Ủng hộ tác giả bằng cách like và theo dõi Page "Trở về thời Bắc thuộc": https://www.facebook.com/tvtbt
Ngày hội Ravembang diễn ra trong một tuần, sau đó, các tộc liền trở về đất cũ. Lúc đến mọi người đều kiềm chế nhưng khi về thì những cuộc ẩu đả nhỏ đã bắt đầu diễn ra, dù vẫn còn trong thời hạn của Ravembang, những ẩu đả này chỉ mang tính cá nhân nên không phạm luật và kết thúc cũng nhanh.
Người bình thường thì thấy đó là chuyện thường ngày nhưng tầng lớp tinh hoa thì nhận thấy sự việc không hề đơn giản như vậy. Toan tính ai cũng có riêng, Công Ma cũng cảm nhận được điều này, ông không nói ra nhưng trong lòng lại cảm thấy lo ngại.
Một buổi tối, khi đoàn nghỉ chân lại bên đường, Hãn được Bồ Chính gọi đến lều
-Bồ Chính cho gọi con.
-Phải. Hôm nay mày có nghe vụ ẩu đả của người họ Đô với người của Tây Vu Vương không?
-Con có nghe qua. Nghe nói đánh nhau to lắm.
-Thế mày nghĩ sao?
-Con không hiểu Bồ Chính đang nói gì?
-Mày là người thông minh mà lại không hiểu ý ta nói sao?
Hãn không đáp lại, Bồ Chính đành nói tiếp
-Chuyện mà lần trước mày nói, tao cũng đã suy nghĩ.
-Giờ thì con hiểu rồi. Bồ Chính muốn nhắc nhở rằng, thời gian tới nhiều chuyện không hay sẽ xảy ra phải không?
-Phải, nhìn chuyện hồi sáng, ta buộc phải suy nghĩ về lời nói của mày.
-Vậy Bồ Chính quyết định thế nào? Đứng ngoài hay tham gia. Các gia tộc xung đột gay gắt hơn đã là điều chắc chắn. Chiến tranh sắp khai mào rồi và con dám chắc nó sẽ không hề ngắn ngủi. Không nói chuyện tương lai, đến hiện tại của chúng ta cũng đang rất khó đoán.
Công Ma quay người, im lặng một lát rồi nói tiếp:
-Cứ cho là ta muốn có thiên hạ, nhưng lấy thế nào, trị thế nào đây?
-Chỉ có một câu thôi, “giết cả thiên hạ”.
Công Ma giật mình quay ngoắt về phía Hãn, ông bị thu hút bởi đôi mắt của hắn, giống như đôi mắt của một con hổ, dù lều tối nhưng ánh mắt vẫn sáng ngời, thoáng chốc ông cảm thấy mình thật nhỏ bé so với một đứa trẻ sắp thành niên này.
-Lúc này là thời kỳ vô đạo đức và suy đồi, mọi thứ đều dùng sức mạnh và lưỡi gươm để phân định, lòng người chia rẽ, đến người người thân cũng tranh giành dẫm đạp lên nhau, không còn biết đến trên dưới, sống như loài dã thú. (Hãn)
-Vậy nên, muốn trị cái thiên hạ loạn lạc và chia rẽ này, phải “giết” nó bằng sự độc tài nghiêm khắc, để nó “hồi sinh” thành một thiên hạ mới. (Hãn).
Công Ma nhìn Hãn với anh mắt dò xét:
-Vậy…phải “giết” đến khi nào mới đủ?
-Dù có phải giết một nửa dân Giao Châu cũng phải làm.(Hãn)
Câu nói của Hãn khiến cho Công Ma lạnh gáy, điều Hãn vừa nói không khác nào một cuộc diệt chủng quy mô cả. Làm không cẩn thận thì sau này có lẽ người Âu Lạc cũng biến mất.
-Không phải giết vô tội vạ mà dựa vào luật lệ. Luật phải rõ ràng, đơn giản, không được tự ý đánh nhau, trung thành với tộc trưởng, có công thưởng hậu, có tội phạt nặng. Đặc biệt, đã phạm luật thì dù là ai cũng phải xử, không phân biệt thân sơ, thứ bậc.
-Vậy…mày nghĩ sẽ nắm được bao nhiêu phần thành công?
