Chương 207: Lễ Truy Điệu Sống

Làng Cổ Pháp,

Đứng trước Thiếu Úy Nguyễn Siêu cùng các quan quân là 45 trai tráng đủ điều kiện gia nhập Vệ Quốc Quân xếp thành 3 hàng ngang, phía sau là các cụ bô lão và dân chúng thôn làng.

“Kính thưa các vị bô lão, kính thưa nhân dân làng Cổ Pháp anh hùng. Như vậy là thôn làng chúng ta đợt tuyển quân này có được 45 trai tráng đủ điều kiện để gia nhập chiến trường. Thế nhưng Việt Hoàng Bệ Hạ có dặn dò, việc tòng quân không phải là bắt buộc mọi người nhất định phải tham gia. Tất cả đều dựa trên ý chí và nguyện vọng của nhân dân thôn làng. Ai rút lui bây giờ còn kịp. Chúng tôi không vì thế mà cưỡng ép hay trừng phạt các bạn.

Các bạn phải biết rằng quân giặc cực kỳ hung hăng tàn ác nên chuyến đi này lành ít dữ nhiều, rất có thể các bạn không thể trở về gặp mặt mẹ cha, vợ con hay hàng xóm. Hoặc nếu có trở về cũng chỉ là da ngựa bọc thây tro tàn hũ cốt. Trong khi…mạng mình thì chỉ có một, nếu đã chết thì không thể sống lại thêm một lần. Vì vậy, bây giờ tôi hỏi một lần nữa hỡi các chàng trai: ai muốn rút lui xin bước ra khỏi hàng đứng qua bên kia.”

Bốn mươi năm người hai mặt nhìn nhau, ngươi hỏi ta, ta hỏi ngươi nhưng tuyệt nhiên không có ai bước ra khỏi hàng hoặc có lẽ có người muốn bước ra nhưng không dám làm người dẫn đầu. Phía dưới, các bô lão thấy vậy liền cầm gậy chống xuống đất hét to:

“Dân làng Cổ Pháp không sinh ra kẻ hèn nhát lại càng không có kẻ sợ chết làm mất mặt tổ tiên. Đứa nào mà dám rút lui tuy Việt Hoàng không truy cứu nhưng chúng mày nhất định phải chịu sự trừng phạt của dân làng. Từ này vĩnh viễn bị đuổi khỏi làng không được trở về, gia phả dòng họ cũng xóa tên mãi mãi”.

Phía dưới, dân chúng cũng kích động hô lớn: “Làng ta không sinh kẻ hèn nhát, thôn ta không có kẻ sợ chết. Vì non sông đất nước, vị hộ đạo Việt Hoàng. Giết”

45 chàng trai được nghe thấy đằng sau mình tiếng la ó hò hét như vậy cũng kiên định hô lớn: “Chúng ta không sợ chết. Chúng ta không hèn nhát. Chiến!”

Thiếu Úy Nguyễn Siêu gật đầu: “Được. Có chí khí. Không hổ là con dân nước Việt. Mọi người lần lượt tiến lên phía trước điểm chỉ vào tờ giấy tự nguyện gia nhập Vệ Quốc Quân. Từ nay, các bạn sẽ là một thành viên trong chúng ta, có phúc cùng hưởng có nạn cùng chịu. Nào, bắt đầu người thứ nhất”

Từng chàng trai tự tin hùng dũng đi lên phía trước nhúng tay vào nghiên mực đen rồi điểm chỉ lên lá đơn tự nguyện gia nhập trong sự cổ vũ của mọi người.

“Vì chuyến này đi không hẹn ngày trở về nên tối nay tại sân đình làng chúng ta sẽ tổ chức một lễ truy điệu sống cho 45 chiến binh dũng cảm nhất của làng Cổ Pháp. Sau đó, các bạn quay trở về gia đình vĩnh biệt thân nhân và nghỉ ngơi. Đúng đầu giờ Thân tập hợp tại sân đình sau đó giữa giờ sửu sáng mai thức dậy để xuất pháp hội quân.

Những gia đình có con em phải lên chiến trường thì nhận lấy lệnh bài này, nửa tháng sau cùng các vị bô lão tiến về quân bộ tại Huyện lị để nhận thưởng Tiền và mua sắm các vật dụng cần thiết tại chợ phiên. Mời đại diện các gia đình tiến lên phí trước nhận lệnh bài”.

