Chuyển ngữ: Wanhoo
Sáng hôm sau Bạch Y Xảo tỉnh dậy, nhà cửa vắng lặng, cô lật người khó khăn lại thấy thư bỏ vợ trên bàn.
Bạch Y Xảo có dự cảm chẳng lành, đứng dậy một cách khó nhọc. Cử động là đau bụng, cô ôm bụng đi đến cầm tờ giấy trên bàn.
Là thư bỏ vợ hôm qua Phương Dũng đưa cho cô. Sau đó Phương Dũng cầm, cô tưởng Phương Dũng đổi ý nhưng nó lại có mặt ở đây.
Bạch Y Xảo mở tủ quần áo, không thấy quần áo của Phương Dũng đâu. Bạch Y Xảo vội vàng mở cửa, hét to: “Phương Dũng, Phương Dũng…”
Bạch Y Xảo tìm khắp các phòng nhưng không tìm thấy Phương Dũng, mẹ Phương Dũng cũng không thấy đâu.
Bạch Y Xảo ngồi thụp xuống đất, ngỡ ngàng che miệng khóc.
“Chính là cái nhà này, đây là nhà của nghịch tặc Phương Dũng.” Có giọng nói ngoài nhà, sau đó là tiếng đạp cửa uỳnh uỳnh.
Cổng bị đạp mạnh, mười mấy nha dịch xông vào hỏi Bạch Y Xảo ngồi dưới đất: “Phương Dũng đâu?”
Bạch Y Xảo cầm thư bỏ vợ, ngơ ngác: “Đi đâu?”
Bạch Y Xảo khủng hoảng, mình hi sinh bao nhiêu cho Phương Dũng vậy mà Phương Dũng để lại thư bỏ vợ chạy mất hút.
Nha dịch nói: “Lục soát.”
Mười mấy nha dịch lục tung nhà, cuối cùng cầm ra cái hộp đựng ngân phiếu mấy trăm lượng của Bạch Y Xảo.
Đám nha dịch hít sâu, không ngờ thu hoạch đậm thế.
Bạch Y Xảo nản lòng chẳng thiết tha gì, không quan tâm gì, có bị tịch thu ngân phiếu vẫn chỉ ngờ nghệch.
Cô đang nghĩ mình hi sinh nhiều cho Phương Dũng như thế nhưng Phương Dũng không niệm tình, nhẫn tâm để lại thư bỏ vợ không biết đi đâu.
Điều này còn đau khổ hơn chuyện Phương Dũng mắng chửi đánh đập cô.
Nha dịch tịch thu ngân phiếu, tên cầm đầu nói: “Đây là tàn dư tạo phản, bắt lại.”
Hai nha dịch lôi Bạch Y Xảo chẳng thương tình.
Các nha dịch khác chạy quanh làng, vênh mặt hất cằm truyền lệnh của huyện lệnh.
Đại ý là nha dịch chết ở đây đồng nghĩa dân làng để yên cho phản tặc Phương Dũng giết nha dịch. Cả làng phạm tội đại bất kính phải bị cảnh cáo.
Mỗi nhà hai người, không cần biết là trai hay gái, chỉ cần từ mười bốn đến năm mươi tuồi đều phải tập hợp đi sửa đê.
Rất nhiều nơi lũ lụt vỡ đê cần xây sửa.
Ninh Thư tức điên. Phương Dũng dẫn mẹ già bỏ trốn. Lúc giết người hùng hổ nói mình nhận hết trách nhiệm, cuối cùng lại trốn.
Mỗi nhà hai người, nhà họ Trần chỉ có bốn khẩu, nếu ông Trần và Trần Lực bị bắt đi thì nhà chỉ còn cô và bà Lý.
Không ngờ quan lớn giận cá chém thớt dữ đến mức này, giáng tai họa xuống cả thôn. Nơi khác mỗi nhà một trai tráng bị điều đi, làng cô hai người mà còn không kể trai gái.
Lũ lụt cách xa nơi này, không ai biết xảy ra chuyện gì trên đường. Bị điều đi sửa đê không nguy hiểm bằng đánh giặc nhưng vô cùng vất vả. Sẽ đổ máu, chôn thây trên đường vận chuyển, xây dựng.
Nha dịch nói hai ngày nữa quay lại tập hợp rồi áp giải Bạch Y Xảo đi.
Về đến huyện nha, Bạch Y Xảo bị nhốt trong nhà lao. Nhà lao bẩn thỉu ô uế, Bạch Y Xảo mới sinh non yếu ớt, sống trong đây dễ sinh bệnh.
