Tỉnh Ninh Nguyên,
Huyện Bắc Ninh,
Vùng này có rất ít người qua lại, địa hình rừng núi chập chùng, thú dữ hoành hành. Con đường quan đạo nối Thành Trường Bình (Hà Nội) với Huyện Thái Nguyên phía Bắc tất đi qua đây cũng chỉ đủ vừa 2 chiếc xe bò qua lại. Chỉ khi quan binh hành quân hoặc các nhóm thương đội lớn có vũ trang đầy đủ mới dám đi qua nơi này.
Bởi nơi này từ mấy chục năm trước đã nổi tiếng là sào huyệt của các ổ trộm cướp. Người đi đường hoặc các thương đội nhỏ đi qua đây mười phần là bị cướp bóc hoặc trấn lột. Nghe giang hồ đồn đại thì vùng này có tới 18 trại cướp lớn và hàng trăm trại cướp nhỏ. Mỗi trại cướp lớn cũng có nhân số tới mấy trăm người tới ngàn người, các trại cướp nhỏ thì cũng phải có từ mấy chục người trở lên.
Nói về nguồn gốc các trại cướp thì xưa kia vùng đất này vốn rất an bình. Tuy có tranh chấp nhỏ lẻ nhưng chuyện có cướp giật thì gần như không có. Mọi việc trở nên xấu đi sau khi Ngô Vương bị đột tử, các con tranh giành vương vị, các bộ hạ của Ngô Quyền không ai phục ai nên dựa vào thế lực tự thân mà cát cứ thành 12 sứ quân nổi tiếng trong lịch sử.
Những bộ hạ khác tuy có danh vọng nhưng không có thế lực căn cơ ủng hộ nên chỉ đành tụ nhau lại để tự bảo vệ mình. Loạn 12 sứ quân diễn ra trong mấy chục năm gây nên rất nhiều mất mát đau thương cho dân chúng khắp nơi. Các địa phương giao giới giữa các sứ quân lại càng hỏng khi bị hết bên này bóc lột đến bên kia bóc lột khổ không thể tả. Họ không những phải giao nộp lương thực thực phẩm mà đàn ông còn bị bắt lính, đàn bà bị bắt làm quân kỹ, cảnh tượng này giống như địa ngục giữa trần gian.
Chính vì vậy, các thôn làng nơi đây đã tự phát rủ nhau bỏ trốn vào rừng sâu núi thẳm dựng trại để tự bảo vệ mình. Khi quân lính của các sứ quân đến, họ nhắm đánh lại được thì phục kích đuổi đi, nếu nhắm không đánh lại thì trốn sâu vào trong núi. Địa hình nơi đây vốn rất phức tạp, có rất nhiều rừng, núi, hang động nên việc truy đuổi là rất khó khăn. Lâu dần, các sứ quân cũng đành bỏ mặc cho các trại tự sinh tự diệt.
Ở trong trại đương nhiên người dân sẽ không còn ruộng đất màu mỡ để canh tác, bọn họ chỉ có thể dựa vào đánh bắt thú rừng và ăn rau dại để sống. Người vốn có thói quen ăn cơm để tồn tại nên khó có thể chịu được cảnh này lâu dài. Vì vậy họ nảy sinh ra ý định cướp quân lương của các sứ quân khi đi ngang qua tuyến đường này.
Ban đầu việc cướp đoạt các đội quân lương diễn ra rất thuận lợi vì các sứ quân không ngờ những kẻ thảo dân này lại to gan đến thế nên không đề phòng. Chính ngay sứ quân của Tiên Đế năm xưa cũng nhiều lần bị trấn lột. Sau các sứ quân cũng học khôn liền tổ chức người bảo vệ nhiều hơn, buộc các trại phải liên hợp lại để cướp rồi chia nhau thành quả.
Các sứ quân nhiều lần bị cướp đoạt thì tức hộc cả máu mồm. Vì thế họ đã nhiều lần tăng cường binh lính hộ tống và thậm chí cho người phục kích các trại cướp.