Đại diện của 45 gia đình lần lượt lên nhận lệnh bài, cảm xúc thật là khó tả, vừa vinh yên vừa nặng nề. Tự hào vì có con em được gia nhập Vệ Quốc Quân vì dân vì nước. Khó chịu là vì lần này lên chiến trường lành ít dữ nhiều, không biết còn có ngày gặp lại hay chăng?

Ngay sau đó là các cụ bô lão đại diện lên nhận lệnh bài và làm thủ tục bàn giao. Xong xuôi mọi thứ, Thiếu Úy Nguyễn Sơn cùng các vị quan quân và thầy đồ Nho Tĩnh được mời về Đình làng ăn cơm trưa và nghỉ ngơi. Một số vị đức cao vọng trọng thì cho người sắm sửa lễ vật chuẩn bị lễ truy điệu sống tối nay.

Những chàng trai đã gia nhập thành công Vệ Quốc Quân thì trở lại gia đình mình ăn bữa cơm trưa và hưởng thụ thời gian ít ỏi bên nhau. Nhiều bà mẹ, bà vợ nước mắt tuôn rơi vừa đi vừa khóc vừa dặn dò chồng mình, con trai mình cẩn thận giữ gìn. Những cụ già thở dài thườn thượt lặng lẽ đi theo. Có lẽ chỉ có đám trẻ con chưa ý thức được rõ ràng mọi việc nên còn vô tư đùa giỡn ầm ĩ với nhau.

----

Chiều hoàng hôn đỏ rực phía Tây, những đám mây cũng nhuốm màu thê lương huyết sắc. Gió mùa Đông Bắc thổi tới mang theo cái lạnh tê tái. Người đi đường hai tay cho vào ống tay áo giữ gìn hơi ấm trong người, hơi thở hắt ra sương trắng bạc.

Dân làng Cổ Pháp một lần nữa tụ lại Đình Làng tham dự Lễ Truy Điệu Sống cho 45 con em của mình trước khi xuất phát hành quân. Mọi người buồn bã không nói lời nào mà lặng lẽ nhìn nhau. Trong mắt họ rõ ràng có nhiều điều muốn nói lại không thể nói ra hoặc không dám nói cho nhau nghe.

Những chàng trai cũng không còn thái độ máu lửa nhiệt huyết lúc tuyển quân lúc sáng mà trở nên nghiêm túc. Có lẽ nội tâm của họ cũng đang nổi những cơn sóng lòng.

Toàn thể người dân từ cụ già cho đến thiếu nhi đều đã chít khăn tang trắng trên đầu. Bài vị tập thể đã được dọn ra cùng với các lễ vật tế thần linh. Lá cờ Liên hoa cửu sắc đã được treo ngang trước án đại diện cho Tổ quốc non sông.

Thường thì chỉ có người đã chết mới làm lễ truy điệu tức là lúc người thân kể lể khóc than với người đã chết. Họ nói về hành vi, thái độ, công lao, cuộc đời, sự nghiệp, sự đóng góp của người đã khuất đối với gia đình, họ hàng, quê hương đất nước. Đây cũng là lúc những người sống tổng kết và ghi nhận những di sản mà người đã chết để lại nhân gian.

Còn lễ truy điệu sống trước khi xuất quân là ý tưởng của Đinh Liễn học theo tổ tiên kiếp trước. Mục đích là nhằm củng cố quyết tâm và dũng khí cho các binh lính khi ra chiến trường. Thứ nữa cũng là sự ghi nhận của nhà nước với các con dân của mình. Đây là một khâu rất quan trọng trong chiến dịch dư luận đoàn kết quân dân.

“Đã đến giờ rồi. Xin mời 45 tráng sĩ bước lên phía trước. Nghiêm, cúi đầu lạy thần linh một bái cầu cho chư thần chứng kiến 45 tấm lòng son. Cúi đầu lạy bài vị bái thứ hai nguyện không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng chết cùng ngày cùng tháng cùng năm. Đằng sau quay, cúi đầu lạy nhân dân bái thứ ba xin lỗi song thân vì chưa làm tròn chữ Hiếu với cha mẹ già.” Thiếu úy Nguyễn Siêu điều hành buổi lễ

Tất cả dân chúng phía dưới lúc này nước mắt như mưa nghẹn ngào vang lên tiếng nấc. Khuôn mặt những người già nhăn nheo vầng trán hai mắt đục ngầu. Dáng dấp những người vợ đau lòng tê tái khi biết sắp xa trượng phu.

