- Báo!!!
Một người lính chạy vào cầm trong tay lá thư.
-Báo!!!
Một người nữa chạy vào.
-Có chuyện gì?
Quang Trung ngồi trên điện hỏi.
- Bẩm bệ hạ tin cấp báo từ phía Bắc, quân Thanh tập hợp quân đội xây dựng doanh trại dọc biên giới nước ta có vẻ chuẩn bị cho 1 cuộc chiến.
- Bẩm bệ hạ tin cấp báo từ phía Tây, quân Xiêm La cũng triển khai quân đội gần biên giới nước ta.
2 người lần lượt đáp.
-Phía Bắc quân Thanh động binh, phía Tây Xiêm La lăm le bờ cõi, phía Nam Nguyễn Ánh ngày càng hùng mạnh, quân ta tứ bề thọ địch thật là đau đầu mà.
Quang Trung nhẹ nhàng phân tích tình hình với giọng điệu bình thản như chưa có gì phải gấp. Cả hội trường bắt đầu ồn ào, văn võ 2 bên xì xào bàn tán. Quang Trung ho nhẹ cả trường im lặng rồi ông nói.
-Tình hình hiện tại các người đã biết, ai có kế sách chống giặc nói ta biết.
Trần Quang Diệu bước ra cúi đầu nói.
- Bẩm bệ hạ, bọn giặc Xiêm La chỉ là hư danh không đáng bận tâm, Lữ Vương có 2 vạn tinh binh trấn giữ phía Tây thừa sức ngăn chúng. Quân Thanh tuy mạnh nhưng cũng không đến nổi không thể đánh, điều đáng lo bây giờ không phải Xiêm La cũng không phải quân Thanh mà là Nguyễn Ánh. Mấy năm nay thế lực của hắn ngày càng lớn mạnh quân ta đã nhiều lần Nam chinh nhưng đều không thu được kết quả. Nếu lúc này hắn thừa cơ đưa quân Bắc tiến quân ta ắt lâm vào đường cùng. Mạt tướng kiến nghị bệ hạ gửi thư cho Nguyễn Ánh trao lại cho hắn 5 vạn tù binh quân Nguyễn, bỏ vây các thành phía Nam, rút quân về Bắc chuẩn bị đối phó quân Thanh đổi lại 1 hòa ước tạm thời với Nguyễn Ánh mà tập trung binh lực chống quân Thanh.
Quang Trung thở dài
-Ta và hắn có mối thù 3 đời hòa ước này hắn sẽ chấp nhận sao?
Quang Diệu đáp
-Bẩm bệ hạ, xin người chớ coi thường Nguyễn Ánh hắn không phải tiểu nhân mà là gian hùng, tự thân hắn ắt biết lợi hại ở đâu mà liệu tính.
Quang Trung sai người đem giấy mực, cầm bút ông chần chừ 1 lúc rồi viết
“Gửi Nguyễn Vương ta biết ta và ngươi có mối thù không đội trời chung nhưng nay Đại Thanh động binh, Xiêm La xâm chiếm, vận nước đang nguy, giang sơn không vững, nếu Nguyễn Vương có thể gác bỏ thù trong cùng ta chống giặc ngoài ấy là cái phước cho dân tộc nay ta trả lại cho ngài 5 vạn tù binh, 200 chiến thuyền đồng thời rút toàn bộ quân Nam chinh về Bắc đổi lại hòa ước đình chiến tạm thời cùng nhau chống giặc nếu Nguyễn Vương ngài đồng ý Nguyễn Huệ ta vui mừng khôn siết hẹn ngày cùng uống rượu ở Thăng Long Thành. Quang Trung Hoàng Đế ký bút”
2 tuần sau, khi Quang Trung đang cùng các tướng bàn bạc về kế sách chống quân Thanh thì 1 vị thuộc tướng vào báo tin.
-Bẩm bệ hạ Nguyễn Ánh cùng 3 ái tướng của mình đã đến đang chờ bên ngoài Thăng Long Thành.
Quang Trung nhạc nhiên nói.
-Ta vốn không nghĩ hắn sẽ đến không ngờ hắn thật sự đến người này quả thật không tầm thường. Trần Quang Diệu nghe lệnh người cùng các vị thượng tướng ra thành nghênh đón Nguyễn Ánh về điện cùng ta yến kiến.
-Thần nhận mệnh –Quang Diệu đáp—
Trần Quang Diệu, Võ Quang Dũng, Võ Đình Tú 3 danh tướng trong Tây Sơn Thất Hổ Tướng tháp tùng Nguyễn Ánh cùng 3 vị Tam Hùng Gia Định là Võ Tánh, Châu Văn Tiếp và Đỗ Thanh Nhơn vào điện.
Trên điện chỗ cao nhất bày 2 cái bàn nhỏ đối diện nhau Quang Trung trong bộ giáp phục sáng lóa thân hình cao lớn nước da sẫm màu, chòm râu quai nón đen sẫm oai phong lẫm liệt tỏa ra khí thế khiến người xung quanh cảm thấy kính sợ. Quang Trung hớp xong chén rượu đứng dậy nói
-Mời Nguyễn Vương lên điện, ta đợi ở đây đã lâu, thứ lỗi thân thể không được khỏe không thể đích thân ra thành nghênh đón.
