Chương 7: m Sơn Bát Cảnh
Bất luận thế nào, chốn âm gian không phải là nơi thích hợp để ngao du, thăm thú. Thế nhưng, trong cuộc sống không phải không có người từng nảy sinh mong ước được một lần dạo chơi chốn âm gian u ám này.
Nếu tôi nhớ không lầm thì hình như cách đây một năm, một cậu bé con trai của bạn tôi đã có lần đề xuất ý tưởng độc đáo này với tôi. Cậu bé hồn nhiên nói lên suy nghĩ của mình: “Người nước ngoài có thể làm được du lịch vũ trụ, vậy thì tại sao chúng ta không thể làm về du lịch địa phủ nhỉ? Người nước ngoài từng đem rao bán sao Hỏa, vậy tại sao chúng ta không thể mở rộng ngành bất động sản ở dưới âm phủ?” Rõ ràng, tinh thần yêu nước dám so sánh, thậm chí đối đầu với nước ngoài của cậu bé hồn nhiên kia không thể không làm cho người khác động lòng trắc ẩn. Nhưng nếu như chịu khó suy nghĩ một chút thì cậu bé khờ dại kia chắc hẳn sẽ tự đưa ra được câu trả lời trước những băn khoăn được cho là có sáng kiến của cậu. Bởi lẽ dẫn một đoàn khách du lịch xuống thăm quan âm phủ, kinh phí đầu tư và kỹ thuật chắc hẳn sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc đưa con người bay vào vũ trụ.
Đương nhiên chốn âm phủ nói tới ở đây chỉ là chế tạo theo mô phỏng, với giá vài đồng bạc một mẫu đất, mua một ngọn núi hoang, sau đó tạo phong cảnh ở dưới âm gian, để những nhà văn có tài viết vài câu quảng cáo, mùa xuân là Đáo m sơn khán hoa khứ[1], mùa hạ là m sơn cảnh hậu hảo thừa lương[2]. Nếu làm như vậy thì cũng chẳng mấy khó khăn, lại còn có thể thêm vào một vài danh mục như “Dạ đài xuân mộng”, “Nai tân tàn chiếu”, thì ngay cả việc mời hoàng đế Càn Long từ trong Đông Linh ra đề họa ngâm thơ cũng không phải là việc không làm được. Còn việc đem chuyện lữ khách mà làm “Dạ thẩm Phan Hồng”[3], cảnh tượng ảA đạm, mê mê tỉnh tỉnh giống như người bị say rượu, uống thuốc mê hoặc tiêm thuốc tê, dùng bút tẩy gõ vào sọ não, sau đó cho vào máy quay xi măng, quay trên ba mươi vòng, tiếp đến là đi trên “một chuyến xe xuyên qua khe núi”. Nếu có thiếu chỗ nọ, hỏng chỗ kia thì lập tức sửa sang lại rồi liệt vào khu vực tham quan ngắm cảnh. Những việc như vậy hoàn toàn có thể làm được. Tôi nói cái khó khăn về kỹ thuật trên đây không phải là nói những thứ này, mà là không có cách nào để làm một cái nồi khổng lồ, cho ngọn núi m vào đó để cả năm âm u, mù mịt không có ngày đêm, người vào đó sẽ cảm thấy đầu óc mơ màng, thảm thương như chẳng có cách nào thoát khỏi. Vì theo như người đã đến thế giới âm phủ nói lại thì ở đó toàn là bão cát: “Dài như khi tháng Mười một, tháng Mười hai tuyết âm rơi”[4], hoặc là “sắc trời ngưng lại, gió hoàng hôn thổi rào rào”[5], hay như “Hoàng sa rộng mênh mông, không nhìn thấy nhật nguyệt”[6].
[1] Nghĩa là: đến núi m ngắm hoa.
[2] Nghĩa là: phong cánh phía sau núi m rất
[3] Nghĩa là: ban đêm điều tra Phan Hồng.
[4] Ghi trong Thông âA ký của Trần Thiệu, đời Đường.