-5 phần. Chuyện liên quan đến sinh mạng, chỉ có thể ở mức đó.
Bồ Chính im lặng, không nói gì. Ngược lại, tâm trí ông lúc này đang phân vân giữa “có” hoặc “không”. Chọn “không” thì tương lai con gái ông và người thân sẽ khó đảm bảo, chọn “có” thì quá mạo hiểm. Ông cả đời cẩn trọng mới có thể yên ổn mà làm chủ một vùng nên khó lựa chọn. Nhìn lại người trai trẻ phía sau, cân nhắc thiệt hơn không được, lần đầu tiên ông bỏ đi tính cẩn trọng mà đánh liều một phen.
-Ta đồng ý nhập cuộc nhưng ta vẫn sẽ quyết định mọi việc.
-Con đã hiểu. Vậy từ lúc này, Hãn con xin thề, sẽ mãi mãi trung thành với Bồ Chính, giúp ngài có căn cơ vững trãi để lấy thiên hạ. – Hãn lấy ra một con dao, rạch trên bàn tay, máu chảy ra thấm xuống sàn nhà.
-Ta, Công Ma, cũng xin thề, sẽ tuyệt đối tin tưởng ngươi vô điều kiện. – Công Ma cũng làm tương tự
“Kẻ nào trái lời, xin quỷ, thần cùng diệt” – Hãn và Công Ma đồng thanh rồi lấy bàn tay đang rỉ máu bắt lấy tay kia của đối phương
-------------------
Giao kèo đã lập xong, giờ là đến lúc Hãn lên kế hoạch cho mục tiêu của mình. Hắn hiểu rõ muốn có quyền lực và uy danh đều phải có giá của nó. “Quyền lực do tiền tài đắp lên, uy danh do đánh được mà có”.
Nói cũng hiểu bước đầu tiên hắn cần có là gì: Tiền. Kim tiền là vạn năng, không mua được tất cả nhưng tất cả cũng phải cần có tiền. Làm giàu ở thế giới cổ đại, nghe không thôi cũng đã đủ kích thích.
Nhưng nói là một chuyện, làm được hay không lại là một chuyện khác. Cộng đồng mà hắn sống thậm chí còn chưa biết đến tiền kim loại, tất cả quy ra hiện vât, trao đổi ngang giá, phổ biến nhất là gạo và kim loại, hiếm hơn thì là “ốc tiền” (tiền vỏ ốc). Vậy nên trong cộng đồng này, ngoại trừ Bồ Chính, các tộc trưởng, thì dân thường đều như nhau, không có ai có tài sản nổi trội hơn.
Hắn từng đọc qua vài câu thế này: “Muốn giàu, phải nghĩ như một nhà tư bản” và “Đừng bán thứ mình có, hãy bán thứ thị trường cần”. Hắn không thể vô duyên mà nghĩ đại ra vài thứ hắn thấy đẹp và có giá trị rồi đem bán được, hắn cần biết người ta cần thứ gì, và từ đó nghĩ cách kiếm lợi nhuận tối đa từ nó, thế nên việc đầu tiên chính là khảo sát thị trường, sau đó, dựa vào kiến thức bản thân để khai thác.
Sau khi về nhà, Hãn đã tìm đến nhà kho trong nhà mình, lật tấm vải thô lên, bên dưới là những cuộn thẻ tre do chính hắn tự tay làm. Trên mỗi thẻ tre đều là hình chữ nhật dài 2 gang, rộng nửa gang viết đầy chữ hiện đại, nhưng không phải viết chiều dọc mà là viết theo chiều ngang, mực hắn tự chế từ muội than trong lò rèn, chất lượng cũng không tồi, chỉ phải cái là hắn phải dùng bút lông gà, cứ một lúc lại phải chấm mực nên có chút bực bội khi viết.
Tuy nhiên nội dung bên trên hắn đã bỏ công sức rất nhiều, bên trong đó chính là cách xác định ngày thông qua việc tính toán cơ bản. Từ lúc đến đây, hắn đã bỏ công tìm cách xác định thời điểm mà hắn đang ở. Không tính được năm nhưng có thể tính được ngày tháng tương đối. Lúc đầu, lý do làm chuyện này là bởi hắn quá mông lung về thời điểm hiện tại, điều này khiến hắn rất khó chịu, cảm giác mình đứng giữa một khoảng chân không vô định không thể xác định được không gian và thời gian vậy.