Nguyễn Ánh cười nhạt rồi bước vào điện ngồi đối diện với Quang Trung, 6 vị tướng phân biệt ngồi phía dưới 2 vị chúa công. Nguyễn Ánh không mặc giáp phục chỉ mặt 1 bộ đồ vải thông thường nhưng tươm tất , quý phái, ông không đội mũ làn da trắng sáng thân hình mảnh mai, mái tóc dài được cột gọn ra phía sau nhìn ông như 1 vị thư sinh Nho Giáo thời xưa tuy không khoa trương nhưng thần thái uy quyền tỏa ra cũng không thua Quang Trung Hoàng Đế chỉ khác nhau ở chỗ Nguyễn Huệ là 1 vị chiến thần uy dũng vô song khí thế như thái sơn áp đỉnh khiến cho mọi người đều phải kính nể còn Nguyễn Ánh tuy thấp người nhỏ bé nhưng mang trong mình khí chất đế vương, uy nghiêm ngất trời, cặp mắt nhỏ con ngươi đen kịt sâu như vực thẩm ai nhìn qua cũng biết ông ta không phải người bình thường.
Khoảng khắc lịch sử khi 2 kẻ thù không đội trời chung, 2 chúa công uy quyền nhất đất Việt ngồi nhìn nhau trong 1 bàn tiệc vô tiền khoáng hậu. Quang Trung nói.
-Tiên khách hậu chủ. Để ta rót rượu cho ngươi.
Nguyễn Ánh xua tay đáp.
-Không cần. Trẫm có thể tự làm được.
-Trẫm ư! –Quang Trung tức giận nói—
-Trước sau gì ta cũng tiêu diệt Tây Sơn lên ngôi Hoàng Đế xưng trẫm sớm 1 chút có gì sai –Nguyễn Ánh hớp chén rượu đềm đạm trả lời—
-Ta đã lấy lễ chủ khách tiếp đãi ngươi, người lại còn ngông cuồng ở đây nói năng trịch thượng ngươi không sợ ta giết ngươi sao? –Quang Trung giận dữ quát—
Nguyễn Ánh vẫn đềm nhiên trả lời
-Nếu ngươi muốn phá hủy cơ nghiệp cả đời ngươi, nếu ngươi muốn đại Thanh thôn tính Đại Việt thì Ánh ta ở đây tùy người chém giết.
-Không hổ danh là con cháu đế vương, rất có chí khí –Quang Trung cười lớn—
-Là minh quân phải biết nhẫn nhịn những thứ mà người thường không thể nhẫn nhịn mới có thể thành đại sự --Nguyễn Ánh hớp chén rượu nói tiếp—nhắc mới nói nhờ vào tánh khí này của ngươi mà ta mới được lòng dân Nam Bộ giữ được cái mạng nhỏ này đến hôm nay.
Quang Trung biết ngụ ý trong câu nói của Nguyễn Ánh nên đáp
-Việc cướp phá Cù Lao Phố, Mỹ Tho, Gia Định Thành vốn không phải chủ ý của ta, thuộc tướng ta khi đó vì không giết được ngươi lại thêm người dân nơi đó nhất quyết không hàng nên mới lỡ tay làm chuyện ác, việc này quả thật là lỗi của ta. Nhưng ngươi cũng đâu phải hạng tốt lành gì, cõng rắn cắn gà nhà rước bọn Xiêm La về giày vò đất Việt.
Nguyễn Ánh cười nhạt rồi đáp.
-Khi đó ta thân cô thế cô bị ngươi truy cùng giết tận buộc phải cậy nhờ quân Xiêm mới mong mưu nghiệp lớn, vả lại bọn mọi Xiêm La bất tài vô dụng lợi dụng chúng xong sau khi diệt được ngươi ta diệt chúng cũng không muộn.
-Qua cầu rút ván chẳng phải là việc làm của tiểu nhân hay sao? –Quang Trung mỉa mai—
-Binh bất yếm tra nếu ta quân tử như ngươi thì cái đầu ta sớm đã không còn trên cổ bởi quân Tây Sơn các ngươi rồi –Nguyễn Ánh đáp—
Quang Trung cười lớn rồi nói.
-Vậy còn quân Thanh năm đó tiến quân đánh ta, người cũng đã đưa lương thảo tiếp tế chúng Đại Thanh chả lẽ cũng mọi rợ như Xiêm La sao.
-Ngươi nghĩ hạm đội của ta có thể dễ dàng bị bão nhấn chìm không còn 1 chiếc nào sao? –Nguyễn Ánh trả lời, thấy Quang Trung có vẻ mơ hồ ông nói tiếp— Hạm đội đó vốn là những tàu cũ kỹ, hư hại không thể sửa chữa trên thuyền chỉ chất toàn đất đá ta cố tình nhấn chìm chúng để thể hiện lòng trung với thiên triều mong rằng khi ngươi thua trận ta có thể tranh thủ 1 đoạn thời gian mà củng cố binh lực đánh đuổi ngoại bang. Nói ra ta cũng thấy hổ thẹn vì khi đó quá xem thường ngươi ta đã không nghĩ đến 30 vạn tạp quân Đại Thanh dễ dàng bị người đánh bại như thế.