[5] Trong Thanh tỏa cao nghị của Lưu Phủ, thời Bắ4 Tống.
[6] Trong Tử bất ngữ của Viên Mai.
Quỷ môn quan
Quỷ môn quan, hiểu trên mặt chữ có thể gọi đó là cửa khẩu đưa đến thế giới âm phủ. Linh hồn của người ở bên ngoài cửa, trên danh nghĩa vẫn là hồn sống, đi qua Quỷ môn quan thì mới chính thức nhập hộ khẩu và trở thành người nơi âm phủ. Nhưng ở thời cổ, việc miêu tả về địa ngục hoặc thế giới âm phủ hầu như không nhắc đến vấn đề này. Trên thực tế, việc phân chia hai thế giới âm - dương cũng không thể xác định rõ ràng được, vì vậy ba chữ “Quỷ môn quan” về cơ bản vẫn là mang ý nghĩa tượng trưng. Cuốn Lưu chức y dược ngữ[7] của Hồng Mại thời Nam Tống, trong tập Di kiên chi canh có viết, hồn ma bị lang băm trị bệnh mà chết nói: “Cả nhà tôi có hơn mười người già trẻ, tất cả đều dựa vào tôi Aà sống. Nay tôi chỉ một lần uống nhầm thuốc mà chết, ngũ tạng của tôi giống như có dao cắt, dạ dày thối rữa, làm thế nào để có thể sống lại đây? Nay phải đến Quỷ môn quan ngồi chờ!” Ý nghĩa của câu nói này là ngồi ở quan phủ dưới âA gian để chờ gặp, sau đó sẽ cùng toàn thể oan gia khởi kiện lên trên để tính sổ với tên lang băm, chứ không phải đó là nơi ngồi đợi đến lượt gia nhập vào cõi âm gian. Nơi ngồi chờ được nói tới trên đây chắc hẳn là có nha đầu và chó canh cửa, vì thế đó thực sự cũng không phải là địa điểm lý tưởng để hẹn hò hoặ4 chờ đợi người khác.
[7] Nghĩa là: thầy thuốc họ Lưu lấy nhầm thuốc.
Nhưng sự xuất hiện của chữ “Quỷ môn quan” đã có từ trước thời Nam Tống. Bởi lẽ, vào triều Đường người ta đã gọi những nơi nguy hiểm, dã man, hoang tàn là “Quỷ môn quan” rồi. Trong Cựu đường thư, địa lý chí tứ có viết:
Ba trăm dặm về phía nam huyện Bắc Lưu có hai tảng đá đứng đối mặt vào nhau, ở giữa rộng đến ba mươi bước chân, tục gọi là “Quỷ môn quan”. Tướng quân Hán Phục Ba khi đánh giặc, đi đến đây là hết đường, liền lập bài vị bằng đá, điều này có ghi trong trang tám táA, đoạn cuối. Phía nam đặc biệt nhiều bệnh chướng khí, người đi vào đó cơ hội sống sót vô cùng mong manh, ngạn ngữ có câu: “Quỷ môn quan, thập nhập cửu bất hoàn.”[8]
[8] Nghĩa là: Quỷ môn quan, mười người vào thì chín người không có đường quay trở lại.
Bắc Lưu nay thuộc Quảng Tây, nơi đây nổi tiếng nhất là Quỷ môn quan, nhiều đời nay trong thơ ca đều có người nhắc đến địa danh này. Có cá4h gọi tên này là bởi vì địa hình nơi đây giống như một cửa ải của thiên nhiên, và điều quan trọng hơn nữa là vào Quỷ môn quan này “thập nhập cửu bất hoàn”, chướng khí bốc lên gây bệnh hại người, người mặc giáp nam chinh, triều thần bị giáng chức đưa đến nơi này đều khó mà quay về phương Bắc được.
