngữ cổ xưa.
“Sau trong rừng rậm, nằm giữa đất trời, núi rừng. Viết vào trời đất 2 chữ Hải Vân.”
Và ở dưới tấm da dê ấy, người đàn ông còn nhấn mạnh con số 2010. Theo như tìm hiểu, tấm da dê có niên đại gần 300 năm này được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ cách đây vài năm và đã gây xôn xao trong giới khảo cổ suốt nhiều năm qua.
Những năm qua, Trường Thanh, người đàn ông ấy đã cố gắng dịch ra dòng chữ bí ẩn, gây xôn xao ấy và cả tìm ra dòng số bí ẩn 2010 kia. Và hôm nay cũng là lúc, ông dịch được 2 chữ cuối cùng của dòng chữ ấy “Hải Vân”.
Không thể nào một tấm da dê hàng trăm năm trước lại nhắc đến “Hải Vân” - một danh từ riêng làm người ta liên tưởng đến một con đèo nằm giữa Đà Nẵng và Huế và cả con số 2010 kia nữa. Trường Thanh cảm nhận rằng bằng một cách nào đó mà người làm ra tấm da dê này đã “gửi” thông điệp ấy tới tương lai và Trường Thanh dường như là người được chọn.
“Vậy được, sáng mai em sẽ mang thằng Thắng với con Châu sang ngoại rồi vợ chồng mình cùng xuất phát.”
Sau một hồi tranh cãi, với tấm da dê kia cùng với sự giải thích của Trường Thanh, vợ anh, Ngọc Mỹ cuối cùng cũng đã bị thuyết phục mặc cho vẫn có chút lăn tăn hiện lên trên khuôn mặt của cô.
“Gửi 2 đứa nhỏ ở đó một thời gian đi. Khi nào điều tra thực hư xong, chúng ta sẽ quay lại đón 2 đứa nó.”
Sáng hôm sau, ông bà Trường Thanh gửi con sang ngoại cùng với hành lí rồi rời đi. Trước lúc rời đi, ông hứa với cậu bé Trường Thắng sẽ quay lại vào ngày sinh nhật của cậu, hôn lên trán cô con gái Thanh Châu vẫn còn đang ngủ say trên tay của bà ngoại.
Và mãi mãi vẫn không thấy ông bà Trường Thanh quay lại vào ngày sinh nhật của Trường Thắng nữa. Ông bà mất tích cũng khiến cho cả giới khảo cổ khi ấy xôn xao, vì ai nấy đều biết ông bà ra đi để tìm thứ gì, “Cửu phẩm liên hoa” huyền thoại.
10 năm qua, cậu bé Trường Thắng năm nào giờ đã lớn khôn nhưng hình ảnh về cái ngày tháng 6 ấy của bố mẹ, cậu vẫn nhớ như in, như thể mới xảy ra vào ngày hôm qua vậy.
Cậu không ngừng tìm kiếm những tin tức liên quan đến “Cửu phẩm liên hoa” nhưng đều vô vọng và vì để tìm ra tung tích của bố mẹ, nên từ lâu, Trường Thắng đã không ngừng đọc và tìm hiểu về khảo cổ, lâu dần cậu cũng xem khảo cổ là niềm đam mê của mình.
Tuy sớm bộc lộ thiên phú đối với khảo cổ nhưng mục đích của Trường Thắng là tìm ra bố mẹ nên cho dù có không ít lời mời tham gia các đoàn khảo cổ nhưng cậu đều từ chối và xem đó là vô nghĩa.
Học xong đại học, cậu rời nhà bà ngoại, rong ruổi trên khắp mọi nẻo đường của Tổ quốc để tìm kiếm “Cửu phẩm liên hoa” nhưng đều vô vọng. Và cuối cùng nơi cậu dừng chân là Đà Lạt và mở ra tiệm đồ cổ Thanh Khẩu để kiếm thêm chi phí trang trải cho cuộc hành trình của mình.
Nhưng không vì vậy, cho dù đã cố gắng quan tâm đến những đoàn khảo cổ, Trường Thắng vẫn thường xuyên bị làm phiền bởi những lời mời gọi ấy, và cũng không ít lần cậu nhận lời với hi vọng có thêm chút manh mối của “Cửu phẩm liên hoa” nhưng đều thất vọng.
Đằng sau tiệm đồ cổ Thanh Khẩu nhỏ bé ấy, Trường Thắng dần dần biến mình trở thành người mà tất cả đoàn khảo cổ đều muốn sở hữu trong đoàn cho mỗi cuộc hành trình. Ngoài gia thế là gia đình truyền thống về khảo cổ, cùng với số tài liệu khổng lồ được truyền qua nhiều đời, Trường Thắng nổi tiếng trong giới maejc cho anh có cố gắng che giấu thân phận như thế nào đi chăng nữa.
Từ Bắc chí Nam, ở đâu có liên quan đến “Cửu phẩm liên hoa”, Trường Thắng đều đặt chân đến nhưng tất cả đều mang đến sự thất vọng với chàng trai trẻ này, nhưng nó không thể nào khiến anh nhụt chí được, càng bí ẩn, Trường Thắng càng phải đưa nó ra ánh sáng.
Có thể kể đến lần Trường Thắng nhận lời cùng một đội khảo cổ tìm hiểu về một ngôi mộ cổ nằm sâu trong rẫy cà phê ở Đắk Lắk. Những tưởng rằng đã rất gần với mục tiêu của mình rồi nhưng Trường Thắng đã thất vọng tràn trề khi chẳng thu lại được gì ngoài việc dính dáng đến vụ án buôn bán cổ vật xuyên quốc gia mà người triệt phá không ai khác là Tùng Quân, người sau này trở thành Đội trưởng Đội đặc nhiệm tham gia đội khảo cổ ngôi mộ ở đèo Hải Vân.
Và kể cả người sau này sẽ cùng anh trải qua gian khổ, sinh tử và nguy hiểm trong cuộc hành trình tìm ra “Cửu phẩm liên hoa” và bố mẹ của mình, Thùy Linh.
Vụ án rẫy cà phê ở Đắk Lắk được trời sắp đặt cho cả ba cùng gặp nhau, từ kẻ thù, trở thành bạn thân và người đồng hành cùng với nhau. Một mối quan hệ giữa cả ba cũng vì thế mà hình thành một cách âm thầm, lặng lẽ.
Và cũng từ vụ án này, ngỡ rằng chẳng thu hoạch được gì, nhưng bản thân cậu cũng chẳng ngờ rằng, ngôi mộ cổ ấy giúp cậu tiến một bước thật dài đến thứ gọi là “Cửu phẩm liên hoa” và còn nhiều thứ khác nữa.
Vụ án ấy bắt đầu từ….