-Vậy tại sao bây giờ ngươi lại giúp ta? –Quang Trung thắc mắc—
Nguyễn Ánh nâng chén rượu uống cạn rồi nói
-Ta không giúp người ta giúp chính bản thân ta thôi. Năm xưa ta binh ít tướng yếu không thể chống Đại Thanh nên đành phải dùng âm mưu quỷ kế để mưu sự nay đã khác vùng Nam Bộ đất đai màu mỡ lương thảo vô số binh lực dồi dào ta trước sau gì cũng Bắc tiến thống nhất Đại Việt, đánh ngươi sẽ dễ hơn đánh Đại Thanh.
Quang Trung giật mình quay đầu nhìn sang Trần Quang Diệu, Diệu nhẹ gật đầu ý bảo “thần đã bẩm với bệ hạ rằng người này là gian hùng”
Quang Trung cười lớn rồi nâng chén rượu nói.
-Không nói chuyện này nữa nào uống rượu
Hai vị chúa công cùng 6 vị ái tướng uống cạn 3 chén rượu. Quang Trung đặt chén rượu xuống nói.
-Này Nguyễn Vương tình hình trong nước chắc ngươi đã biết vậy người có kế gì phá địch
-Ta có 1 cách nhưng mình ta không thể làm được –Nguyễn Ánh đáp—
-Ta cũng có 1 cách nhưng mình ta cũng không thể làm –Quang Trung đáp—
Nguyễn Ánh chấm tay vào chén rượu và viết xuống bàn, Quang Trung cũng viết. Khi viết xong 2 người nhìn sang bàn đối diện thấy 1 chữ “Tận”. Cả 2 cười lớn lại uống cạn 3 chén.
-Ngươi cùng 3 vị ái tướng mang bao nhiêu binh mã ra Bắc –Quang Trung hỏi—
Nguyễn Ánh trả lời
-Ta lần này ra đây chỉ mang theo 3 người, binh mã ta sẽ lấy 5 vạn binh cùng 200 chiến thuyền mà người giao trả. Còn 1 chuyện, ta muốn mượn của ngươi 2000 con ngựa chiến.
-Ta cho ngươi 3000 ngựa chiến cùng 40 thước voi. –Quang Trung phóng khoáng trả lời—
-Vậy cung kính không bằng tuyên mệnh nhưng voi ta không cần ngươi cần hơn ta. –Nguyễn Ánh đáp—
-Được, ta đã chuẩn bị 1 doanh trại ngoài Thăng Long ngươi cùng tướng sĩ hãy ở đó ngày mai, binh khí, ngựa chiến ta sẽ đem đến. –Quang Trung nói—
-Cảm tạ --Nguyễn Ánh đáp—
Sau tiệc rượu Trần Quang Diệu bày 1 cái bàn lớn trải 1 tấm địa đồ lớn lên trên cùng với các tướng bàn chiến sự. Ông nói
-Theo thông tin mật báo có được quân Thanh lần này điều động 30 vạn tinh binh Bát Kỳ quyết sống mái với ta 1 trận.
Võ Tánh quan sát địa đồ tiếp lời.
-Đường núi phía Bắc hẹp, hiểm trở chúng nhất định sẽ dùng kỵ binh và bộ binh tiến công theo đường này. Pháo binh, Thiết giáp binh và lương thảo chắc chắn sẽ theo đường thủy từ biển đánh vào sông Như Nguyệt.
Trần Quang Diệu gật đầu thầm nghĩ “Quả thật không hổ là Gia Định Tam Hùng, đúng là hữu dũng hữu mưu”. Quang Trung nhìn sang Nguyễn Ánh và nói.
-Nguyễn Vương ngươi tính thế nào.
-Ta có chiến thuyền cánh thủy quân của chúng ta sẽ chặn đánh đảm bảo 1 trận định càn khôn. –Nguyễn Ánh bình thản trả lời—
-Haha nói hay lắm đúng ý của ta. Đoàn quân trên bộ là của ta, nhất định đánh 1 trận sạch không kỳ địch. –Quang Trung khẳng khái trả lời—
-Vậy nếu Bắc Bình Vương ngài không làm được thì sao? –Võ Tánh nói—
-Vậy nếu Nguyễn Vương ngài không làm được thì sao? –Trần Quang Diệu nói—
Nguyễn Ánh bỗng nghiêm giọng nói
-Lập quân lệnh trạng ai không làm được trảm đầu thị chúng
-Nói hay lắm ta cũng lập quân lệnh trạng. Người đâu đem giấy bút lên –Quang Trung đanh thép nói—
Trần Quang Diệu dùng 1 tờ giấy lớn viết quân lệnh trạng 2 vị chúa công cùng ký tên điểm chỉ. Sau đó Quang Trung nói
-Người đâu đem quân lệnh trạng này treo trên cửa thành Thăng Long 1 tháng sau ai không làm được y theo quân pháp trảm đầu thị chúng.