Ngoài ra, theo như Viên Tử Tài, Đam Nhĩ (nay là Hải Nam) cũng có một nơi như thế, bốn bề núi non trùng điệp, ở giữa 4ó một con đường, trên vách viết ba chữ “Quỷ môn quan”, bên cạnh khắc thơ 4ủa Lý Đức Dụ đời Đường, vì lúc ông ta bị giáng chức đến Nha Châu, đi qua nơi đây liền nói: “Một khi đã đi thì đi tới hàng vạn dặm, mười người đến thì chín người không về. Quê hương ở nơi đâu, muốn sống thì phải vượt qua Quỷ môn quan này.” Chữ viết rộng khoảng năm thước, nét bút khỏe khoắn. Qua nơi đây thì mây độc cỏ ác, động vật kỳ quái, thời tiết nóng lạnh thất thường, giống như đi đến thế giới của ma quỷ, chứ không phải nơi của con người nữa.
Những nơi khá4 như Quỳ Châu - Tứ Xuyên, Bình Lương - Cam Túc cũng đều có địa danh là Quỷ môn quan. Ở đây hàm ý của nó là chỉ nơi nguy hiểm, chứ không có nghĩa là một đi không trở về nữa. Nhưng đến thời nhà Thanh, Quảng Tây đã phá “Vương hoa”, Bắc Lưu không còn là “thập nhập cửu bất hoàn”, đồng thời vì được phát hiện là “nơi chứa đầy bạc”, Bắc Lưu đã trở thành vùng đất béo bở, kiếm được nhiều tiền, bởi thế lúc này có người cho rằng, về mặt chữ đã có sự nhầm lẫn, cái gọi là “Quỷ môn quan” chính là để chỉ “Quế môn quan”. Quảng Tây được gọi tắt là Quế, cách nói này cũng có thể được xem là trường hợp ngoại lệ.
Nhưng chắc hẳn dân gian phải có quan niệm về Quỷ môn quan ở dưới âm phủ thì mới có sự so sánh với Quỷ môn quan ở trên dương thế. Mà Quỷ môn quan ở dưới âm phủ cũng chỉ là một cách nói Aang ý nghĩa tượng trưng. Mãi đến sau thời Nguyên - Minh, trong kịch nói mới xuất hiện hình ảnh Quỷ môn quan và từ đó đã trở thành cách gọi tắt của dân gian đối với âm phủ. Trong Tây du ký, hồi thứ mười đã làm rõ hơn một chút về khái niệm Quỷ môn quan, nhưng lại không giống như sự tưởng tượng của chúng ta, đó là một quan ải lớn như Sơn Hải Quan, nhỏ như Nương Tử Quan, mà lại là đại môn của ngôi Thành Từ.
Thái Tông Trúc và Thôi Phản Quan, hai đồng tử đi bộ về phía trước, bỗng nhìn thấy một tòa thành, trên cổng thành có treo một tấm biển lớn, bên trên đề rõ bảy chữ: “U minh địa phủ Quỷ môn quan.”
Bởi vì là cổng thành nên sau khi vào đó sẽ thấy người đi bộ trên đường, đi tiếp là đến trung tâm chính trị Lâm La Bảo Điện của thế giới âm phủ. Nhưng đến hồi thứ mười một, khi Lưu Kim chui vào quả dưa lạ bỗng nhiên được đến thẳng Quỷ môn quan.
Quỷ sứ gác cổng hỏi: “Ngươi là ai? Sao dám đến nơi đây?” Lưu Kim đáp: “Tôi phụng sự hoàng đế Đại Đường - Đường Thái Tông mang dâng tặng loại dưa quý bao đời Diêm Vương rất thích dùng.” Quỷ sứ vui vẻ tiếp nhận. Lưu Kim đi đến Lâm La Bảo Điện, gặp được Diêm Vương.
Như vậy ta thấy, Quỷ môn quan được miêu tả cũng chỉ giống như cổng lớn của cung phủ mà thôi. Có thể thấy tác giả 4ủa Tây du ký đối với những tiểu tiết này quả thực không dụng tâm sáng tạo cho lắm nên chỉ mượn hình ảnh Quỷ môn quan để thể hiện ý đồ đã đi vào thế giới âm phủ mà thôi.
