Màn đêm buông xuống làng Cổ Pháp,
Trong một ngôi nhà tranh nào đó vang lên tiếng thì thầm to nhỏ:
“Ông xã ơi, lần này anh đi chiến trường nhớ giữ gìn thân thể nhé! Em và con ở nhà chờ ông xã về.”
“Ừ. Anh biết rồi. Em đừng có lo lắng quá mà sinh bệnh!”
“Ông xã cũng đừng có ham hố chọc ngoáy lung tung đấy!”
“Ừ. Biết rồi. Thế nhưng anh sắp đi xa rồi. Em cho anh chọc ngoáy một cái nha!”
“Vâng ạ. Cho anh ngoáy một cái và cho anh thử mấy kiểu mới nữa đấy!”
“Thật à? Em đồng ý rồi nhé! Bình minh ló dạng, lá rụng về cội, hoàng hôn tắt nắng, chiếc áo phong sương mấy tư thế này anh mong muốn đã lâu?”
“Hừ. Động tác thì trần trụi mà sao cái tên nghe văn vẻ thế? Ai dạy anh vậy?”
“Ha Ha. Là anh nghe lén tú tài Văn mà ngộ ra chiêu thức đấy. Thôi, tranh thủ đi em, nửa đêm nay anh đã đi rồi…”
“Vâng. Vậy tới đi anh…”
“Kịch …kình…kịch…kịch…kình…kịch”
“Nhẹ thôi ông xã, gẫy giường mất…a…á…ớ…bờ…cờ…”
----
Tại một bụi chuối nào đó,
“Anh đi chuyến này em sẽ nhớ anh lắm đấy. Cứ yên tâm đi lính nha anh, em ở nhà chờ…”
“Em nói thật chứ? Em sẽ chờ anh à? Không nhân lúc anh đi lính để tìm người khác để yêu chứ?”
“Không mà. Em ở nhà chờ anh chứ?”
“Em hứa rồi đấy nhé. Anh đi lính về mà thấy em dẫn bé con ra rồi nói: con ơi. Mau chào chú đi, bạn của mẹ này; thì chết với anh!”
“Anh phải tin tưởng em chứ? Em chỉ yêu mỗi anh thôi!”
“Vậy em hãy chứng minh đi?”
“Em chứng minh như thế nào đây chứ?”
“Hay là … em cho anh lấy chày giã cối gạo nhé!”
“Không được đâu anh ơi. Em nghe thầy em nói nam nữ thụ thụ bất tương thân. Em mà để “hồng hạnh leo tường” (*) là chỉ có nước bị cạo đầu bôi vôi thả trôi sông. Anh không muốn em gặp chuyện đó chứ? Đợi ngày anh về rồi xin cưới em, em nhất định cho anh mà”
“Thế thì cho anh …sờ một chút được chứ?”
“Không được đâu anh…em còn là con gái”
“Này cũng không được, kia cũng không cho, em đâu có thành thật với anh đâu?”
“Anh…được rồi…chỉ sờ thôi nhé…một tý thôi đấy…”
“Ừ…anh hứa chỉ một tí…em cứ an tâm đi mà…”
“Chỗ này sao mềm thế, lại có vẻ tròn tròn nữa…còn đây là cái gì mà…sao giống rừng rậm quá…ở đâu ra nước nhỉ…”
“Cái anh này…thôi nhé! A…anh sờ đi đâu thế. Đồ sở khanh…em giết anh”
-----
Tại căn phòng của một gia đình nào đó trong làng, một thanh niên đang ngồi khoanh chân hai mắt khép hờ thiền định, một thanh gươm được đặt ngang trên đùi, miệng lẩm bẩm những câu không rõ
“Trong lòng không nữ nhân, rút gươm tự nhiên thần,
Trong lòng không phụ nữ, vung gươm không run tay…
Đàn bà là ngọn nguồn rắc rối, là hố sâu của tai họa,
muốn làm lên việc lớn phải tránh xa nữ nhân…”
Một bóng trắng ngoài cửa nhìn vào chửi thầm: “Đồ điên!”
-----
Tại một từ đường,
“Cha. Ngài ở trên trời có linh thiêng thì phù hộ cho con lên chiến trường lập nhiều công huân rạng danh gia đình dòng tộc. Cha đi theo Tiên Đế lên rừng xuống biển đánh đông dẹp bắc, nay con theo gương cha hộ đạo Việt Hoàng tiếp tục truyền thống gia đình. Đợi lập đủ công lao, con sẽ cầu xin bệ hạ chính danh cho cha. Cha chờ con nhé!”
--------
“Thùng…thùng…thùng…thùng…thùng…thùng…”
Tiếng trống tụ quân vang lên từng hồi giữa đêm khuya thanh vắng làm giật mình cả người lẫn vật đang chìm trong giấc ngủ say. Tiếng phạch phạch vỗ cánh của đàn chim bị đánh thức, tiếng chó sủa gâu gâu inh ỏi khắp thôn làng. Từng ngon đuốc được thắp sáng trong từng nhà dân rồi tụ lại thành hàng, từ phía xa nhìn lại như một con rắn lửa đang di động. Đây đều là dân làng Cổ Pháp đang tiến về cây đa đầu làng để đưa tiễn con em của mình đi lính.