Tuy nhưng đều dẫn đến thất bại vì nơi đây vốn là địa bàn của các trại, từng nhánh cây ngọn cỏ, đường đi nước bước họ đều quen thuộc nên mỗi lần các sứ quân tổ chức vây bắt đều vồ hụt không công. Tình huống lúc này đã bị đảo ngược giữa những người đi bóc lột và người bị bóc lột cứ giằng co như vậy suốt mấy chục năm, âu cũng là nhân quả tuần hoàn.
Ngay cả khi đất nước đã thống nhất, Đinh Tiên Hoàng Đế cũng mấy lần cho người đến chiêu an cũng thất bại. Bởi mối thù mấy lần cướp bóc quân đội của Hoàng Đế nên các trại cũng không dám tin tưởng khi nhận chiêu an của triều đình sẽ không bị giết.
Quả nhiên, sau mấy lần chiêu an không được, Hoàng Đế cũng đã sai quan tướng đến đây vây quét bởi không một vị quân chủ nào chịu đựng ngay trong lòng đất nước mà mình cai quản có những nhân tố bất ổn định. Các Trại cướp nhắm tình hình thấy đánh không lại nên đều trốn sâu vào núi rừng. Quan quân rút đi thì họ lại trở ra, ta đến ngươi đi như thế cũng mấy chục lần. Cuối cùng vua cũng đành từ bỏ truy quét bởi kinh phí cho các chiến dịch quá lớn mà không nhìn thấy hiệu quả. Vậy là thế cục đã trở lại như cũ.
Tình hình có lẽ sẽ vấn như thế thêm một thời gian nữa và vùng này vẫn được coi là vùng đất trộm cướp bất ổn to nhất cả nước Việt Minh. Cho đến mấy tháng trước, sau sự kiện chính biến cung đình và sự nối ngôi của Việt Hoàng Đinh Liễn. Quá nhiều sự thay đổi đến chóng mặt từ triều đình đến dân gian, từ chính trị đến kinh tế từ dân sinh đến văn hóa. Các trại cướp cũng không phải sống khép kín hoàn toàn mà họ đều có những cơ sở tình báo khắp nơi để đảm bảo không bị truy quét bất ngờ. Vì thế những thay đổi kia cũng như sóng triều ập tới.
Hiện tại, nội bộ các trại cũng rất hoang mang không biết như thế nào tiếp theo. Một mặt thấy thiên hạ đã thái bình, người dân bên ngoài bắt đầu ổn định cuộc sống, an cứ lạc nghiệp, lại được hưởng lợi từ các chính sách khoan hồng của Nhà Nước. Mặt khác, Hoàng Đế Đinh Liễn cũng thể hiện một bộ mặt nhân từ với dân chúng và có phong thái của một Thánh Nhân. Cho nên một bộ phận người không muốn làm cướp nữa mà muốn quay trở lại hào nhập với cộng đồng. Xét cho cùng thì chẳng ai muốn đeo cái nhãn hiệu là giặc cướp cả đời, thậm chí nhiều đời con cháu. Không được nhà nước thừa nhận thì muôn đời sống trong cảnh vô chính phủ.
Một mặt, bọn họ lại không có đủ lòng tin với Việt Hoàng vì mâu thuẫn xưa kia của Tiên Đế và bọn họ. Họ không tin Việt Hoàng có đủ sự rộng lượng để bỏ qua cho họ, cũng không tin sẽ bị đàn áp đẫm máu giết gà dọa khỉ.
Hơn nữa, làm giặc cướp mấy chục năm, tính phỉ cũng đã ngấm vào người. Từ một người lương thiện hai tay đã nhuốm máu lâu ngày. Ban đầu thì ngượng ngập, sau nhiều lần thì thành thói quen, lâu dần thì thành tính cách. Việc không làm mà lại muốn có ăn thông qua cướp đoạt đôi khi làm mất đi bản năng xây dựng và kiến tạo, chỉ còn bản năng chiếm hữu, phá hủy.
Nhiều thủ lĩnh của các trại cũng không muốn mất đi quyền hành của mình bấy lâu nay tạo dựng được trong các sơn trại. Họ sợ rằng, nếu nhận chiêu an, bọn họ sẽ mất đi đặc quyền và đặc lợi. Vì thế, cuộc tranh luận về hướng đi sắp tới như nào trong thượng tầng các thủ lĩnh vẫn không đi đến hồi kết.
