Chương 6: Kết thúc

Quân Nguyễn đã phá được cửa thành. Trong lúc 2000 kỵ binh do Châu Văn Tiếp chỉ huy và vài trăm bộ binh do Đỗ Thanh Nhơn chỉ huy đang giằng co với quân Thanh ở cửa thành thì bộ binh quân Nguyễn cũng đã đến được tường thành, binh lính từ những căn nhà di động mỗi người ôm một bó rơm to chạy lại đặt dưới thành rồi châm lửa đốt. Khói từ các đóng rơm bốc lên nghi ngút làm binh lính trên thành cay mắt, khó thở liên tục ho khan, qua một hồi khói tản bớt, các thang công thành cũng tiếp cận tường thành. Binh lính nhà Nguyễn mỗi người dùng khăn ướt bịt mũi miệng ào ạt theo thang xông lên tường thành.

Binh lính thủ thành vừa hết ngạt khói chưa kịp thở dốc thì gặp phải cuộc tấn công của quân Nguyễn thì nhanh chóng vỡ trận, tháo nhau bỏ chạy xuống dưới thành. Lúc này, Nguyễn Ánh đích thân dẫn toàn bộ binh lực còn lại xông vào cửa thành. Gần đến nơi thì quân của Nhơn và Tiếp cũng đột phá được hàng phòng ngựa mở đường cho quân chủ lực Nguyễn Ánh xông vào. Một cuộc tàn sát diễn ra, tiếng đao kiếm, tiếng hét của quân tử trận vang lên liên hồi.

Nguyễn Ánh rút kiếm khỏi người tên lính quân Thanh hướng Ô Đạt Kinh cười nói.

-Ô Tướng quân, hạnh ngộ.

Ô Đạt Kinh siết chặt đại đao tức giận mắng.

-Hổ sa đồng bằng chó vương oai. Nhưng ta nói cho ngươi biết hổ vẫn là hổ chó vẫn là chó, hôm nay ta sẽ tiễn ngươi một đoạn về suối vàng.

Nguyễn Ánh cười mỉm ôn tồn đáp.

-Ô Tướng quân bớt giận, Ánh ta chỉ muốn chào hỏi ngài, chớ nóng giận kẻo hại thân thể.

Ô Đạt Kinh điên người nhấc đại đao hét lớn.

-Thất phu, chịu…

Chưa nói dứt lời, bỗng từ phía sau một thanh kiếm sắt ngọn xuyên qua yết hầu, máu tươi phún ra văng về phía Nguyễn Ánh, ông lùi ra sau né tránh. Ô Đạt Kinh gục ngay trước mặt ông, phía sau là Võ Tánh vác kiếm trên vai nói.

-Vua chúa các người tại sao cứ gặp nhau là phải lắm lời thế nhỉ? Trên chiến trường sống chết trong gang tấc [Tánh vung kiếm chém ra phía sau lấy mạng một tên lính nói tiếp] Giết được cứ giết nói nhiều chi cho mệt.

Nguyễn Ánh lắc đầu cười khổ, ông đã quen với thói hành xử và nói năng đậm chất dân dã của tướng lãnh phía Nam, những người này là thế có gì nói đó, nói gì làm nấy chả hề kiêng nể hay cầu kỳ.

Lúc này chiến trận gần như đã kết thúc, quân Nguyễn hoàn toàn nắm lợi thế quân Thanh đã bắt đầu bỏ chạy tán loạn, quân Nguyễn tha hồ truy đuổi chém giết. Nguyễn Ánh đứng trên thành quay sang nói với Võ Tánh.

-Ngươi truyền lệnh 3 quân ngừng truy kích, cứ để chúng chạy, trận chiến đã kết thúc giết thêm một người không nhiều giết bớt một người cũng không ít, máu đổ đã đủ rồi.

Quân Nguyễn ngừng truy đuổi bắt đầu thu gom tàn cuộc. Nguyễn Ánh cùng các tướng đi dọc tường thành nhìn xác người la liệt quân ta có quân địch có, cảnh tượng điêu tàn, tan tóc. Võ Tánh thở dài nói.

-Chiến tranh quả thật đáng sợ. Vì vinh quang của vài người mà hàng vạn người phải hi sinh, họ được gì chứ? Một nấm mồ cỏ phủ quanh năm, xương cốt mục rửa theo thời gian.

Đỗ Thanh Nhơn tặc lưỡi nói.

