Sau khi anh trai cô tốt nghiệp phổ thông, anh ấy được tuyển vào nhà máy làm việc, khu nhà máy đó có kí túc xá, anh ở luôn trong đấy, rất ít khi về nhà.
Cho đến khi suất giữ lại làm giáo viên của cô bị Từ Lê cướp mất, rồi thêm việc mẹ kế còn đăng ký cho cô suất đi vùng sâu vùng xa.
Lúc này anh trai cô mới về nhà nổi trận lôi đình, yêu cầu cha lấy năm trăm đồng đưa cho Hứa Thiến ra, lại bắt cha hứa mỗi tháng sẽ gửi cho Hứa Thiến hai mươi đồng khi cô đi vùng sâu vùng xa thì mới chịu bỏ qua.
Cha cô làm việc ở nhà máy thép, tuy không phải là lãnh đạo nhưng lương lại cao hơn lãnh đạo rất nhiều, là thợ bậc tám, mỗi tháng lương hơn một trăm đồng, số tiền này không là gì đối với ông ta cả.
Sau khi đi vùng sâu vùng xa, Hứa Thiến được bố trí ở nhà của người dân bản địa, tức là nhà của Chu Văn Quân, cô cũng ở trong phòng của anh.
Bà Chu vừa nhìn thấy Hứa Thiến này, tướng phúc hậu, mông cũng to, lại là người thành phố học hết phổ thông, bà ta liền động lòng muốn gán ghép cô cho thằng hai nhà mình.
Vì thế, bà ta thường xuyên lải nhải bên tai Hứa Thiến, nói con trai bà làm nghề gì, lương bao nhiêu, tướng mạo đẹp ra sao!
Nếu kết hôn, chỉ bằng lương của anh cũng có thể nuôi sống cả nhà. Nhiều lần nghe bà ta nói vậy, lúc đầu Hứa Thiến còn cũng chẳng quan tâm, nhưng về lâu cô cũng dần để tâm.
Tìm một người đàn ông để kết hôn, sinh con, như vậy chẳng phải cô sẽ có cớ để không xuống đồng làm việc đồng áng nữa sao? Nếu người đàn ông này còn có công việc, mỗi tháng có lương đưa cho cô thì càng tốt.
Còn về người đàn ông này, có thường xuyên ở nhà hay không, Hứa Thiến căn bản không quan tâm, có lẽ anh không ở nhà sẽ tốt hơn nhiều.
Cô cũng sẽ có sự tự do hơn một chút, muốn làm gì thì làm, muốn mua gì thì mua, ngoài việc sống ở nông thôn cũng không khác gì ở thành phố.
Vì thế, dưới sự mai mối của bà Chu, hai người đã gặp mặt. Nói thật thì Chu Văn Quân cũng khá đẹp trai, ngũ quan đoan chính, toàn thân toát lên vẻ anh hùng chí khí.
Tất nhiên Hứa Thiến hài lòng.
Chu Văn Quân cũng khá hài lòng với cô.
Hứa Thiến là cô gái thành phố có học thức, gia thế trong sạch, sẽ không kéo chân anh, tuy cô không cao lắm, mặt tròn nhưng da trắng, thân hình tròn trịa, anh rất thích.
Vì thế sau khi về nhà, anh đã xin nghỉ phép để kết hôn.
Rất nhanh sau đó liền kết hôn với Hứa Thiến, từ lúc xem mắt đến lúc kết hôn chưa đến nửa năm.
Khi Hứa Thiến kết hôn, cô còn về nhà náo loạn một hồi, không vì lý do gì khác, chỉ vì cô không muốn để người phụ nữ kia được lợi mà thôi.
Tất nhiên sau trận náo loạn đó, cô cũng đã lấy lại được của hồi môn của mình. Của hồi môn gồm sáu trăm đồng, một chiếc máy khâu, hai chiếc chăn bông dày tám cân.
Tiền là cô và anh trai cùng đòi, máy khâu là cha cô đưa phiếu, anh trai cô bỏ tiền mua, chăn bông vốn dĩ phải chuẩn bị ngay sau khi cô kết hôn.
Nhưng sau khi cô kết hôn, cha cô cũng sẽ không đưa tiền cho cô nữa. Nếu không thì sao người phụ nữ kia lại dễ dàng đồng ý cho cô của hồi môn, thật chất chỉ là muốn nhanh chóng đuổi cô đi mà thôi.
Cha cô một năm có thể kiếm được hơn một nghìn đồng, số tiền ông ta đưa cho cô, đối với họ cũng chẳng đáng bao nhiêu.
Ngoài ra, khi kết hôn nhà họ Chu cũng đưa sính lễ, một trăm tám mươi tám đồng, một chiếc xe đạp và một chiếc đồng hồ.
Những thứ này, tiền là cô tự giữ, đồng hồ thì cô tự đeo, xe đạp thì người nhà họ Chu dùng.
Nhìn cô mang sính lễ đi rồi lại mang về, lúc về còn mang theo một đống của hồi môn lớn, bà Chu càng hài lòng hơn, nụ cười trên mặt chưa tắt lần nào.
Mặc dù số tiền đó không cho bà ta giữ nhưng tiền lương của con trai lại bị bà ta cầm một nửa. Nhưng Hứa Thiến đã là người của gia đình bà ta rồi, hiển nhân đồ đạc cũng là của nhà bà ta, ai có thể lấy đi được chứ?
Khi Hứa Thiến và Chu Văn Quân kết hôn, Chu Văn Quân chỉ xin nghỉ tám ngày, trừ đi sáu ngày đi đi về về cũng chỉ còn có hai ngày.