Từ Khánh Tân - gia nhân của Khang Hy biên soạn cuốn Tín chính lục, trong đó có lấy một bài Hồi dương ký của Hải Xương Trần Thục Văn, nói về việc sau khi vào thế giới âm phủ, trước tiên phải uống canh của Thi bà bà, sau đó mới được vào Quỷ môn quan. Nhưng cửa ải này lại giống như Nhạn môn quan của “Tứ Lang thăm mẹ”, không thể tùy tiện ra vào. Cửa lúc nào cũng đóng kín, có hơn mười con ma mặt xanh, nanh vàng, lông lá đầy mình, chân đi đất, tay 4ầm giáo đứng canh, phải có giấy thông hành mới được mở cửa cho vào. Nếu không có giấy thông hành thì “người có Đạo pháp thì gọi Thái Thượng Lão Quân, kẻ có Phật pháp thì gọi Tam Thế Như Lai, người hành thiện thì gọi Quan m cứu khổ”, chỉ cần là môn đồ của “hội đạo môn”[9] thì có thể tùy ý ra vào.
[9] Nghĩa là: tụ hội của các đạo.
Nếu như theo ý thức của người bây giờ, “hảo tử bất như lại hoạt trước” (thà dựa vào mà sống, còn hơn là chết đẹp), Quỷ Aôn quan không vào thì thôi. Thực tế không phải như vậy, bởi trước khi linh hồn đến Quỷ môn quan thì thể xác cũng sắp hỏng rồi, đường quay về cũng đã bị ngắt đoạn, muốn trở về không phải là điều đơn giản, vì thế, ngoài việc nhập hộ khẩu vào thế giới u minh thì chẳng còn con đường nào khác có thể đi.
Ngoài ra, trong Tử bất ngữ của Viên Mai, cuốn hai mươi Quỷ môn quan cũng đưa ra những kiến giải tương tự như thế này, nhưng nói rõ hơn một chút, Chu Tú Tài của Thái Vương vì lâm trọng bệnh, không thể cứu chữa đã chấp nhận để Nhị Thanh Y dẫn vào thế giới âm phủ:
Đi hơn mười dặm, đến một cửa thành, song môn cao to sừng sững, đóng kín, phía trên cổng thành viết ba chữ “Quỷ Aôn quan”. Nhị Thanh Y gõ cửa mà không có người trả lời, lại gõ tiếp, bên cạnh đột nhiên xuất hiện một con ma, diện mạo rất hung ác, có vẻ như muốn gây gổ với Nhị Thanh Y. Nhìn từ xa thấy có hai chiếc đèn màu đỏ, trong chiếc kiệu có một vị trưởng quan, ông ta được truyền đến. Khi nhìn gần, trông giống như Hoàng Thần của Thái Dương Châu Thành, thần hỏi: “Ngươi tên họ là gì?” Ông ta đáp: “Ta là học trò của Khoáng Thương Châu.” Thần lại nói: “Ngươi đến quá sớm, nơi đây không được ở lại lâu.” Sau đó ông ta được chỉ dẫn con đường trở về.
Thì ra Chu Tú Tài chưa phải chết, còn Nhị Thanh Y có thể là tà ma gì đó, vì thế mà ma giữ cổng đã không cho vào bên trong. Và trưởng quan cũng lắc đầu từ chối. Họ làm thế hoàn toàn không sai. Nhưng nếu như không gặp Thành Hoàng của Thái Thương, hồn sống của Chu Tú Tài chỉ có thể đợi ở trước cửa mà không có đường về, thậm chí tình hình có thể còn tồi tệ hơn nữa. Đương nhiên, hồn ma nhập Quỷ môn quan cần phải có giấy thông hành, xuất quan càng không thể hồ đồ được. Trong Tín chính lục của Từ Khánh Tân, phần Thẩm Lục Phi phục sinh có viết, sau khi Thẩm Lục Phi xuống âm phủ mới phát hiện là bị bắt nhầm, được quan ở âm phủ thả về. Ở đây chỉ nói là quan, tuy không nói rõ là “Quỷ Aôn quan”, nhưng đối với việc phân biệt âm - dương thì có lẽ không 4ó vấn đề gì.