-Ngươi nói cứ như đây là lần đầu ngươi ra trận vậy. Nhìn đi trong số bọn họ người chết dưới tay ngươi cũng không ít.

-Ta chỉ là thân bất do kỷ.

Nguyễn Ánh nhìn 2 vị ái tướng nói.

-Không ai muốn chiến tranh, không ai muốn máu phải đổ ngay cả ta. Nhưng cuộc sống này vốn là như vậy, triều đại tiếp nối triều đại, chiến tranh tiếp nối chiến tranh, đó là quy luật, mỗi người đều có số mệnh, có trách nhiệm riêng của họ. Bá tánh có trách nhiệm bảo vệ non sông hay chính xác hơn là bảo vệ lý tưởng của họ mà lý tưởng của họ là do vua chúa hoàn thành tất cả những thứ đó điều phải đánh đổi bằng xương máu bằng đau thương và chết chóc. Họ chết để đổi lấy hòa bình lấy thịnh vượng cho con cháu rồi sẽ đến lúc triều đại suy tàn đến lúc họ lại phải dùng xương máu để đổi lấy lý tưởng mới. Thiên hạ luôn là như vậy.

Võ Tánh và Đỗ Thanh Nhơn nửa hiểu nửa không nhìn nhau. Châu Văn Tiếp nói.

-Các người nói những thứ cao siêu này ta đây không hiểu. Thắng rồi vào thành uống rượu.

Tánh và Nhơn nghe uống rượu thì sáng mắt tán đồng. 4 người cưỡi ngựa vào phủ thành, đến trước phủ thành họ gặp Quang Trung cùng các vị tướng Tây Sơn cũng đến. Nguyễn Ánh thấy Quang Trung bị thương bèn nói.

-Bắc Bình Vương ngài bị thương.

Quang Trung rút mũi tên khỏi ngực nói.

-Vết thương ngoài da không đáng ngại. Quân ta đại thắng, nào mời ngài cùng các vị tướng quân vào phủ uống rượu

Các tướng Tây Sơn và nhà Nguyễn cùng mở tiệc ở phủ thành. Chỗ cao nhất Quang Trung và Nguyễn Ánh ngồi đối diện. Phía dưới các tướng 2 bên không phân biệt cùng ngồi uống rượu. Đỗ Thanh Nhơn nâng chén hướng Trần Quang Diệu nói.

-Quang Diệu tướng quân, ta nghe nói ngài thống lĩnh tượng binh giày nát quân Thanh uy dũng vô song ta đây rất khâm phục ta mời ngài một ly.

Trần Quang Diệu nâng ly bằng hai tay cúi đầu nói

-Nhơn tướng quân quá khen rồi, tạ hạ hữu lễ.

Đỗ Thanh Nhơn vẫy tay nói.

-Hữu lễ cái gì, nho sinh các người cứ lễ tiếc rờm rà ta nghe không quen, có địch cứ giết có rượu cứ uống cần gì lễ nghĩa.

Nhơn nói xong nốc cạn ly rượu. Quang Diệu lắc đầu cười thầm nghĩ “Dân Nam Bộ đúng là hào sản ăn nói ngay thẳng, tính tình cương trực, thật đáng ngưỡng mộ”.

Lần đầu tiên cũng có thể là lần duy nhất tướng sĩ Tây Sơn và quân Nguyễn thân nhau như người nhà, mai này gặp lại họ sẽ nói chuyện với nhau bằng đao kiếm chứ không phải chén rượu chung trà, cảnh tượng này quả thật là cổ kiêm hiếm thấy.

Quang Trung cao hứng đứng dậy nói lớn.

-Đánh cho để dài tóc,

Đánh cho để đen răng,

Đánh cho nó trích luân bất phản,

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.

Nguyễn Ánh cũng đứng dậy nâng chén rượu nói.

-Đánh cho phương Bắc giang sơn đổ

Đánh cho nhân tâm phục nước Nam

Đánh cho sử sách ngàn đời nhớ

Đánh cho hào kiệt An Nam vang thiên hạ

-Nam Quốc Sơn Hà… Nam Quốc Sơn Hà…[tướng sĩ phía dưới gầm vang]

Buổi tiệc rộn ràng tiếng cười tiếng chúc tụng cùng tiếng cụng ly chan chát đến nửa đêm mới tàn.