Thế nên, hắn đã bắt tay vào việc xác định thời gian, bằng cách quan sát thiên tượng và tính toán thời gian, và tạo ta được đống thẻ tre này. Nếu tính giá trị của đống này thì phải tính bằng vàng, nên nhớ rằng thời kỳ mông muội, người ta thậm chí còn cho rằng Mặt Trời quay quanh Trái Đất và tài liệu cổ nhất nói về tính niên lịch nói rằng một năm chỉ có gần 200 ngày và các tháng cũng có sự chênh lệch đáng kể. Vì lý do tôn giáo và khoa học hạn chế mà việc phát triển lịch không có nhiều tiến bộ và có nhiều sự sai sót
Tuy thờ thần nhưng ai cũng biết tính lịch quan trọng thế nào. Nó cho biết thời tiết nào thích hợp để gieo trồng, cũng để xác định khi nào có khả năng có thiên tai, xa hơn thì là xác định kinh độ vĩ độ trong hàng hải, thời hạn trong buôn bán…Việc sai sót trong niên lịch cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mùa màng thất bát, thiên tai bất chợt nên con người có xu hướng đẩy nguyên nhân cho sự tức giận của thần phật.
Còn đối với Hãn (Trần Khôi), ở hiện đại, mấy cái thứ như mất mùa hay thiên tai đều được dự báo trước cả tháng, truyền thông cảnh báo chán chê nó mới về. Vậy nên, ở thời cổ đại, nói đến chức năng của niên lịch thì hắn nói cả ngày cũng không hết nên hiển nhiên giá trị của nó vô cùng. Có nó trong tay, hắn đã có lợi thế hơn rất nhiều so với người cổ đại rồi
Và cách tính lịch căn bản cũng không có gì khá khó khăn, bởi hắn đã có những kiến thức cơ bản chẳng hạn, một năm có 364-365 ngày, sau 4 năm sẽ có một năm nhuận, và trục Trái Đất bị lệch nên thời gian giữa ngày và đêm có sự khác nhau. Từ nền tảng đó, hắn đã tìm ra cách tính lịch, đó là dựa vào “phân” và “chí” hay cụ thể hơn hắn sẽ dựa vào 4 tiết khí trong 24 tiết khí trong năm, đó là Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí. 4 tiết khí này có vài đặc điểm đặc trưng.
Xuân Phân, tức khoảng ngày 20-21/3, mùa xuân, thời gian giữa ngày và đêm bằng nhau. Hạ Chí tức khoảng ngày 21-22/6, mùa hè, thời gian ngày ngắn nhất và ban đêm dài nhất trong năm. Thu phân, tức khoảng ngày 23-24/9, mùa Thu, thời gian giữa ngày và đêm bằng nhau. Đông Chí, tức khoảng ngày 22-23/12, mùa Đông, thời gian ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm.
Các đặc điểm như vậy hắn rất dễ nhớ, công việc của hắn chỉ là ghi chép, quan sát và tính giờ. Việc tính giờ hắn chỉ cần tạo ra một cái đồng hồ nước bằng một ống tre có đục lỗ, nước sẽ chảy nhỏ giọt xuống với tần xuất khá đồng đều, ngoài ra, để tăng tính chính xác hắn còn tìm một chỗ thuận tiện cắm một ngọn tre xuống đất để quan sát bóng thân tre vào ban ngày.
Liên tục đều đặn như thế đã được hơn 4 năm, cuối cùng hắn cũng đã có thành tựu, hắn đã có thể xác định ngày tháng hiện tại, cũng như đặc điểm về khí hậu và thiên tai của từng mùa. Vì thời cổ đại không bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên các đặc điểm này rất bền vững, họa hằn lắm với những đặc điểm có tính chu kỳ lớn thì hắn chịu thật.
Tiếc là lịch này vẫn cần hoàn thiện thêm một chút và hiện tại chưa cần dùng đến. Hắn đang trong quá trình khảo sát thị trường lúc này nhưng cũng đã biết hướng đi của mình. Sắp tới hắn sẽ cần đến niên lịch rất nhiều.