Có sứ lĩnh ra, đến quan thứ nhất, hỏi: “Có văn thư không?” Ông ta đáp: “Không có!” Quan giữ cổng nói: “Đã phải đến âm phủ rồi, nếu không có văn thư thì thể xác sẽ bị hỏng. Ta cho người mang văn thư đến, ngươi lập tức phải điền vào.” Ông ta liền đặt bút chạm mực thành chữ kim.
Nhân đây xin nói thêm một chút về Quỷ Aôn quan của Phong Đô Quỷ Thành tại Tứ Xuyên (nay thuộc thành phố Trùng Khánh). Giáo sư Vệ Huệ Lâm có bài “Điều tra về tập tục tôn giáo ở Phong Đô”, trong bài viết có nói: “Trên núi ở huyện Phong Đô có một Điện thái tử Diêm La, cổng sau của điện gọi là Quỷ môn quan. Từ Quỷ môn quan đi xuống theo hướng tây nam là Vọng hương đài.” Quỷ môn quan này vốn dĩ là cảnh quan nhân tạo, không biết chính xá4 được xây dựng từ khi nào, nhưng trong Tử bất ngữ của Viên Mai, cuốn thứ năm Tẩy tử hà xa có đoạn ghi lại việc này, đồng thời cho rằng Quỷ môn quan là có thật:
Huyện Phong Đô, Tứ Xuyên, sai dịch Đinh Khải đưa văn thư về Quỳ Châu. Qua Quỷ Aôn quan, phía trước có tấm bia đá, trên thư viết ba chữ “m dương giới”[10]. Ông ta đi xuống phía dưới tấm bia, say sưa thăm thú hồi lâu mà không hề hay biết mình đã đi ra thế giới bên ngoài.
[10] Nghĩa là: thế giới âm và dương
“Thế giới bên ngoài”, chỉ một bước chân mà đã đến được thế giới âm phủ, thế là gặp lại thê tử sau nhiều năm xa cách.
Ngoài ra, trong dân gian có “m Dương hà”[11], thương khách Trương Mậu ThâA muốn đi đến huyện Phong Đô để tìm hiểu về phong tục của địa phương, tiểu nhị nói với ông ta: “Đi ra cửa quán, theo hướng naA sẽ gặp một 4on đường lớn, rồi gặp một đèn thờ bằng đá, đó chính là “âm dương giới”. Ở bên này giới thì cảnh làm ăn buôn bán rất náo nhiệt, đông vui, nhất thiết không được đi qua phía bên kia của âm dương giới, nơi đó là đất của ma.” Ở đây nói đến đền thờ “âm dương giới”, chính là Quỷ môn quan mà Viên Mai đã nói.
[11] Nghĩa là: sông m Dương
Nghe nói hiện nay “Quỷ môn quan” ở Phong Đô vẫn còn, nhưng tôi chưa đến đó bao giờ, theo dự đoán chắc hẳn sẽ không thật được như Sơn Hải Quan hoặc Nương Tử Quan, và cũng sẽ không giả như “không thành kế” trong kịch nói. Mà vào Quỷ môn quan vẫn còn các điểm như “Đường đến hoàng tuyền”, “Vọng hương đài”… chỉ cần không thu vé vào thì có thể yên tâm mà đi qua.
Cầu sông Nại
Thực chất âm phủ là nhân bản của chốn nhân gian, vì thế cảnh núi, sông, cây, cối ở dương gian khi xuất hiện dưới âm phủ cũng là rất hợp lý. Duy chỉ có sông Nại lại không giống như các con sông khác, nó là một dòng sông bẩn, có máu. Nghiêm khắc mà nói, “sông Nại” là chỉ “địa ngục” (hay Naraka) trong kinh Phật - một sự biến hóa của âm từ, do vậy “sông Nại” chính là địa ngục! Nhưng địa ngục trong tiếng Trung Quốc dịch ra một cách văn nhã lại biến thành “sông Nại”, vậy thì cũng có thể để nó trở thành “hà lưu” rồi.