Sáng hôm sau, trước cửa thành phía Đông. Quang Trung cùng Nguyễn Ánh ngồi trên ngựa, Quang Trung nói.

-Bây giờ ngươi có dự định gì?

-Ta về Nam, còn ngươi khi nào thì khởi hành

-Ta nói với ngươi ta định về khi nào? Ta còn muốn đánh luôn lưỡng Quảng lấy lại đất đai Bách Việt khi xưa.

Nguyễn Ánh cười nhẹ nói.

-Trong vòng 2 năm ta sẽ không động binh. Lần sau gặp nhau trên chiến trường ta sẽ không niệm tình hôm nay.

-Ta cũng vậy. Nguyễn Vương bảo trọng.

Nguyễn Ánh chấp tay cuối đầu, cưỡi ngựa rời đi. Quang Trung nhìn theo bóng lưng ông thở dài nhìn lên trời nói.

-Ta nên cảm ơn ông vì cho ta một tri kỷ hay nên oán trách ông vì cho ta một kẻ thù như thế này đây?

Trần Quang Diệu cưỡi ngựa ra báo.

-Bẩm bệ hạ, quân Nguyễn giao trả lại toàn bộ bình khí, ngựa chiến mà ta cung cấp. Họ phá hủy các vũ khí công thành của họ và rời đi chỉ lấy những chiến lợi phẩm mà họ giành được ở Ung Châu Thành.

-Ngươi nói đúng, người này không những là gian hùng mà còn là hảo hán, ta có được đối thủ như hắn quả thật là vinh hạnh.

-Bệ hạ, các tướng sĩ đang đợi lệnh, tiếp theo chúng ta tiến quân đi đâu?

-Về Nam.

-Về ư? Sĩ khí binh lính đang cao đây là thời cơ tốt nhất để đánh lưỡng Quãng, bỏ đi thật đáng tiếc.

Quang Trung vuốt ve buồm ngựa quay sang nói với Quang Diệu.

-Đại Thanh không phải thứ ta muốn có là được. Trận chiến này là do ta chủ động, đánh nhanh thắng nhanh mới có cơ hội, để chúng có thêm thời gian củng cố binh lực ta vốn không phải đối thủ. Lại nói, quân Nguyễn đã đi quân ta tuy thắng nhưng tổn thất không nhỏ bây giờ còn lại bao nhiêu binh mã, có thể đánh được nữa không? Truyền lệnh ta, thu thập khí giới, lương thảo lập tức rút quân về Đại Việt

-Hạ thần tuân mệnh.

Quân Tây Sơn nhanh chóng rút quân. Vài ngày sau đại quân nhà Thanh ùn ùn kéo đến định giải nguy cho Ung Châu Thành nhưng Ung Châu giờ chỉ là một toà thành trống, tường thành đổ nát, nhà cửa tiêu điều. Tướng quân nhà Thanh đi đến nơi binh lính nhà Thanh được Tây Sơn và quân Nguyễn chôn cất cẩn thận, vị tướng xuống ngựa đi dọc theo hàng ngàn ngôi mộ mới đắp thở dài nói.

-Quân Đại Việt cũng là người có lòng trắc ẩn, thắng nhưng không cướp phá, không tàn sát người vô tội. Cái họa này suy cho cùng là do Đại Thanh mà ra.

Quân Tây Sơn sau khi về đến Đại Việt, Quang Trung sai Trần Quang Diệu viết thư cầu hòa Đại Thanh. Trong thư Quang Diệu dùng giọng điệu bề tôi xưng rằng Đại Việt không hề có ý định tấn công thiên triều, cuộc chiến này chỉ là muốn chấm dứt một cuộc chiến lớn và tàn khốc hơn. Đại Việt vẫn theo lệ cống nạp sản vật cho thiên triều 3 năm 1 lần như trước đây, mong muốn nối lại tình hòa hiếu tránh nạn binh đao cho cả 2 nước.

Hoàng đế Gia Khánh thấy lời lẽ khiêm nhường của Đại Việt vả lại ông đã nếm đủ oai phong phương Nam nên chấp nhận đề nghị. Đại Thanh và Đại Việt kể từ đó hòa bình không động binh đao. Nhưng Đại Việt vẫn 1 rừng 2 hổ chiến tranh vẫn còn, số phận Đại Việt nay do người Việt làm chủ triều đại nào sẽ lên ngôi triều đại nào sẽ suy tàn tương lai sẽ trả lời.