Chương 11: [Thập Niên 90] Tôi Có Thể Nghe Thanh Âm Của Hung Khí

Ngay lần đầu nhìn thấy Lâm Tuyên Hoà, tất cả ảo tưởng của Triệu Thục Giai về con gái ruột mình đều tan biến. Bà thật sự không thể chấp nhận được việc con gái mình có thể tùy tiện nói chuyện phiếm với những người phụ nữ quê mùa bên đường, không hề chú trọng một chút nào đến lời mình nói việc mình làm.

Sau này, mỗi lần gặp mặt Lâm Tuyên Hoà. Nhìn thấy ánh mắt khát khao được thân cận với người mẹ ruột như bà, Triệu Thục Giai đều cảm thấy khó chịu.

Một mặt, bà thực sự không thích Lâm Tuyên Hoà, không muốn thân cận. Mặt khác, chung quy bà vẫn cảm thấy hổ thẹn với Lâm Tuyên Hoà. Hai loại tâm tình mâu thuẫn này đan chéo với nhau khiến mỗi lần Triệu Thục Giai nhìn thấy Lâm Tuyên Hoà đều cảm thấy nặng nề.

Bởi vậy, kể từ khi Lâm Tuyên Hoà chủ động lên tầng, Triệu Thục Giai thực sự thở phào nhẹ nhõm.

Thả lỏng được bản thân xong, Triệu Thục Giai lại cảm thấy không được thoải mái.

Lâm Tuyên Hoà này nhìn thấy bà lại như nhìn thấy người lạ vậy, thật quái lạ.

Tuy Triệu Thục Giai không mấy ưa thích cô con gái Lâm Tuyên Hoà không hợp với nhà họ Lâm, nhưng ở phương diện kinh tế, đúng thật là Triệu Thục Giai chưa từng bạc đãi con gái mình bao giờ.

Để nghênh đón Lâm Tuyên Hoà trở về nhà họ Lâm, gia đình họ đã đặc biệt dành một căn phòng trên tầng hai, còn sắp xếp lại đồ trang trí để làm phòng ngủ của cô.

Triệu Thục Giai có con mắt khá tinh tường. Dù sàn nhà có màu nâu đỏ, không thể thay đổi được nhưng cả rèm và ga trải giường đều sử dụng hoa văn trang nhã thay vì những bông hoa lớn màu đỏ thịnh hành vào thập niên 90.

Ngoài chiếc giường đôi bằng gỗ, Trương Thục Giai còn mua cho Lâm Tuyên Hoà một cái bàn học mới tinh, trên đó có một dãy sách mới sạch sẽ.

Phần lớn là kiệt tác nước ngoài, hầu hết đều là tuyển tập thơ nước ngoài mà Triệu Thục Giai thích nhất.

Tủ quần áo cũng có đồ mới, nhưng tất cả đều là đồ riêng của nguyên chủ, đều là áo sơ mi màu hồng phấn dễ thương và váy hoa cỡ lớn.

Lạ lùng hơn nữa là bộ đồ gồm áo sơ mi ngắn tay và quần short đáy hồng. Nó được in hoa cúc lá xanh, Lâm Tuyên Hoà cứ cảm thấy chỉ cần mặc nó là có thể hát song ca.

Nhà cha mẹ nuôi của nguyên chủ không có điều kiện tốt nên những bộ quần áo này đều nhặt của người khác.

Triệu Thục Giai muốn nguyên chủ vứt hết chúng đi, nhưng nguyên chủ đã quen với việc tiết kiệm, cảm thấy nếu còn có thể mặc thì cũng không thể vứt đi, vì vậy cô ấy luôn kiên quyết mặc quần áo hoa hoè sến súa.

Lâm Tuyên Hoà đồng tình với nguyên chủ, nhưng số quần áo này cô không thể mặc được.

Nguồn gốc của những bộ quần áo này... Lâm Tuyên Hoà không muốn nhớ tới hồi ức của nguyên chủ.

Cô đóng gói quần áo cũ, chuẩn bị giặt rồi đặt gần bãi rác. Ngay cả trong thập niên 90, vẫn có rất nhiều người không thể thoát khỏi những nhu cầu thiết yếu cơ bản là cơm ăn và áo mặc, đương nhiên sẽ có những người cần những bộ quần áo này.

Sửa sang lại quần áo xong, Lâm Tuyên Hoà bắt đầu đi quét phòng. Nguyên chủ vốn là người yêu thích sạch sẽ nhưng lại có tật xấu thu thập đồ cũ. Cô ấy không muốn vứt bỏ bất cứ thứ gì, mỗi lần Triệu Thục Giai vào phòng đều cau mày.

Mỗi lần Triệu Thục Giai đánh bài với hàng xóm, sẽ có lần cô ấy nghe được Triệu Thục Giai nói phòng của cô giống hệt bãi rác.

Từ đó về sau, nguyên chủ không dám lại gần mẹ ruột của mình nữa.

Cô ấy từng khao khát tình mẫu tử, muốn có được nói chuyện với Triệu Thục Giai mỗi ngày. Tuy nhiên, sau ngày ấy cô ấy hiểu được, đối với Triệu Thục Giai, có lẽ cô chỉ là một thứ rác rưởi khiến người ta chướng măt.

Lâm Tuyên Hoà nhét tất cả những thứ không dùng đến vào một cái túi rồi mang xuống lầu.

Triệu Thục Giai đang ngồi trên ghế sofa ở tầng một uống cà phê, bảo mẫu của gia đình - Dì Trương đang ngồi đối diện bà.

Nhìn thấy Lâm Tuyên Hoà lại di chuyển đồ vật, hai người cùng nhau cau mày.

Dì Trương đã làm việc ở nhà họ Lâm được hai mươi năm, ba đứa con nhà này đều do một tay bà ta chăm sóc.

Kể từ khi chồng Triệu Thục Giai qua đời, nhà họ Lâm cô đơn mấy năm, chỉ có Dì Trương không rời bỏ bọn họ.

Bởi vậy Dì Trương được coi là nửa người thân của cái nhà này.