Ở đây, trước tiên chúng ta xem xét sự biến đổi của sông Nại từ thời Đường trở đi, cùng với sự xuất hiện của “hà lưu” nơi dương thế, lâu ngày sông Nại từ con rạch nhỏ biến thành dòng sông lớn. Trong Tuyên thất chí của Trương Độc thời nhà Đường cho rằng đó là một con sông rộng đến mức “không đếm được bao nhiêu thước”.
Tổng quan xuất phát từ Dương Thành đi về phía tây. Họ đi qua nơi có rất nhiều cỏ cây mọc dày san sát, trải rộng đến khôn cùng, nước có hai màu đỏ và xanh ngọc bích, giống như một tấm thảm lớn. Đi hơn mười dặm thì thấy một nguồn nước rộng không đếm được bao nhiêu thước, chảy về hướng tây nam. Quan hỏi Linh Tập, Tập đáp: “Dân gian gọi đây là sông Nại, có nguồn gốc từ địa phủ.” Quan liền nhìn xuống nước, thấy có cả máu đỏ, vô cùng kinh hãi không dám lại gần. Lại nhìn thấy trên bờ có người đem đến vài trăm bộ quần áo, Tập nói: “Đây là quần áo của người đã mất, họ sẽ đi vào âm phủ từ đây.”
Sông suối kiểu như thế này không cần phải có cầu, vong hồn đến đây phải cởi bỏ quần áo, để lại tất 4ả ở trên bờ, sau đó lội chân trần qua sông, thế là đã chính thức bước vào âm phủ rồi. Con sông Nại này là ranh giới - giống như giới âm phủ thứ hai, gọi là “âm dương giới”. Trong Đại Mục Càn Liên u gian cứu mẫu biến văn[12] cũng miêu tả với nội dung tương tự:
[12] Nghĩa là: sự biến đổi trong bài Mục Càn Liên đến âm phủ cứu mẹ mình.
Mục Liên nghe thấy thế, liền từ biệt đại vương ra đi, đi được vài bước đã đến gần sông Nại, gặp vô số người cởi áo mắc lên cành cây, nhưng lại không thể đi qua được, 4ứ đi đi lại lại, sau đó ôm đầu khóc thảm thiết.
Con sông Nại này chảy từ đông sang tây, nước chảy siết, không còn là con suối nhỏ trong Tuyên thất chí miêu tả trước đó. Hai bên bờ sông đều có cây cối, vong hồn mắc quần áo lên trên đó, sau đó phải lội qua sông, trước khi vượt qua dòng nước cần điểm danh, “ngưu đầu đem theo gậy xích đến bên bờ sông, giở sổ gọi tên, ai không muốn qua sông cũng không được.”
Trong Tục mặc khá4h huy tê của Bành Thừa, thời Bắc Tống, cuốn thứ năm, Hiến hương tạp kịch cũng nhắc đến sông Nại, theo sự hiểu biết của con người, dòng nước đó chắc hẳn rất sâu.
Tăng nói: “Đi đến địa ngục, gặp điện Diêm Vương, bên cạnh có một người áo đỏ đang ngồi câu cá, nhìn kỹ thì đoán rằng đó là người giám sát dòng nước, tay giơ lên một vật, nhìn trái nhìn phải rồi nói: “Nước sông cạn thế này thì hiến kế gì được, chắc chỉ còn cách khơi thông dòng nước mà thôi.” Để mong nhận được ân thưởng từ triều đình, Thúc Hiến đã bóc lột sức dân bằng mọi cách nhằm cải thiện công tác thủy lợi. Từ đó, bách dân trăm họ rơi vào cảnh khốn cùng, đâu đâu cũng thấy vang lên tiếng khóc than thảm thiết.
