Cứ bước đi như vậy, cảm giác từng phiến đá, từng cây bách cổ thụ dưới chân đều là như chứng nhân của thời gian, Tống Du ánh mắt chớp động, hắn nhớ tới lời sư phụ ngày hôm kia đã nói:
"Ngươi cho rằng ngồi ở trong núi này thổ nạp, học sách luyện tập liền có thể gọi là tu hành sao?"
Tống Du vừa nghe liền biết, nàng đang muốn cho mình xuống núi.
Lão đạo sĩ này khi còn trẻ đã từng đi khắp non sông, ngao du tứ hải, cũng bởi vậy mới có được một thân đạo hạnh thâm sâu, nàng trước giờ đều không cho rằng ngồi không cũng có thể tu hành. Lại thêm Tống Du Cũng đã sớm biết rằng, đạo sĩ ở Phục Long quan đời đời đều phải xuống núi, có dài có ngắn, nhưng không có ngoại lệ.
Quả nhiên, rất nhanh đã đến lượt hắn:
"Ngươi nên xuống núi, đi du ngoạn sông núi biển hồ, thăm thú thế sự nhân sinh, có thể đi tìm kiếm các danh sơn tiên sư, cũng có thể gặp gỡ những yêu ma quỷ quái, đi thăm thú thế giới chân thực mà trên núi ngươi không thể gặp được, ngoài kia vạn dặm đường, tự có cách cho ngươi tu hành, cũng có thể có những thứ khiến ngươi cảm thấy hứng thú."
Ra là nàng đều biết a...
Xuống núi thì xuống núi thôi, Tống Du cũng muốn đi nhìn xem, thế giới này trừ yêu quái quỷ thần thì còn có bao nhiêu thứ thú vị.
Cứ đi như vậy không biết đã tới thời điểm hoàng hôn từ khi nào.
Tống Du đứng lặng trước một gian miếu bên đường, vác hành lý, ngẩng đầu đánh giá câu đối hai bên cửa, không khỏi nhỏ giọng nói:
"Con đường này có ai không đi?
"Sự việc kia khuyên ngươi chớ vì!"
Đây là một gian miếu được dân làng phụ cận đó xây dựng, gồm có một gian phòng, bên trong thờ đủ các loại thần linh, có cả Phật giáo, Đạo giáo, còn có cả các vị thần bản địa, đại khái là những người lúc trước có đức hạnh danh vọng sau khi chết liền được dân làng thờ cúng. Phía sau mỗi tượng thần đều có ghi danh húy, viết một số các câu chuyện thần tích khi người đó còn sống.
Thôn miếu cách Thúy Vân lang không xa, thường có lữ khách ở lại đây qua đêm.
Tống Du đã quyết định đêm nay sẽ nghỉ ngơi tại đây.
Nâng bước đi vào trong cửa lớn, trên bệ thờ vễn còn tàn hương đang đốt dở, Tống Du trước tiên đối các tượng thần thi lễ, nói một câu đã quấy rầy, lúc này mới đi tới góc trong cách xa cửa chỉnh, xoay người thổi đi vết tro trên mặt đất, khoanh chân ngồi xuống lưng dựa vào tường.
Mặt đất lành lạnh dần dần ấm lên.
Sau đó một lúc, lại có bảy tám người khác lần lượt đến, y như Tống Du đoán, cơ hồ hầu hết họ đều là người trong giang hồ, cầm đao mang kiếm.
Bọn hắn tá túc nơi này cũng là không còn cách nào khác.
Ở các triều đại trước vì hạn chế nhân khẩu lưu động, thông thường bách tính không được phép tự do đi lại, bất quá những quy định này chỉ có hiệu lực đối với những người bách tính trung thực, các thương nhân, người trong giang hồ cùng những người tu đạo như Tống Du đây đều có các biện pháp riêng.
Các khách thương đi lại đều có nhu cầu chính đáng, đều có giấy thông hành, đi trên quan lộ đã được phê duyệt.
Người giang hồ có người có giấy thông hành, có người lại không có, nhưng họ cũng tự có biện pháp, chỉ là nửa đường không tiện tá túc ở lữ điếm, đành phải tự tìm chỗ nghỉ ngơi.
