- ‘Bẩm tiên sinh, bẩm quân sư, Đại tướng quân báo về 20 vạn binh Bằng quốc tại hẻm Khúc Trì toàn diệt’Tên lính giọng nói không kìm được run rẩy
Nghe được tin báo Từ Sách cổ họng cảm giác hít vào một ngụm khí lạnh, mặt không đổi sắc nét mặt so với lúc trước còn bĩnh tĩnh hơn, giống như mặt hồ trong veo lặng gió. Nhưng trái ngược với biểu hiện bình tĩnh đó, hắn trong lòng phấn khích, chấn động, cực độ chấn động.
Hắn 5 tuổi học binh thư, 15 tuổi đỗ trạng nguyên. Được Trần Khiêm công nhận, năm 20 tuổi hắn chính thức trở thành quân sư. Đến nay hắn đã 37 tuổi, 17 năm qua trên chiến trường hắn đã công hiến không ít kế sách, sách lược nhỏ có, sách lược lớn có, bại cũng có, thành công cũng có, cũng có không ít sách lược đòi hỏi độ mạọ hiểm lớn. Nhưng đây là lần đâu tiên hắn thực hiện một kế hoạch nguy hiểm, một kế hoạch không tưởng mà chính hắn cũng không ngờ lại diễn ra trên cả hoản hảo như vậy.
Binh lính kiệt sức, hẻm Khúc Trì vị trí chiến lược quan trọng bị chiếm mất, Vạn An thành ở vào tình thế nguy cấp nhất từ trước đến nay. Ở tình thế đó, Từ Sách lựa chọn đặt toàn bộ niềm tin vào cơn mưa lớn trong lời nói của Thủy Kính. Tạo ra kế sách gồm ba bước chính
Bước đầu tiên trong kế hoạch là dẫn dụ. Để tránh Dương Tô Bá sinh nghi trước tiên đại tướng quân sẽ giả vờ tiến đánh Loan Đạo. Hiển nhiên Dương Tô Bá sẽ đánh chặn, đại tướng quân lúc đó sẽ rút chạy theo hướng núi Yên Sơ.
Hiện tại kỵ binh dưới trướng đại tướng quân là đội quân sung sức nhất còn lại của Tần quốc, Dương Tô Bá chắc chắn sẽ đề phòng, không để đại tướng quân tự tùng tự tác mà sẽ truy đuổi theo, dùng Công Dã Trường ưng nhãn để truy vết đại tướng quân.
Ưng nhãn sở hữu tầm nhìn cực kì rộng lớn, để tránh thoát khỏi ưng nhãn, cách duy nhất có thể chính là lợi dụng cây cối rậm rạp của núi Yên Sơ. Nhờ vậy việc đại tướng quân tiến vào đó sẽ không khiến Dương Tô Bá nghi ngờ mà ngược lại còn khiến cho Dương Tô Bá lơ là.
Một khi đại tướng quân tiến vào núi, thời tiết hanh khô như vậy Dương Tô Bá hắn chắc chắn sẽ sử dụng hỏa công. Với thời tiết này ngọn lửa chắc chắn cháy cực kỳ dữ dội, Dương Tô Bá có bản đồ núi Yên Sơ, vì vậy sẽ biết rõ đại tướng quân muốn tránh thoát ngọn lửa, con đường duy nhất chỉ có thế tiến về gần Phàn Thành kia, hắn ở đó sẽ chuẩn bị binh lính mai phục từ trước. Nhưng đó tất cả đều cái bẫy của Từ Sách, mục đích chính là dẫn dụ Dương Tô Bá tránh ra xa Khúc Trì. Còn Trần Khiêm từ lúc tiến vào núi Yên Sơ vẫn luôn một đường thúc ngựa không ngừng tiến tới Khúc Trì
Bước thứ hai chính là cô lập. Tại Vạn An thành khắp nơi địa thế sơn cốc, hẻm Khúc Trì nơi duy nhất sở hữu địa hình bằng phẳng rộng lớn. Không những vậy hẻm Khúc Trì còn là nơi giao nhau giữa cánh trái cùng trung tâm, bởi vậy đó là địa điểm chiến lược cực kì quan trọng. Nhất là đối với Bằng quốc, chiếm được hẻm Khúc Trì có thể giúp bọn hắn tổ chức những đợt tấn công mạnh mẽ hơn rất nhiều. Vì vậy Từ Sách bắt buộc phải chiếm lại, không thể để Bằng quốc tiếp tục chiếm giữ nơi này. Để có thể làm được như vậy Từ Sách cần phải cô lập Khúc Trì
Dương Tô Bá đã bị đại tướng quân dẫn dụ, vì vậy kẻ duy nhất còn lại Từ Sách cần lo lắng chính là Triệu Đà. Để có thể dẫn dụ được Triệu Đã Từ Sách đã lấy chính Vạn An thành ra làm mồi nhử. Bằng cách giảm bớt binh lính nơi trung tâm, Bằng quốc binh lính có thể dễ dàng xuyên thủng. Với việc Triệu Đà biết Tần quốc binh lính đã kiệt sức, hắn sẽ không nghi ngờ mà tận dụng thời cơ này tiếp tục tiến sâu vào, để lại Khúc Trì một mình phía sau. Đến lúc này việc cô lập Khúc Trì đã hoàn tất