Không bao lâu sau, mấy trăm người đã tới nơi. Ánh sáng từ hàng trăm ngọn đuốc hợp lại sáng rực cả một vùng. Mọi người lặng lẽ đứng nhìn. Phía trước là nhóm người ngựa Thiếu úy Nguyễn Siêu đang chờ đợi. 45 tân binh nai nịt gọn gàng quần áo nghiêm trang từ trong đám đông đi ra xếp thành 5 hàng ngang. Lưng họ đeo tay nải chứa lương thực và nước uống cùng vũ khí tùy thân. Có người có gươm thì mang gươm, có người có giáo thì cầm giáo, có người thì cầm theo cây gậy tre già làm vũ khí.
Những cái ôm tạm biệt giữa tân binh và thân nhân diễn ra chóng vánh. Có lời gì dặn dò thì nói cũng đã nói, có nhắc nhở thì cũng đã nhắc. Giờ đây, tất cả đã sẵn sàng xuất phát. Thiếu Úy Siêu dẫn theo đồng đội hai tay chắp về phía trước chào từ biệt dân làng. Sau đó nhảy lên trên lưng ngựa một tay cầm đuốc, một tay cầm cương từ từ di chuyển. Tân binh xếp thành hàng dài cất bước theo sau.
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại,
Sau lưng mình bóng tối mịt mùng”
Đoàn người men theo con đường đê rồi khuất xa dần, ánh đuốc thu nhỏ dần rồi tắt ngúm. Đến lúc này thì tiếng khóc của những vợ, người mẹ mới òa lên thương cảm.
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?
Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.
Chín tầng gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.
Nước thanh bình ba trăm năm cũ.
Áo nhung trao quan vũ từ đâỵ
Sứ trời sớm giục đường mây,
Phép công là trọng, niềm tây sá nào.
Đường giong ruổi lưng đeo cung tiễn,
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa.
Bóng cờ tiếng trống xa xa,
Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng.
Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu.
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dằng dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.
Nước có chảy mà phiền chẳng rửa,
Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây.
Nhủ rồi nhủ lại cầm tay,
Bước đi một bước dây dây lại dừng.
Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,
Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San.
Múa gươm rượu tiễn chưa tàn,
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo.
Săn Lâu Lan, rằng theo Giới Tử,
Tới Man Khê, bàn sự Phục Ba.
Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống,
Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay.
Hà Lương chia rẽ đường này,
Bên đường, trông bóng cờ bay ngùi ngùi. (**)
-----
Đoàn người đi ra khỏi cổng, vượt qua lũy tre làng để bước vào đường đê hướng về trung tâm xã Ngọc Sơn – một đơn vị hành chính cấp cao hơn. Người Việt mấy ngàn năm nay thường sống trong một thiên địa hay không thời gian gần như khép kín gọi là thôn hoặc làng. Một làng thường được lập lên ven các con sông có nhiều phù sa màu mỡ. Người ta trồng những bụi tre tạo thành tường thành thiên nhiên bao quanh làng để ngăn thú dữ và kẻ thù và chỉ để lại một cửa ra vào nơi đầu làng.
Đầu làng luôn có xây dựng một cái cổng làng chắc chắn và đẹp đẽ. Người Việt quan niệm “nhà cao cửa rộng” là phú quý và may mắn đồng thời cái cổng làng cũng là bộ mặt và sĩ diện cho người dân sống ở bên trong. Cô gái nào được gả cho cái làng mà có cái cổng đẹp và cao thì rất lấy làm hãnh diện.
Phía sau cổng làng họ thường trồng một cây đa lớn. Từ bao đời nay, mỗi người Việt đều coi mái đình, cây đa, giếng nước như một biểu tượng của làng quê truyền thống. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đã có nhiều thành tựu ở một lĩnh vực nào đó thường được coi là "cây đa, cây đề", biểu tượng cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho sự tích lũy kiến thức phong phú.
Cũng với ý nghĩa trường tồn ấy, cây đa xuất hiện trong ca dao như một nhân chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời, đôi khi là cả một vòng đời người.
Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ thường ở đầu làng và ở bên cạnh các di tích. Cuộc sống sinh hoạt của làng diễn ra sôi động xung quanh gốc đa. Với người dân quê, gốc đa là nơi bình đẳng nhất, không có sự phân biệt ngôi thứ.
Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thỏa thích nhặt búp, hái lá, chơi những trò chơi dân gian. Gốc đa cũng là nơi dân làng ngồi nghỉ chân sau những giờ lao động mệt nhọc, trước khi về làng hoặc đi khỏi làng.
Không chỉ có vậy, cây đa làng Việt còn là biểu tượng tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa. Tục ngữ có câu:
"Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề"
Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn, con người khi bước đến di tích cũng cảm thấy được thư thái hòa đồng hơn với thiên nhiên. Cây đa được coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dã và các linh hồn bơ vơ.
Cây đa nào càng già cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắn bó với thần linh. Gốc đa ở các di tích thường được dân chúng thắp hương chung để tỏ lòng tôn kính các vị thần linh dân dã hoặc cầu cho những linh hồn bơ vơ về nương nhờ lộc Phật không đi lang thang quấy nhiễu dân làng.
-----
(*) Hồng hạnh leo tường: nghĩa là ăn cơm trước kẻng, mất trinh trước ngày cưới
(**) Trích bài thơ “Chinh phụ ngâm” của tác giả Đặng Trần Côn