-----------
Sóc và Trâu mỗi đứa vác trên vai một cái thúng to đựng toàn là đất, mang một cách nặng nhọc đến nhà của Hãn rồi đổ ập xuống nền đất, thở mạnh
-Đấy, bọn tao mang đến thế này đã đủ chưa?
-Còn thiếu một chút nữa, chúng mày nghỉ một tý rồi lấy giúp tao nhé.
-Mà này, mày đang làm cái gì mà cần đến đất rồi thúng tre, giờ lại đi khoét thớt gỗ thế kia? (Sóc)
-Để tao giải thích. Trước đó, để tao hỏi mày, một ngày mày giã thóc cần bao lâu và bao nhiêu gạo để cho một ngày?
-Ừm, nếu tao và mẹ cùng làm thì chắc là hết một buổi chiều. Thóc thì chắc tốn đến 10-13 bát lớn.
-Sao 2 người ăn mà tốn tận 10-13 bát thóc lớn?
-Vì muốn tách vỏ phải giã mạnh mà đã giã mạnh thì thóc phải bị vỡ vụn, một phần thành bột luôn. Khi lọc trấu ra thì cũng bị vơi đi, thu lại cũng chỉ được 4 phần là nhiều
-Thứ ta đang làm sẽ giúp mày không phải giã nữa mà gạo thu được đến 7 phần.
Câu nói vừa rồi khiến cả hai đứa bạn giãy nãy người. Dường như không tin vào tai mình, chúng hỏi lại
-Mày nói thật à? (Sóc) (Trâu)
-Chứ tao nói đùa với chúng mày bao giờ chưa?
Sóc, Trâu gật đầu.
-Thôi, chúng mày đi lấy đất tiếp cho tao đi?
Hãn đuổi cả hai đứa bạn ra ngoài, còn mình lại lúi húi khắc rãnh lên hai thớt gỗ tròn. Hắn khắc hình xương lá lên thớt gỗ sau khi vẽ sẵn đường bằng than. Bỗng có hai cánh tay bịt lấy hai mắt hắn, kèm theo một điệu cười khúc khích
-Á à, anh biết ai rồi nhá!!!
Hắn buông dụng cụ xuống, xoay mạnh người, lấy tay bắt lấy hông người đằng sau.
-Chà, em lớn thật rồi, nở nang thật sự
Vừa ngước mặt lên nhìn thì liền ăn ngay một tát lệch mặt. Hóa ra là Công Hoa, thế mà hắn còn tưởng là Trứng đến trêu hắn chứ.
-Mày làm gì thế hả? – Công Hoa quát, mặt đỏ lựng
-Cô chủ, để em chặt cái tay chó đó của hắn – Nhung đứng bên cạnh, tay cầm sẵn cây rựa từ lúc nào
-Ấy, từ từ, tất cả là hiểu lầm thôi (Hãn)
-Hiểu lầm như thế thì cần giải thích bằng cánh tay trái, mau đưa tay ra đây (Nhung)
-Sao mày lại khắc lên tấm thớt gỗ này làm gì? (Công Hoa)
Câu hỏi của Công Hoa liền cắt ngang Nhung và Hãn. Cả hai quay lại thì thấy Công Hoa đang tò mò xem xét cái thớt của Hãn
-Con định làm một cái cối xay – Hãn trả lời
-Cối xay? – Hoa không hiểu hỏi lại
-Đây là một thứ rất tốt đó, khi làm xong con sẽ cô xem. Giải thích thì dài lắm nhưng công việc tách vỏ trấu gạo sẽ nhàn hơn nếu có nó.
-Ồ (Hoa cảm thán)
-------
Mất một tuần để Hãn hoàn thành xong mẫu cối xay đầu tiên. Kết cấu rất đơn giản, bao gồm hai chiếc giỏ tre hình trụ, lèn chặt đất bên trong. Trên mặt cối trên và cối dưới đều có gắn một tấm thớt tròn có khắc rãnh, đường rãnh nhỏ, chỉ bằng hạt gạo, Hãn đã rất tỉ mẩn để làm nó cho cẩn thận. Mỗi cối đều có đường kính 4 gang tay.