Bước thứ 3 chính là tiến đánh Khúc Trì, đây cũng là vấn đề khó khăn nhất. Khúc Trì như đã nói là một vị trí chiến lược quan trọng, không chỉ đơn giản là ở việc hội quân. Với việc khó vào dễ ra, có thể lấy ít đánh nhiều Khúc Trì còn là một cứ điểm phòng ngự cực kỳ lý tưởng. Bằng quốc tại Khúc Trì tập hợp đến 20 vạn binh lính, còn Tần quốc tổng lại chỉ còn có chưa đến 20 vạn binh không những vậy đều còn trong tình trạng kiệt sức. Bởi vậy dù bị cô lập, nếu không có ít nhất 20 vạn binh việc có thể chiếm lại Khúc Trì là gần như không thể. Mà Tần quốc trong tình trạng Trần Khiêm bị lửa bao vây, cánh trái Thiết Kỵ quân bị truy giết, cánh phải vỡ nát còn ở trung tâm Triệu Đà ngày càng áp sát chỉ việc phong ngự đã là cực kì khó khăn, nhiều nhất Tần quốc lúc đó chỉ có thể xuất đi 1 vạn binh. Một con số ít ỏi hoàn toàn không có hi vọng
Vì vậy nhân tố quan trọng quyết định, điều khiến cho Từ Sách quyết định thực hiện kế hoạch này chính là cơn mưa, cơn mưa lớn chưa từng có trong lời Thủy Kính
Cơn mưa lớn xảy ra, Từ Sách toàn bộ kế hoạch cũng hoàn thành. Khúc Trì địa hình bằng phẳng, thích hợp quân số lượng lớn nhưng đó chỉ là vào mùa hạn. Còn vào mua mưa Khúc Trì còn có tên gọi khác chính là hồ Khúc Trì. Với địa hình bằng phẳng, Khúc Trì vốn thấp hơn so với những sơn cốc xung quanh. Không những vậy Khúc Trì còn ẩn mình ở trong những ngọn núi cao, vì vậy vào mùa mưa toàn bộ lượng nước xung quanh tất cả đều đổ dồn về nơi đây
Bởi vậy khi mưa lớn đến, Khúc Trì chắc chắn sẽ là nơi ngập đầu tiên. Đến lúc đó 20 vạn binh Bằng quốc sẽ không thể nào tiếp tục đóng binh, mà bắt buộc di chuyển. Với tình thế trung tâm chiếm lợi thế lớn, cơ hội chiến thắng ngay trước mắt, bất chấp mưa lớn chắc chắn 20 vạn binh Bằng quốc sẽ lựa chọn con đường tiến đến gần trung tâm. Đoán trước được điều đó, Từ Sách đã sớm chuẩn bị cho Khiên Thiết quân chặn đường
Khiên Thiết quân là một nhóm binh chỉ vừa được tạo nên ngay hôm qua cùng lúc kế hoạch này được tạo ra, chính là một nhóm quân cảm tử. Khiên Thiết quân hoàn toàn không trang bị vũ khí, bọn họ toàn thân mặc giáp dày chỉ trang bị duy nhất chính là một cái khiên lớn dài 2m rộng 50 phân, . Chiếc khiên lớn là Vương Lâm làm ra vốn muốn trang bị nên một đội khiên binh vững chắc, không sợ mưa tên của kẻ thù. Nhưng do thiết kế quá cồng kềnh, được tạo nên bởi pha trộn sắt và than nhưng vẫn nặng đến 70 kg, đòi hỏi ít nhất 2 người phải cùng lúc chống đỡ, bởi vậy vẫn luôn được để trong kho không dùng. Từ Sách luôn suy nghĩ tìm cách tận dụng thứ này, nhận ra con đường binh lính Bằng quốc sẽ đi không lớn. Từ Sách liền nảy ra ý tưởng, bằng cách chôn thứ này xuống đất, 100 Khiên Thiết quân cùng 1000 thương binh chống đỡ phía sau như vậy có thể nhanh chóng tạo ta một bức tường khóa đường thoát của kẻ địch.
Còn làm sao Từ Sách có thể huy động 1000 quân lính không bị phát hiện, câu trả lời chính là tàn binh. Tương tự như Dương Tô Bá lúc trước, Từ Sách đã chuẩn bị để tập hợp một nhóm ẩn binh chính là 1000 binh này
Tiếp sau mọi chuyện diễn ra đều phụ thuộc vào cơn mưa ấn định. Mưa to gió lớn khiến Triệu Đà không thể tiếp tục công thành, cánh phải cùng trung tâm cũng chỉ có thể cay đắng rút lui. Mưa lớn cũng dập tắt lửa cháy ở núi Yên Sơ, mở đường cho Trần Khiêm cùng binh lính, nhờ đó mà chạy thoát tiến về Khúc Trì.
Tiến đến Khúc Trì Trần Khiêm trên lưng mang theo chính là cột thu lôi do Vương Lâm làm ra. Sử dụng thời khí phú, Vương Lâm có thể tùy ý tạo ra thời tiết mong muốn, nhưng cũng chưa phải là toàn năng tới mức sai khiến một cách chi tiết như sét đánh. Nhờ vào giấy tiên tri dự báo, Vương Lâm mới biết được trận mưa này sẽ kết thúc bằng loạt sét đánh xuống
Vạn An thành-Phàn thành bán kính 50km ở trong hoàn toàn không có mỏ quặng nào, bởi vậy Vương Lâm quyết định thử, hắn thử điều khiển sét. Vốn ban đầu Từ Sách đã chuẩn bị, một khi mưa lớn kết thúc sẽ xuất quân nhân lúc Bằng quốc 20 vạn binh suy yếu mà tiêu diệt. Nhưng không ngờ, cột thu lôi vậy mà thật sự có tác dụng, 20 vạn binh Bằng quốc bị sét đánh toàn diệt