“Chuyện nhân gian vui buồn điều có.

Kiếp nhân sinh như gió thoáng qua .

Sinh ra trong một kiếp người.

Sớm ở tối về là lẻ thường thôi …

---

Đời người như chiếc lá đa

Hôm qua còn thật rạng ngời đẹp tươi.

Hôm nay lá đã xa rời

Một cơn bão tố cuộc đời lá tan.

Kiếp nhân sinh lắm bẽ bàng

Người đi để lại bàng hoàng cho ai.

Niềm vui như gió thoảng bay

Vèo trôi theo những tháng ngày hắt hiu !

---

Ai qua được vòng đời sinh tử

Mà biết tin vẫn rớt u sầu

Định mệnh thế ai biết trước được đâu

Xin phép cầu cho hồn an nơi ấy.

---

Đời con người nghĩ sao mà ngắn vậy ?

Nhìn phía sau ta đã kịp những gì?

Buồn thì thường xuyên bởi muôn ngả phân ly

Ta đâu biết được chi mà tránh được ?

---

Có một ngày ta tan thành mây nước

Chẳng còn chi tồn tại ở trên đời

Để lại sau mình bao khoảng trống chơi vơi

Cho tất cả những người ta yêu quý !”

Tiếng nói trầm thấp của thầy đồ nho Tĩnh vang lên nghẹn ngào càng khiến cho mọi người đau lòng thương tiếc. Phút chia li chẳng hẹn trở về lại càng khiến tâm thêm lưu luyến thê lương.

“Khoảnh khắc mặc niệm bắt đầu…Thôi”

“Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi

Nào có sá chi đâu ngày trở về

Ra đi ra đi bảo tồn sông núi

Ra đi ra đi thà chết chớ lui

Cờ bay phất phới ngời màu Lạc Hồng

Kèn reo vang tiếng gọi dòng Lạc Hồng

Cùng … Vệ Quốc Quân

Ra đi ra đi theo hồn sông núi

Thù bao năm xưa có bao giờ nguôi

Dưới cờ oai nghiêm đóa sen bay

Là Đoàn quân Việt Minh có hay

Ngày xưa biết bao vị hùng anh

Quyết vì non sông ra tay bao lần

Ngày nay đoàn quân ta gắng làm sao

Giành quyền tự do hạnh phúc cho dân!

Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi

Dù có gian nguy nhưng lòng không nề

Ra đi ra đi bảo tồn sông núi

Ra đi ra đi thà chết chớ lui…

Cờ bay phất phới ngời màu Lạc Hồng

Kèn reo vang tiếng gọi dòng Lạc Hồng

Cùng … Vệ Quốc Quân”

Dàn đồng ca của 45 chiến binh và 5 người quân nhân cất lên. Đây là bài hát cổ động dành riêng cho Vệ Quốc Quân mà Đinh Liễn “copy” từ bài hát Đoàn Vệ Quốc Quân của nhạc Sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác năm 1945 ở kiếp trước.

Bài hát này tương đối ngắn, Giai điệu hào hùng bi tráng trên nền nhạc đỏ rất dễ học, rất dễ thuộc và rất dễ hát. Đặc biệt khi hát tập thể lại càng có hiệu quả tuyệt vời. Chỉ mất có 2 khắc thời gian, thiếu úy Nguyễn Siêu đã dạy thuộc cho 45 chàng lính mới. Giờ đây cất lên làm cho không khí đau thương biến đổi thành bi thương hào khí.

Sau ba lượt hát, âm thanh nhỏ dần rồi tắt. Mọi người yên tĩnh như tờ. Không gian sân đình chỉ còn tiếng gió hun hút cùng những tiếng thở trầm nặng.

“Thôi. Lễ truy điệu kết thúc. Mọi người hoạt động tự do. Đúng giữa giờ sửu 45 binh sĩ có mặt tại cây đa đầu làng để xuất phát hành quân. Quân lệnh như sơn không ai được phép chậm trễ. Kẻ nào trái lệnh. Chém. Giải tán!”

-----