Ở cối trên có mở một lỗ hình phễu, dùng để đổ thóc vào, thóc sẽ qua lỗ đó đi vào trong cối và vướng vào các rãnh. Cối trên và dưới cùng ma sát vào nhau khiến vỏ trấu bị tách ra, gạo sẽ theo rãnh mà đi ra ngoài cùng với chấu. Cối dưới được cố định bằng một giá chữ thập để cố định đế và tiện di chuyển và có một trục gỗ để nối với cối trên để giữ cố định cho việc xay xát khi xoay cối trên. (Minh họa: https://youtu.be/x0PCEXrMRSY)
Thực ra, cấu tạo cối rất đơn giản nhưng trong quá trình làm xuất hiện rất nhiều lỗi, chẳng hạn, trong lần thử đầu tiên, rãnh gỗ quá sâu hoặc quá nông khiến thóc không tách vỏ và bị kẹt lại, hay trọng lượng hai cối không đạt yêu cầu rồi trục hay bị kẹt do thóc vào nên phải thay đổi thiết kế, hay bề mặt ma sát bị cong vênh, không thể xay xát được.
Chính vì vậy mà Hãn và đám bạn phải sửa lại cũng rất nhiều, sửa liên tục sau 1 tuần mới làm được cái cối ưng ý. Hãn mang từ trong nhà ra một bao thóc rồi bắt đầu xay thử.
Sóc và Trâu bắt đầu di chuyển cánh tay quay. Các hạt thóc dần dần sụt vào bên trong, quay được hai, ba vòng đã thấy những hạt gạo và chấu đầu tiên rơi ra ngoài. Sóc và Trâu thấy thế càng mừng liền quay nhanh hơn nhưng Hãn cản lại
-Từ từ, giữ như vừa nãy, đừng nhanh quá.
Cả ba cùng chờ cho đến khi mẻ thóc đầu tiên được xay xong rồi bắt đầu kiểm tra. Tỷ lệ không tệ chút nào. Theo Hãn tính, cứ 10 hạt thóc thì đã xay ra được 7 hạt gạo, tuy số gạo bị nứt vỡ cũng nhiều nhưng cũng là thành công rồi, những hạt thóc chưa xay được liền sàng ra rồi đổ lại vào máy xay.
Riêng Sóc và Trâu thì bất ngờ ra mặt. Chúng lần đầu tiên thấy việc tách trấu nhẹ nhàng mà hiệu quả thế này, càng chưa bao giờ thấy nhiều gạo xay ra nguyên vẹn như vậy. Phải biết do quá trình giã gạo khiến phần lớn gạo bị vỡ vụn, những hạt gạo nguyên vẹn được coi là gạo thượng đẳng, gạo nứt đôi là trung đẳng, gạo nứt 3 và thành bột là gạo hạ đẳng. Gạo thượng đẳng chỉ dành cho tầng lớp trên còn từ trung đẳng trở xuống là cho dân thường.
-Cứ thế này, tao tính một ngày có thể xay đến 5-6 bao thóc – Sóc nói
-5-6 bao là thế nào, phải 10 bao? – Trâu nói chen ngang
-Thế mày không tính thóc bị dư ra à, còn phải sàng trấu nữa
-Cái cối này, một mình tao cũng xay được, cùng lắm làm thêm vài cái nữa, rủ mấy đứa nữa cùng làm – Trâu cãi lại
-Nói có lý, lúc đấy không chỉ 5 bao, 50 bao còn được – Sóc lúc này không phản đối mà đồng tình luôn.
Quan trọng hơn, chúng thấy thứ này sau này giúp cuộc sống của chúng nhàn hơn, nhưng trong đầu Hãn tính cả rồi. Qua khảo nghiệm “thị trường”, hắn nhận thấy tiềm năng rất lớn từ việc xay xát vì việc giã gạo rất vất vả mà mất thời gian đến mức quà tặng nhau là gói gạo cũng thấy đáng quý, nên nhu cầu xay xát rất lớn nhưng không có nguồn cung cấp dịch vụ này
-Hãn, ta tính mình nên làm giã gạo thuê, làng ta…không, cả đất này, nhà nào cũng tích trữ thóc, ít là vài trăm, nhiều là vài vạn. Cứ một bao thóc ta lấy một bát thóc làm công. Như vậy thì chẳng mấy mà giàu!! (Trâu nói)
-Ý kiến hay đấy!! ( Sóc phụ họa)
Đám bạn hắn nói không phải không có lý, mỗi bao một bát, tích tiểu thành đại là cũng được một món hời rồi, nhưng Hãn nói
-Chúng mày đúng là não ngắn. Việc đi xay thóc thuê tất nhiên phải làm nhưng làm kiểu đó là tư duy làm thuê của người nghèo, chúng mày tính bê bao nhiêu cái cối cho vừa, chưa kể, xay xong còn phải làm nhiều thứ nữa, cứ phô cho thiên hạ rồi sẽ có người lắm được bí quyết, lúc đó lại có đối thủ. Chưa kể, dân ta quý trọng tài sản, một bao thóc lấy công của họ một bát cũng là giá cao, họ sẽ khó chấp nhận. Mà một bát thóc một bao tao thấy cũng không bõ công.