Trại Phong Câu,
Sơn trại lớn nhất trong vùng có nhân số hơn 2000 nhân khẩu được đặt ở giữa thung lũng Phong Câu. Trong nhà sàn trung tâm đền đuốc sáng trưng, mười hai vị thủ lĩnh uy tín nhất đang ngồi uống rượu cần và ăn dê nướng, không khí khá rộn ràng.
Sau khi quá ba tuần rượu, Đại Thủ Lĩnh Phong Ca bắt đầu mở miệng: “Các anh em, anh em cũng biết theo thông tin tình báo thì hiện tại bên ngoài đã có những sự thay đổi long trời lở đất. Thiên hạ đã thái bình, Việt Hoàng lên ngôi thực thi chính sách an dân trăm họ, lại mưu cầu khai hóa toàn dân. Cũng có tin giặc Champa phía Nam chuẩn bị xâm phạm bờ cõi của người Việt chúng ta nên không khí tòng quân đánh giặc vô cùng khẩn trương trong cả nước.
Tình hình như thế này, từ bụng ta xuy ra bụng người, Việt Hoàng nhất định sẽ không để những nhân tố gây bất ổn trong nước mà sẽ tiến hành thanh tẩy hoặc dọn dẹp các sơn trại tự phát nhằm thực hành chiến lược muốn đánh ngoại thì phải an nội. Vì thế, nguy cơ tồn tại của trại Phong Câu cũng sắp đến. Lệnh chiêu an chắc chắn không sớm thì muốn sẽ được cho người đưa tới. Chúng ta cũng chỉ có hai con đường để lựa chọn, một là như cũ từ chối chiêu an, dẫn dắt già trẻ trai gái trốn vô rừng sâu tránh sự truy quét của quan binh; hai là nhận lệnh chiêu an và chịu sắp xếp của triều đình, à của nhà nước.
Các anh em, các vị đều là những thủ lĩnh to nhất của Trại Phong Câu, các vị hãy cho ý kiến. Chúng ta sẽ lựa chọn bước đi sắp tới thế nào? Mời anh em!”
Mười một vị thủ lĩnh còn lại buông thức ăn và cần rượu xuống rồi bắt đầu suy tư. Vấn đề này đã được mọi người bàn luận một cách không chính thức rất nhiều lần nhưng lần này là lần đầu tiên Phong Ca tổ chức bàn luận công khai. Ở đây, mọi người đều hiểu thông tin được tiết lộ để thăm dò dư luận đều là thủ đoạn của Đại Thủ lĩnh Phong ca và quân sư Phong Tinh. Bữa nay, thời cơ xem như chín mùi nên vấn đề mới được đưa ra ngay trong buổi tiệc hội.
Mọi người không biết ý định thật sự của Đại Thủ Lĩnh Phong ca như thế nào nên khá chần chừ thể hiện ý kiến bởi chọn nhầm đáp án sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chọn đúng thì thăng quan tiến chức, chọn sai thì nhẹ mất đi địa vị, nặng thì mất luôn mạng sống bởi nơi đây là trại cướp, vốn không tồn tại cái gọi là nhân từ và luật pháp, chỉ có luật rừng.
Nói Phong Ca một tay che trời cũng đúng mà không đúng. Đúng là bởi Đại Thủ Lĩnh có quyền lực mạnh nhất trong Trại nhưng không đúng là bởi vẫn có những phe phái không chung đường. Nhóm 12 thủ lĩnh phân làm ba phe, phe Phong Ca có Phong Tinh, Phong Nhật, Phong Nguyệt, Phong Quang, Phong Sơn 6 người. Phe đối lập là của Nhị Thủ Lĩnh Phong Minh bao gồm Phong Hùng, Phong Ngư, Phong Thiết 4 người. Nhóm còn lại đứng trung lập gió chiều nào theo chiều ấy là Phong Ân và Phong Nghĩa.
Theo hướng gió ngầm thì nhóm Đại Thủ Lĩnh thiên hướng chọn nhận sự chiêu an của Nhà nước còn nhóm của Nhị Thủ Lĩnh thiên hướng chọn tiếp tục làm giặc cướp như xưa. Nhóm trung lập thì ậm ừ không thể hiện thái độ.
-------