Cuối cùng là Ôn Ngọc đút lót chuộc Bạch Y Xảo. Ôn Ngọc thấy Bạch Y Xảo gầy hóp mặt, hỏi: “Cô sao thế này?”
Bạch Y Xảo ôm Ôn Ngọc bật khóc nức nở: “Phương Dũng bỏ tôi rồi.”
Ôn Ngọc chau mày, vỗ lưng Bạch Y Xảo an ủi dịu dàng: “Hắn không nhìn thấy tấm lòng của cô, thật đó.”
Ôn Ngọc cử mấy nha hoàn chăm sóc Bạch Y Xảo, nhưng Bạch Y Xảo vẫn luôn phiền lòng, buồn bã.
Bạch Y Xảo thương cho số phận mình, tại sao đã sống lại vẫn không thay đổi số phận.
Chẳng lẽ ông trời trêu ngươi, chẳng lẽ cô và Phương Dũng đã xác định vô duyên. Sống lại vẫn phải nhường cho Trần Nhị Muội?
Tại sao chứ, ông trời bất công. Không người phụ nữ nào cam tâm tình nguyện nhường chồng cho người khác.
Ôn Ngọc luôn túc trực bên cạnh Bạch Y Xảo, quan tâm Bạch Y Xảo trong thầm lặng nhưng Bạch Y Xảo chỉ chìm đắm trong bi thương.
Cô không cam tâm, cho đi không được nhận lại, Bạch Y Xảo không bận mắt những người khác.
Nhà họ Trần cuống cuồng, buồn bã sau khi hay tin bị điều đi tập trung.
“Phải làm sao đây.” Ông Trần già đi cả chục tuổi.
Bà Lý chỉ gạt nước mắt không nói lời nào.
Trần Lực nói: “Đã là điều tráng đinh tất nhiên con phải đi.”
Ninh Thư thở dài, làm bao nhiêu nhiệm vụ, đây là lần đầu bị điều tráng đinh.
“Con và anh đi.” Ninh Thư đã có dự định.
Bà Lý bật khóc: “Có hai đứa con đều đi cả.”
Ông Trần run cơ mặt, hốc mắt đỏ bừng ngậm chặt quai hàm không trả lời.
Ninh Thư nói với bà Lý: “Mẹ may cho con hai bộ quần áo nam đi, con mặc váy không tiện.”
Bà Lý lau nước mắt lấy kim chỉ may quần áo cho Ninh Thư, cứ vậy may ngay, không cần đo dáng người con gái.
Bà Lý vừa may vừa lau nước mắt: “Vội quá, biết vậy may cho hai đứa đôi giày.”
Ông Trần quả quyết: “Anh và Nhị Muội đi, Trần Lực ở nhà.”
“Trần Lực vẫn chưa nối dõi tông đường.”
Ninh Thư: …
Thời buổi này người lớn chưa lo xong thân, con nít yếu ớt sao sống nổi. Ông Trần quá cố chấp chuyện nối dõi tông đường.
Bà Lý giận: “Anh bằng này tuổi rồi chưa đến nơi sửa đê đã chết mệt dọc đường, anh đi làm gì.”
Trần Lực đứng dậy: “Chuyện này con không đi thì ai đi.”
Ninh Thư dọn đồ đạc, mang theo thuốc chế mỗi ngày và cả dao găm chém sắt như chém bùn mua ở hệ thống.
Không trốn thì chi bằng…
Ninh Thư nhìn Trần Lực, chi bằng kéo Trần Lực vào quân khởi nghĩa, vực dậy nhà họ Trần.
Ninh Thư lén truyền kình khí vào người Trần Lực. Kình khí sẽ thay đổi cơ thể Trần Lực từ từ. Giúp hắn tai thính mắt tính, động tác nhanh nhạy hơn.
Ninh Thư hỏi Trần Lực: “Anh ơi, em có bí kíp võ công, anh có học không?”
Trần Lực: →_→
“Giỡn gì Nhị Muội.” Trần Lực nói: “Đi đánh giặc thì tốt biết bao.”
Không phải muốn là được cho đi đánh giặc, muốn thì phải xin, không thì chỉ có sửa đê cực nhọc.
Ninh Thư nói cho Trần Lực khẩu quyết tâm pháp: “Em cứu một hiệp khách ở thị trấn, hiệp khách nói cho em biết bí kíp này.”