Trong tác phẩm Tam bảo thái giám tây dương ký ở phần Kế Kim Bình Mai hồi thứ tám mươi bảy, có dẫn ra một câu chuyện, Đinh Thư nói, tuy trên sông có ba chiếc cầu nhưng vong hồn có tội thì không thể qua được, chỉ có thể lội qua dòng sông Nại này để đi vào thế giới âm phủ.
Con sông Nại này là từ phương Bắc u minh đại hải chảy ra một dòng nước vô cùng kinh tởm, chạy vòng quanh phủ Đông Nhạc, phàm là người thường thì đều phải qua nơi này. Nước đen mênh Aông, chảy cuồn cuộn, mùi thì tanh hôi, hoặc là lạnh như băng tuyết, hoặc là nóng như lửa thiêu, tùy thuộc vào nghiệp chướng của từng người, sẽ có độ nông sâu khá4 nhau, cũng có người bị nước ngập đến đầu, có người thì đến eo, đến mu bàn chân, nơi đó có rắn độc, yêu quái thò đầu, há to miệng, tùy nó thích gặm thịt hay thích hút máu, nơi đó đã đi thì đừng nghĩ chuyện quay lại.
Thì ra con sông Nại đối với những linh hồn có tội là một hình phạt ghê gớm. Về việc nước nông, sâu, nóng, lạnh còn phụ thuộc vào nghiệp tội các hồn ma mắc phải mà tự động biến hóa. Có thể thấy, từ thời nhà Đường đến thời nhà Thanh, cổ nhân đã tưởng tượng ra nhiều câu chuyện có ý nghĩa to lớn trong việc điều chỉnh nhân cách và hành vi của con người.
Thời nhà Thanh có biên soạn cuốn Ngọc lịch bảo sao, trong đó cũng nhắc tới một dòng sông, nhưng nó không đưa đến âm phủ mà lại là nơi giam phạt những người phạm tội đã chịu qua mười điện, uống canh của Mạnh bà bà trước khi vào lục đạo luân hồi, cũng có nghĩa là cách âm phủ không xa trước khi được luân hồi chuyển thế. Mặc dù vậy, ý nghĩa của đoạn văn rất khó hiểu, người đọc khó có thể hiểu hết dụng ý của tác giả giống như cũng được uống một thứ canh mê hồn vậy.
Các linh hồn buộc phải uống thứ canh mê hồn do một người đầy tớ bê ra. Ở phía dưới có dòng nước chảy siết, màu đỏ máu, thịt người mắc cạn đầy khe suối. Nhìn theo hướng cây cầu, trên bờ bên kia có bốn hàng chữ lớn màu đỏ, viết: “Vi nhân dung dịch tác nhân nan, tái cần vi nhân khổng canh nan, dụ sinh phúc địa vô nan xứ, khẩu và tâm đồng tịnh bất nan.”[13] Khi các linh hồn đang chăm chú đọc, bất chợt ở bờ bên kia nhảy ra hai con ma lớn, tách nhau ra nhảy bổ xuống mặt nước, hai bên đứng không vững, rơi xuống dòng nước đỏ đang chảy xiết, tùy theo sự nông, sâu, yếu, mạnh mà may mắn giữ được thân người lành lặn… Các linh hồn như tỉnh như mê, chia nhay vào các phòng xá, âm dương biến đổi, không khí ảm đạm, mơ màng, điên đảo, không thể tự do đặt chân lên Tử Hà Xa mà chạy thoát khỏi thai nương…
[13] Nghĩa là: Thành người thì dễ mà làm người thì khó, muốn làm người mà để người khác phải nể sợ e rằng càng khó hơn, nơi đất có phúc thì không có hạn, nếu biết đồng tâm đồng chí thì không việc gì là khó khăn.
Các đoạn khác trong Ngọc lịch bảo sao không còn thấy nhắc đến sông Nại, không biết con sông này có phải là nói sông Nại hay không, hoặc cũng có thể là khúc sông Nại chảy vòng qua ngọn núi âm nào đó.