-Thế phải làm sao?
-Không nói rằng chúng ta sẽ xay xát thuê, hãy nói, chúng ta đến đổi gạo lấy thóc. 1 cân gạo đổi lấy 2 cân thóc. Từ 20 bao trở lên, thì 1 cân gạo đổi 1,5 cân thóc, từ 200 bao trở lên được khuyến mại một bao gạo. Trấu có thể lấy lại hoặc không. Ví dụ như vậy.
Đây là một trong những phương pháp Marketting phổ biến ở hiện đại. Không ai kinh tế eo hẹp muốn trả phí cho thứ mình có thể tự làm, nếu như đổi thành trao đổi thì lại khác, phí đã được tính và giá trị quy đổi. Thay vì nói số lượng lớn hãy co lại thành nhỏ lẻ, và thực hiện chiết khấu, khuyến mại, đánh vào tâm lý khách hàng là muốn hưởng lợi và giá rẻ, nhưng thực ra lợi nhuận vẫn đảm bảo. Tất cả chỉ là cách nói thôi.
Khách hàng nghĩ theo logic và mua hàng theo cảm xúc. Họ sẽ cân nhắc thiệt hơn giữa việc tự làm và trao đổi, khi nghe thấy việc trao đổi có lợi, không có lý do gì họ không đồng tình cả.
-Nhưng vấn đề là, lấy vốn ở đâu? Nhà mày có bao nhiêu thóc chứ?
-Đi vay, người cho vay sắp đến rồi, sau…5...4…3…2…1
"Bịch" "Bịch" Chúng chợt nghe có tiếng bước chân gấp gáp, càng lúc càng gần:
-Hãn, ta nghe nói mày làm xong cái cối xay rồi, cho ta xem đi.
Từ bên ngoài đã nghe thấy tiếng Công Hoa vọng vào. Cô chạy tọt luôn vào bên trong không cần chào hỏi mà đến xem cái cối xay, tò mò chạm thử vào.
-Đó, đến rồi (Hãn)
-Này, cái này làm thế nào? – Hoa hỏi
-Từ từ, trước đó con muốn nhờ cô chủ một việc
-Việc gì nói nhanh lên – Hoa gấp gáp
-Con muốn mượn nhà cô mấy trăm bao thóc…
-Chuyện nhỏ, lát ta về xin cha ta cho ngươi vay 300 bao cũng được, giờ chỉ ta đi, cái này làm thế nào? – Hoa không cần nghĩ liền đáp ứng luôn.
Cả ban người Hãn, Sóc và Trâu đứng ngẩn người. Đúng là con nhà giàu coi tiền như rác, 300 bao thóc đủ nuôi một nhà 5 người thoải mái 1 năm không hết mà nói nhẹ như không. Hoa thấy cả đám đứng như phỗng mới gắt lên thế là cả 3 cùng hướng dẫn Công Hoa làm thử.
Tất cả chỉ cần xoay cái tay quay là được, không cần phức tạp. Nhưng thế nào mà bà cô này nghiện mới sợ. Loanh quanh thế nào mà trời gần tối, Công Hoa xay xong đến 2 bao thóc, mồ hôi cũng lấm tấm rồi mà vẫn chưa chịu dừng nữa. Nếu không nhờ Nhung can ra chắc con gái Bồ Chính định làm đến sáng luôn chứ đùa.
Ủng hộ tác giả bằng cách like và theo dõi Page "Trở về thời Bắc thuộc": https://www.facebook.com/tvtbt