May mà Đại Yến chùa miếu nhiều, vô luận có người hay không, phần lớn đều có thể dùng để tá túc qua đêm, chỉ cần đừng tìm những ngôi đền dâm tà là được. Có không ít những người giang hồ võ nghệ cao cường lá gan lớn, thậm chí dám ngủ lại trong những ngôi miếu hoang có quỷ quái quấy phá.
Ngôi miếu xây bên cạnh quan đạo này, tự nhiên sẽ rất bình thường.
Có thể là bởi vì bọn họ đều không thích quan phủ, cũng có thể là vì phá lệ coi trọng đối nhân xử thế, những người giang hồ này khi gặp nhau, bất kể là từ trước có quen biết hay đã từng nghe danh nhau hay không đều sẽ chào hỏi lẫn nhau, rất nhanh liền có thể trò chuyện cùng nhau. Dù cho tính cách trầm lặng, khi có người tới chào hỏi, hắn sẽ lập tức sẽ đáp lễ, tuyệt đối không dám lãnh đạm, sợ truyền đi bị làm mất thanh danh..
Những người này ồn ào nói chuyện đến khuya.
Còn có người tới quấy rầy Tống Du, nhưng sau khi biết được Tống Duẫn và bọn họ không chung đường, liền không quấy rầy nữa.
Tống Du cũng không sợ.
Những người giang hồ này mặc dù thoạt nhìn hung ác, thật ra hành sự cẩn thận. Ở cái thế giới này, dù cho sơn tặc có gặp phải đạo sĩ, đa số cũng đều sẽ không làm khó.
Không chỉ như vậy, lúc ban ngày Tống Du đi ngang qua quán trà nếu như thực sự không có tiền, bằng một bộ đạo bào trên thân đi xin một bát trà thô thì tỉ lệ thành công cũng rất cao, mà những người giang hồ này lại đặc biệt coi trọng thanh danh cùng thể diện, nếu gặp phải bọn họ, nói vài lời tốt đẹp thậm chí còn có thể xin được hẳn một cái bánh hấp để ăn.
Trằn trọc như vậy đến nửa đêm, cuối cùng cũng chìm vào giấc ngủ.
Đêm trên núi vô cùng an tĩnh, chỉ có tiếng gió thổi qua ô cửa và tiếng ngáy của mấy tên giang hồ cách đó không xa.
Trong bất tri bất giác, Tống Du mơ thấy một giấc mơ.
Trong mộng vẫn là gian miếu này, tượng thần cùng bố cục đại khái vẫn như vậy, chỉ là bên trong không có mấy người giang hồ đang nằm ngổn ngang. Nhìn kỹ, trên bệ tượng thần cũng thiếu một bức, là bức tượng thần bản địa nằm ở phía giáp ngoài.
Ngược lại trước mặt lại nhiều hơn một người.
Người này trên người mặc một bộ quần áo cho thương nhân, màu sắc sặc sỡ, lớn lên có một khuôn mặt lương thiện, mặt đỏ như táo, thân ảnh tựa hồ có thể thấy rõ, lại như thấy không rõ, bộ dáng cùng trang phục lại giống như bức tượng thần biến mất kia.
Tống Du trước khi đi ngủ đã cẩn thận nhìn kỹ những bức tượng thần này, đặc biệt là những tượng thần bản địa, biết vị này xưng là Vương thiện công, được xem như một vị thần bản địa.
Vương Thiện công vốn là tiền triều nhân sĩ, gia cảnh giàu có, lúc bấy giờ cả nước đói kém, nạn đói hoành hành khắp nơi, vị Vương Thiện công này mở kho phát thóc, cứu tế nạn dân, cuối cùng đã đánh giá sai mức độ nghiêm trọng của nạn đói, gia đình hắn cũng hết lương thực, cũng vì vậy mà chết đi. Về sau dân chúng cảm niệm ân đức của hắn liền lập đền thờ, thậm chí sau khi triều đình biết chuyện cũng tiến hành sắc phong, trở thành một vị thần linh đường đường chính chính.
Không chờ hắn nghĩ lại, Vương Thiện công đã hướng hắn thi lễ:
"Mạo muội quấy rầy tôn giá."
"Thiện công đêm khuya tìm tại hạ là vì chuyện gì?"